Ngày 23/08 Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 3833/BGDĐT-GDTC về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường học năm học 2019-2020.
Cụ thể, chỉ đạo các cơ sở giáo dục, trường học thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn đuối nước, trong đó tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:
- Tăng cường tổ chức dạy bơi kết hợp dạy các kỹ năng an toàn khi bơi cho học sinh, sinh viên trong và ngoài nhà trường bằng các hình thức phù hợp;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về cách nhận biết nguy cơ đuối nước;
- Hằng ngày nhắc nhở học sinh trên đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà và thời gian nghỉ hè tuyệt đối không được chơi gần ao, hồ, sông suối,…, tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng;
- Lồng ghép các nội dung giáo dục ý thức, kỹ năng an toàn phòng, chống đuối nước trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, giờ học thể dục;
- Chủ động các phương án ứng phó trước hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai bão, lũ, lụt…, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên…
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3833/BGDĐT-GDTC |
Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2019 |
Kính gửi: |
– Các sở giáo dục và đào tạo; |
Thực hiện Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục; Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2019-2020 như sau:
A. Nhiệm vụ chung
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất (GDTC), thể thao trường học (TTTH) giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025 ban hành theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016; Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên (HSSV) để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025” và các chương trình, đề án liên quan đến GDTC, y tế trường học (YTTH); xây dựng kế hoạch thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo Luật Giáo dục năm 2019. Nâng cao chất lượng GDTC và hoạt động TTTH nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên (HSSV); củng cố, kiện toàn và tăng cường hiệu quả hoạt động y tế trường học, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe, tư vấn, phòng, chống dịch bệnh, bệnh học đường và các bệnh không lây nhiễm đối với trẻ em, HSSV, tích cực triển khai công tác bảo hiểm y tế (BHYT) HSSV, phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT; đẩy mạnh xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của HSSV về phòng, tránh tai nạn đuối nước, đặc biệt vào các dịp nghỉ hè, nghỉ lễ; khuyến khích dạy bơi kết hợp với hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh đuối nước cho HSSV; tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện tổ chức hiệu quả môn học GDTC, các hoạt động thi đấu thể thao HSSV, nhà giáo, cán bộ quản lý (CBQL); nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo, CBQL làm công tác GDTC, thể thao và y tế trường học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC, thể thao và YTTH.
B. Nhiệm vụ cụ thể
I. Công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học
1. Công tác giáo dục thể chất
– Tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình môn học GDTC, đảm bảo thời lượng, phù hợp về nội dung, hình thức. Đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực HSSV, tạo sự hứng thú, yêu thích của HSSV đối với GDTC. Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, đánh giá thể lực HSSV theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 09 năm 2008;
– Chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thể dục đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng trang thiết bị giáo dục, học liệu dạy và học cho cán bộ, giáo viên, giảng viên làm công tác GDTC và thể thao trường học;
– Tiếp tục triển khai Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025; Kế hoạch 398/KH-BGDĐT ngày 09/5/2019 về việc thực hiện Kết luận của Bộ trưởng tại hội nghị “Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trường học trong ngành Giáo dục”;
– Những cơ sở giáo dục tiểu học đã được tập huấn Chương trình vận động cơ bản Mizuno Hexathlon, có thể vận dụng linh hoạt, phù hợp vào quá trình tổ chức tập luyện và trò chơi vận động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời tăng cường quản lý, sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc dạy học môn học GDTC, các hoạt động thể thao đạt hiệu quả;
– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác GDTC, hoạt động thể thao; công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước HSSV tại các cơ sở giáo dục.
2. Hoạt động thể thao trường học
– Đẩy mạnh phong trào tập luyện thể thao trong nhà trường, tạo điều kiện cho HSSV, cán bộ nhà giáo (CBNG) được thường xuyên tham gia tập luyện, thi đấu nhằm duy trì, nâng cao sức khỏe, thể lực phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học;
– Đẩy mạnh việc thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ thể thao trong các cơ sở giáo dục;
– Các sở GDĐT tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh/thành phố; tuyển chọn, thành lập đoàn vận động viên học sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2020 tại Nam Định. Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các nhà trường, cơ sở giáo dục tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất để duy trì, tổ chức hiệu quả thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, đảm bảo 100% học sinh trong toàn trường tham gia thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ thường xuyên. Đối với các trường có diện tích hẹp sử dụng phòng học, hành lang, sân trường để tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ cho học sinh; tiếp tục triển khai dạy các bài võ cổ truyền cho học sinh;
– Tăng cường công tác xã hội hóa, tạo điều kiện, thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội nhằm phát triển phong trào thể thao trường học;
– Bố trí kinh phí, tổ chức và tham gia các hoạt động thể dục, thể thao của HSSV năm học 2019-2020, cụ thể:
2.1. Các hoạt động thể thao cơ sở
– Các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm căn cứ điều kiện thực tế, đề xuất, tham mưu, chỉ đạo tổ chức các giải thể thao cấp trường, cụm trường, cấp ngành cho HSSV và CBNG tham gia thi đấu;
– Tổ chức tuyển chọn, tập huấn và thành lập các đội tuyển tham gia các giải thi đấu thể thao tại khu vực và toàn quốc.
2.2. Dự kiến các hoạt động thể thao HSSV toàn quốc năm học 2019-2020.
(có phụ lục kèm theo)
2.3. Các hoạt động thể thao quốc tế:
– Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 12 năm 2020 tại Philippines;
– Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á lần thứ 20 năm 2020 tại Campuchia.
3. Công tác phòng, chống tai nạn đuối nước
– Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về cách nhận biết nguy cơ đuối nước; hình thành ý thức, thói quen nếu không biết bơi tuyệt đối không được xuống nước khi không có sự giám sát, đồng ý của người lớn; học sinh biết bơi phải biết bơi ở những nơi an toàn; hướng dẫn các em kỹ năng cứu đuối an toàn, phòng ngừa các vụ đuối nước tập thể đáng tiếc xảy ra;
– Tiếp tục chỉ đạo, quán triệt hiệu trưởng các trường tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) giao nhiệm vụ cho giáo viên, hàng ngày dành thời gian quán triệt, nhắc nhở khuyến cáo các em trên đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà và thời gian nghỉ hè tuyệt đối không được chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông suối, kênh, rạch, hố công trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng;
– Chỉ đạo các nhà trường lồng ghép nội dung giáo dục ý thức, kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, trong các giờ học thể dục; tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền về tác hại, ảnh hưởng của đuối nước, giải pháp phòng, ngừa;
– Chủ động phối hợp với sở văn hóa, thể thao và du lịch, sở lao động thương binh và xã hội tổ chức phát động trẻ em, học sinh học bơi, phòng chống đuối nước cấp tỉnh/thành phố và chỉ đạo các nhà trường tổ chức các đợt phát động tại trường học trước dịp học sinh nghỉ hè năm 2020;
– Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn cho HSSV trước, trong và sau các dịp nghỉ lễ, nghỉ hè; chủ động các phương án ứng phó trước hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai bão, lũ, lụt…, nhằm đảm bảo an toàn cho HSSV;
– Bố trí ngân sách địa phương, kết hợp nguồn xã hội hóa đầu tư xây dựng bể bơi trong trường học; chỉ đạo, khuyến khích nhà trường, cơ sở giáo dục tăng cường tổ chức dạy bơi kết hợp dạy các kỹ năng an toàn khi bơi cho HSSV trong và ngoài nhà trường bằng các hình thức phù hợp và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực thu hút HSSV tích cực tham gia phòng, tránh đuối nước.
4. Hội thảo, hội nghị, tập huấn chuyên môn
– Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình triển khai Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 (giai đoạn 2016-2020) và Chương trình phối hợp số 917/CTr-BGDĐT-BVHTTDL ngày 20/12/2116 giữa Bộ GDĐT và Bộ VHTTDL về việc chỉ đạo, quản lý, tổ chức công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học giai đoạn 2016 – 2020;
– Hội nghị tổng kết đánh giá phong trào HKPĐ giai đoạn 2016-2020;
– Hội nghị tổng kết Kế hoạch 801/KH-BGDĐT ngày 04/11/2019 về triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em giai đoạn 2016-2020 của ngành Giáo dục;
– Tổ chức tập huấn: (i) Tuyên truyền nâng cao kỹ năng hướng dẫn phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước và phương pháp sơ cấp cứu cho đội ngũ cán bộ giáo viên cốt cán của các sở GDĐT để triển khai tại địa phương; (ii) Triển khai dạy môn võ cổ truyền trong trường học; (iii) Nâng cao năng lực chuyên môn về công tác quản lý, phương pháp tổ chức thi đấu, phát triển phong trào thể thao trong các cơ sở giáo dục.
II. Công tác Y tế trường học
1. Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc công tác y tế trường học, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
– Củng cố, kiện toàn, phát triển và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác y tế trường học tại các cơ sở giáo dục theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ Y tế và Bộ GDĐT quy định về công tác y tế trường học đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và Thông tư số 03/2000/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 01/3/2000 đối với cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm;
– Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục trong công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe HSSV, đảm bảo an toàn thực phẩm, các điều kiện vệ sinh trường học theo Quyết định số 1680/QĐ-BGDĐT ngày 26/4/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch hành động của Bộ GDĐT triển khai Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
– Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn lập kế hoạch và thực hiện giám sát và đánh giá các hoạt động về dinh dưỡng hợp lý, an toàn và các hoạt động thể chất phù hợp phòng, chống các bệnh không lây nhiễm trong trường học theo Quyết định số 1978/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, HSSV để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025 của ngành Giáo dục (theo Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Phối hợp với ngành Y tế tại địa phương tổ chức các hoạt động phòng, chống các dịch, bệnh, tật trong trường học (cúm A H1N1, cúm AH5N1, cúm AH7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người, tay chân miệng, sởi, rubella, sốt xuất huyết, lao, bệnh về răng miệng, bệnh về mắt, cong vẹo cột sống, nhiễm giun sán,…) và các dịch, bệnh mới xuất hiện theo các công điện, văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch, bệnh của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và Bộ GDĐT. Tham gia và tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn các cấp về chuyên môn, nghiệp vụ y tế trường học.
3. Thực hiện các quy định về an toàn trường học
– Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục theo Chỉ thị số 4316/CT-BGDĐT ngày 12/10/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học; Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 6036/CT-BGDĐT ngày 17/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn trong ngành Giáo dục; Các quy định về hoạt động Chữ Thập đỏ trong trường học theo Thông tư số 07/2014/TT-BGDĐT ngày 14/3/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
– Tổ chức thực hiện các quy định về công tác an toàn trường học, đảm bảo môi trường trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, không trồng các loại cây có độc tố trong khu vực nhà trường; tổ chức bữa ăn bán trú trong các nhà trường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, triển khai thực hiện Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” theo Quyết định số 196/QĐ-BGDĐT ngày 16/01/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đảm bảo quyền trẻ em, tạo cơ hội học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh nghèo; tăng cường công tác phòng, chống xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục theo quy định tại Luật trẻ em, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, Kế hoạch hành động vì trẻ em số 129/KH-BGDĐT ngày 07/02/2013 của ngành Giáo dục giai đoạn 2013-2020; chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tăng cường tuyên truyền về lợi ích của việc cho trẻ uống sữa; sản phẩm sữa cho học sinh bán trú phải đảm bảo chất lượng theo quy định; hướng dẫn trẻ em mầm non, học sinh tiểu học uống sữa theo quy định; tham mưu kế hoạch, đề án sữa học đường của địa phương.
4. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm Xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn, tuyên truyền cho cha mẹ HSSV và vận động HSSV tham gia BHYT bắt buộc theo quy định tại Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020. Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT.
5. Triển khai nghiêm túc Quyết định số 2276/QĐ-BGDĐT ngày 22/6/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Chú trọng giáo dục dân số, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh sinh viên.
6. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học, chú trọng việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, xây dựng, sử dụng và bảo quản các công trình cấp nước và công trình vệ sinh trong trường học, đảm bảo điều kiện nhà vệ sinh trường học; tổ chức cho HSSV lao động vệ sinh công trình vệ sinh trường học; giải quyết tình trạng mất vệ sinh trường học.
7. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tư vấn và truyền thông về giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, hạn chế việc sử dụng đồ nhựa trong trường học góp phần bảo vệ vệ sinh môi trường; chăm sóc sức khỏe tâm thần cho HSSV. Tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày BHYT Việt Nam (01/7); ngày nước thế giới (22/3); tuần lễ quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường; ngày toàn dân hiến máu nhân đạo (07/4); ngày thế giới không thuốc lá (31/5); ngày môi trường thế giới (05/6); ngày vệ sinh yêu nước (02/7); tháng hành động vì trẻ em (từ 01-30/6); tuần lễ tiêm chủng (09-15/5); tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (15/4-15/5) và các sự kiện khác liên quan đến công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe HSSV.
8. Phòng, chống tai nạn thương tích HSSV
– Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các trường phổ thông;
– Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong các cơ sở giáo dục, có kế hoạch thống kê, kiểm soát, bảo quản, thu gom và xử lý các hóa chất độc hại nguy hiểm trong các nhà trường; rà soát, kiểm tra, thống kê toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị phục vụ việc dạy, học; thiết bị phục vụ các hoạt động vui chơi, sinh hoạt của HSSV (phòng học, đồ dùng thí nghiệm, tường, rào, lan can… trong khuôn viên nhà trường), kịp thời sửa chữa, hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền phương án sửa chữa, thay thế, khắc phục tình trạng cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học đã cũ, quá hạn có nguy cơ xảy ra tai nạn, nhằm đảm bảo an toàn đối với HSSV trước khi khai giảng năm học mới 2019-2020;
– Tăng cường giáo dục HSSV kỹ năng phòng, tránh các loại tai nạn thương tích trong môi trường nhà trường và ngoài cộng đồng; nhắc nhở học sinh không chơi các trò chơi nguy hiểm như nô đùa, chạy nhảy ở hành lang các tầng cao, leo trèo tường rào, lan can, bắn dây nịt…
9. Xây dựng và phổ biến các mô hình tốt về công tác y tế trường học tại địa phương, tổng hợp và báo cáo về Bộ GDĐT để nghiên cứu triển khai và nhân rộng. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ hằng năm và báo cáo đột xuất về công tác y tế trường học.
10. Phối hợp với các cơ quan y tế trên địa bàn trong tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
C. Tổ chức thực hiện
1. Trên cơ sở nội dung hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2019-2020, các sở GDĐT xây dựng kế hoạch năm học, tổ chức quán triệt, triển khai đến tất cả các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và nhà giáo, cán bộ công chức, viên chức, người học trong toàn Ngành thực hiện.
2. Các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm căn cứ nội dung hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học của năm học 2019-2020, xây dựng kế hoạch năm học, tổ chức quán triệt, triển khai đến tất cả các phòng, ban chức năng, giảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người học để thực hiện.
3. Cập nhật thông tin và chế độ báo cáo
– Thường xuyên tiếp nhận, cập nhật, khai thác thông tin liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, tin bài về các hoạt động giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học; các tấm gương người tốt – việc tốt trong học sinh, sinh viên, đội ngũ thầy, cô giáo, CBQL giáo dục trên Cổng Thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo: http://www.moet.gov.vn.
– Báo cáo sơ kết triển khai, thực hiện nhiệm vụ GDTC, hoạt động thể thao và y tế trường học học kỳ I trước ngày 20/01/2020; Báo cáo tổng kết năm học 2019-2020 trước ngày 20/6/2020. Báo cáo đột xuất khi được yêu cầu và có vụ việc xảy ra (kể cả khi đã giải quyết).
Báo cáo gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Thể chất), địa chỉ: Số 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, email: [email protected].
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
HOẠT ĐỘNG THỂ THAO HỌC SINH, SINH VIÊN NĂM HỌC 2019-2020
(kèm theo công văn số 3833/BGDĐT-GDTC ngày 23 tháng 8 năm 2019
TT |
Nội dung |
Thời gian tổ chức |
Địa điểm tổ chức |
I |
Giải thể thao dành cho học sinh phổ thông |
||
1 |
Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X-2020 |
||
1.1 |
Giai đoạn 1 |
3-6/2020 | Dự kiến Phú Thọ; Bắc Ninh; Quảng Nam; Tp. Đắk Lắk; Bến Tre. |
1.2 | Giai đoạn 2 | 20/7-10/8/2020 | Nam Định |
3 | Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á | 8/2020 | Philippines |
II | Giải thể thao dành cho sinh viên, cán bộ nhà giáo | ||
1 | Phối hợp tổ chức Giải Bóng bàn Người Giáo viên nhân dân lần thứ 15 năm 2020 | 12/2020 | Hà Nội |
2 | Giải Cầu lông sinh viên toàn quốc “Tranh Cúp BASAO” năm 2020. | 01-11/10/2020 | Đại học Huế |
3 | Giải Vovinam sinh viên toàn quốc lần thứ III | 12-20/10/2020 | Hà Nội |
4 | Phối hợp tổ chức Giải Bóng ném sinh viên toàn quốc lần thứ 7 năm 2020 | 11/2019 | Hà Nội |
5 | Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á | 11/2020 | Cambodia |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 3833/BGDĐT-GDTC Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục thể chất năm học 2019-2020 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.