Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 2252/BTP-VĐCXDPL Thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Công văn 2252/BTP-VĐCXDPL về thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành.

BỘ TƯ PHÁP
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-

Số: 2252/BTP-VĐCXDPL
V/v: thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013.

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2013

Kính gửi:

– Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 23/7/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (Nghị định số 59/2012/NĐ-CP) quy định cụ thể về nội dung, hoạt động theo dõi thi hành pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong theo dõi thi hành pháp luật. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012. Để công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013 được triển khai một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật theo đúng quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, đồng thời tập trung thực hiện theo các nội dung sau đây:

1. Căn cứ vào các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Quốc hội và Chính phủ1; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 20132, cũng như yêu cầu thực tiễn của từng Bộ, ngành, địa phương, ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, trong đó lựa chọn một số lĩnh vực pháp luật có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành, được dư luận xã hội quan tâm; chú trọng xem xét, đánh giá về các nội dung sau đây:

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam

– Tình hình thực hiện các quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật (tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, trình tự, thủ tục soạn thảo (để kịp thời xử lý những điểm chồng chéo, thiếu đồng bộ hoặc những khoảng trống pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, bảo đảm các văn bản được ban hành đi vào cuộc sống;

– Tình hình thực hiện các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính trong các lĩnh vực được lựa chọn để kịp thời kiến nghị ban hành thủ tục hành chính mới hoặc sửa đổi, hủy bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, không cần thiết, cản trở sự phát triển, gây phiền hà, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.

2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật cho các đơn vị thuộc Bộ, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện bằng các hình thức phù hợp; phát huy tốt vai trò của những người đã tham dự các lớp tập huấn chuyên sâu do Bộ Tư pháp tổ chức trong năm 2012.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác theo dõi thi hành pháp luật với tăng cường hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chú trọng những lĩnh vực kinh tế – xã hội có nhiều bức xúc. Cần coi đây là một giải pháp nhằm tăng cường năng lực phản ứng chính sách, góp phần hoàn thiện pháp luật, nhất là những điểm chồng chéo, thiếu đồng bộ hoặc những khoảng trống pháp luật trong một số lĩnh vực đang gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 1422/QĐ-TTG Về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam

Đối với những vụ việc phức tạp, nhạy cảm hoặc liên quan đến phạm vi quản lý và trách nhiệm của nhiều cơ quan, địa phương, đề nghị phối hợp với Bộ Tư pháp để đề xuất các biện pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo.

4. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, gửi bản điện tử về Bộ Tư pháp theo địa chỉ: [email protected].

Trên đây là một số nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị thông tin về Bộ Tư pháp để phối hợp giải quyết./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
– Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, các Sở Tư pháp (để tham mưu thực hiện);
– Lưu: VT, Vụ VĐCXDPL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Lê Thành Long


1 Nghị quyết số 31/2012/QHXIII ngày 08/11/2012 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2013, Nghị quyết số 06/2012/NQ-CP ngày 07/3/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2016, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu., v.v…

2 Công văn số 1028/VPCP-PL ngày 01/02/2013 của Văn phòng Chính phủ và Thông báo số 46/TB-VPCP ngày 28/01/2013 của Văn phòng Chính phủ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 2252/BTP-VĐCXDPL Thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Quyết định 1196/QĐ-TTg Điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *