Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 263/TANDTC-PC Giải đáp vướng mắc trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 05/12/2018, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn 263/TANDTC-PC năm 2018 xác định quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án tranh chấp về di sản thừa kế.

Theo đó, Công văn giải đáp vướng mắc trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế. Sau đây là nội dung chi tiết, mời bạn đọc cùng tham khảo và tải Công văn tại đây.

Nội dung Công văn 263/TANDTC-PC

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 263/TANDTC-PC
V/v xác định quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án tranh chấp về di sản thừa kế

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2018

Kính gửi:

– Tòa án nhân dân các cấp;
– Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh vướng mắc của các Tòa án nhân dân trong việc xác định quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án tranh chấp về di sản thừa kế, cụ thể như sau:

Trong vụ án tranh chấp thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trong đó Tòa án quyết định tạm giao cho người thừa kế quản lý di sản do hết thời hiệu 10 năm yêu cầu chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với tài sản đó vẫn còn. Vậy trong trường hợp này, người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó hay không?

Tham khảo thêm:   Công văn 626/2013/BCT-XNK Tạm nhập tái xuất hàng hóa

Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

Trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án chỉ quyết định tạm giao cho người thừa kế quản lý di sản và không quyết định việc phân chia di sản vì lý do thời hiệu yêu cầu chia di sản đã hết. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế đó vẫn còn thì phải xác định đây là trường hợp Tòa án chưa giải quyết việc phân chia di sản thừa kế. Do đó, Tòa án không áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và hướng dẫn tại khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xác định người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án và trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp này, người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688, khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao sau khi nhận được Công văn này cần tổ chức quán triệt và triển khai ngay tới các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong cơ quan, đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc đề xuất, kiến nghị thì phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dẫn kịp thời./.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia Dàn ý & 7 bài văn mẫu lớp 8

Nơi nhận:
– Như kính gửi;

– Các thành viên HĐTP TANDTC (để biết);
– Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
– Lưu: VT, Vụ PC&QLKH.

KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Thúy Hiền

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 263/TANDTC-PC Giải đáp vướng mắc trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *