Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 4505/2012/TCT-DNL Xác định chi phí tiền lương, tiền công được trừ khi tính thu nhập chịu thuế ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Công văn 4505/2012/TCT-DNL về xác định chi phí tiền lương, tiền công được trừ khi tính thu nhập chịu thuế do Tổng cục Thuế ban hành.

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ

———-
Số: 4505/TCT-DNL
V/v xác định chi phí tiền lương, tiền công
được trừ khi tính thu nhập chịu thuế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————————-

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2012

Kính gửi: Cục thuế tỉnh Kon Tum

Trả lời công văn số 4260/CT-TTr ngày 15/8/2012 của Cục Thuế tỉnh Kon Tum về việc xác định chi phí tiền lương, tiền công được trừ khi tính thu nhập chịu thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Khoản 1, Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:

“1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Tham khảo thêm:   Bộ sách giáo khoa Lớp 8: Kết nối tri thức với cuộc sống (Sách giáo viên) Sách giáo viên lớp 8 Kết nối tri thức

1.1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

1.2. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật”.

Điểm 2.5, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.”

Khoản 3, Mục II Thông tư số 09/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5/1/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn tính năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định:

Tham khảo thêm:   Thông tư 93/2017/TT-BTC Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng mới nhất

“Tiền lương bình quân được điều chỉnh theo mức tăng, giảm của năng suất lao động bình quân. Năng suất lao động bình quân tăng thì tiền lương bình quân tăng, nhưng mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân. Năng suất lao động bình quân giảm thì tiền lương bình quân giảm. Mức giảm thấp nhất bằng mức giảm của năng suất lao động bình quân.”

Đề nghị Cục thuế tỉnh Kon Tum căn cứ các quy định nêu trên để hướng dẫn Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum các khoản chi phí tiền lương, tiền công được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục thuế tỉnh Kon Tum biết và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

(đã ký)

Cao Anh Tuấn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 4505/2012/TCT-DNL Xác định chi phí tiền lương, tiền công được trừ khi tính thu nhập chịu thuế của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *