Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 1953/BHXH-CĐ 8 điều cần lưu ý để giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hợp lệ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 03/10/2018, Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành Công văn 1953/BHXH-CĐ năm 2018 về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó, việc cấp GCN cần lưu ý những điều sau đây:

  • Phải đúng mẫu biểu và nội dung hướng dẫn lập mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017.
  • Ghi đúng, đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa, không viết hai màu mực và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt các nội dung trong mẫu; cấp kịp thời, đúng ngày, tuyệt đối không được cấp khống GCN.
  • Một lần khám chỉ được cấp một GCN.
  • GCN phải có đầy đủ, đúng chữ ký và họ tên của y, bác sỹ làm việc tại cơ sở KCB và được người đứng đầu phân công ký cấp GCN.
  • Phần ký xác nhận của Thủ trưởng đơn vị: nếu người đứng đầu cơ sở KCB (hoặc người được ủy quyền) đồng thời cũng là người khám bệnh thì chỉ cần ký và đóng dấu ở phần xác nhận của Thủ trưởng đơn vị và không phải ký tên ở phần người hành nghề KCB nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp GCN.
  • Đối với trường hợp cấp GCN cho NLĐ mắc bệnh cần chữa trị bệnh dài ngày phải ghi đầy đủ tên bệnh và mã bệnh dài ngày theo đúng Danh mục của Bộ Y tế.
  • Khi cấp lại mẫu GCN phải đóng dấu “Cấp lại”; trường hợp có sửa đổi, bổ sung nội dung thì phải đóng dấu treo của cơ sở KCB tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.

Nội dung Công văn 1953/BHXH-CĐ

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI
TP. HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1953/BHXH-CĐ
V/v cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 2018

Kính gửi: Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.

Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế (Thông tư 56/2017/TT-BYT) như sau:

1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Tham khảo thêm:   Đề thi tốt nghiệp THPT tiếng Nhật hệ Phổ thông năm 2012 - Mã đề 845 Đề thi TN THPT tiếng Nhật

Trước đây, cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (sau đây viết tắt là phôi GCN) cho các cơ sở khám chữa bệnh để cấp cho người lao động khi đi khám chữa bệnh và làm cơ sở để thanh toán trợ cấp. Thông tư 56/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/03/2018 không quy định trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp GCN cho các cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời theo khoản 2 Điều 28 của Thông tư thì mẫu GCN đã phát hành trước ngày Thông tư 56/2017/TT-BYT ban hành được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2018 nên các phôi GCN do cơ quan BHXH đã cấp cho cơ sở khám chữa bệnh vẫn có giá trị sử dụng cho đến hết ngày 31/12/2018.

Hiện nay, cơ quan Bảo hiểm xã hội còn khoảng 12.000 tờ GCN1 và 13.000 tờ GCN2 nên từ nay đến ngày 31/12/2108 nếu các cơ sở khám chữa bệnh có nhu cầu thì Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh vẫn cấp cho đến khi hết số lượng GCN hiện có. Trường hợp số lượng GCN hiện có hết trước ngày 31/12/2018 thì các cơ sở khám chữa bệnh phải tự chủ động in GCN theo phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, quản lý và cấp GCN theo quy định.

2. Thu hồi GCN đã cấp trước ngày 31/12/2018:

Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/01/2019, các cơ sở khám chữa bệnh phải trả cho cơ quan BHXH toàn bộ mẫu GCN cấp cho cơ sở khám chữa bệnh (bao gồm cả số đã sử dụng và chưa sử dụng). Các GCN do cơ sở khám chữa bệnh cấp cho người lao động từ ngày 01/01/2019 trở đi là phôi do cơ quan BHXH cấp trước đây sẽ không được thanh toán trợ cấp.

3. Ngoài việc thực hiện đầy đủ các quy định của Thông tư 56/2017/TT-BYT, văn bản số 1460/SYT-NVY ngày 13/3/2018 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng lưu ý thêm các cơ sở khám chữa bệnh những nội dung sau đây:

3.1 Việc cấp giấy GCN:

– Thực hiện cấp GCN phải tuân thủ theo đúng mẫu biểu và nội dung hướng dẫn lập mẫu được quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm Thông tư số 56/2017/TT-BYT.

– Cơ sở khám chữa bệnh phải sử dụng đúng mẫu GCN đã được ban hành; ghi đúng, đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa, không viết hai màu mực và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt các nội dung trong mẫu (nội dung hai liên phải như nhau); cấp GCN kịp thời, đúng ngày người lao động đến khám bệnh (hoặc chăm con ốm) hoặc ngay sau khi điều trị nội trú xong ra viện; ngày bắt đầu phải trùng với ngày người bệnh đến khám, không thực hiện cấp lùi ngày hoặc cấp trước ngày người lao động đến khám bệnh. Tuyệt đối không thực hiện cấp GCN cho người lao động không khám, chữa bệnh (cấp khống).

Tham khảo thêm:   Cách khắc phục lỗi khi chơi Liên Minh Huyền Thoại Client mới

– Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

– Giấy chứng nhận phải có đầy đủ, đúng chữ ký và họ tên của người hành nghề (y, bác sỹ) làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và được người đứng đầu phân công ký cấp GCN; Giám đốc hoặc Phó Giám đốc hoặc các Trưởng khoa, phòng, trạm y tế của các cơ sở khám chữa bệnh đó đã được Giám đốc phân công, ủy quyền ký thay (bằng văn bản) cần ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu pháp nhân đầy đủ (trừ trường hợp sử dụng chữ ký số) vào phần xác nhận của Thủ trưởng theo mẫu quy định, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực trong việc cấp GCN.

– Phần ký xác nhận của Thủ trưởng đơn vị: trường hợp người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh (hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh ủy quyền) được ký và đóng dấu đồng thời cũng là người khám bệnh thì chỉ cần ký và đóng dấu ở phần xác nhận của Thủ trưởng đơn vị và không phải ký tên ở phần người hành nghề khám chữa bệnh nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp GCN.

– Đối với trường hợp cấp GCN cho người lao động mắc bệnh cần chữa trị bệnh dài ngày đề nghị y, bác sỹ khám chữa bệnh phải ghi đầy đủ tên bệnh và mã bệnh dài ngày theo đúng Danh mục ban hành của Bộ Y tế.

– Khi các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện cấp lại mẫu GCN (kể cả các loại giấy tờ khác như: Giấy ra viện, Giấy chứng sinh, Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, Giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh) phải đóng dấu “Cấp lại”; trường hợp có sửa đổi, bổ sung nội dung thì phải đóng dấu treo của cơ sở khám chữa bệnh (dấu đã đăng ký với Cơ quan BHXH) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 Địa lý 10 năm 2022 - 2023

– Trường hợp các cơ sở khám chữa bệnh cấp GCN và các loại giấy tờ làm căn cứ để cơ quan BHXH thanh toán chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động không đúng quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT, cơ quan BHXH sẽ từ chối giải quyết. Các trường hợp không được cơ quan BHXH thanh toán, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động thì cơ sở khám chữa bệnh nơi đã cấp GCN phải chịu trách nhiệm trong việc bồi thường cho người lao động.

3.2 Trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh trong thực hiện đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký sử dụng trên GCN:

+ Đối với cơ sở khám chữa bệnh là pháp nhân: Đăng ký mẫu dấu pháp nhân với cơ quan Bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT.

+ Đối với cơ sở khám chữa bệnh không phải là pháp nhân: Đăng ký mẫu dấu của cơ sở khám chữa bệnh và mẫu chữ ký của người hành nghề được phép ký GCN với cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT.

– Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh thay đổi mẫu dấu hoặc thay đổi hoặc bổ sung người được ủy quyền ký thay Thủ trưởng đơn vị tại mẫu GCN thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi đặt trụ sở trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp các cơ sở khám chữa bệnh đã áp dụng chữ ký số thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chữ ký số.

– Việc ủy quyền cho người được ký và đóng dấu của cơ sở khám chữa bệnh trên GCN phải thực hiện bằng văn bản và thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định, gửi cho cơ quan BHXH cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.

Đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị để chủ động kế hoạch in GCN và tổ chức thực hiện theo hướng dẫn trên.

Trân trọng./.

Nơi nhận:
– Như trên;

– Sở Y tế;
– Phòng GĐBHYT;
– BHXH quận huyện;
– Phòng Tuyên truyền;
– Văn phòng;
– Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC




Phan Văn Mến

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 1953/BHXH-CĐ 8 điều cần lưu ý để giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hợp lệ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *