Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 160/2013/CN-GSN Tái đàn và phát triển chăn nuôi sau Tết nguyên đán 2013 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Công văn 160/2013/CN-GSN về tái đàn và phát triển chăn nuôi sau Tết nguyên đán 2013 do Cục Chăn nuôi ban hành.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC CHĂN NUÔI
——–
Số: 160/CN-GSN
V/v: Tái đàn và phát triển chăn nuôi
sau Tết nguyên đán 2013

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————–

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2013

Kính gửi:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sau Tết nguyên đán là thời điểm thời tiết chuyển mùa làm cho dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp và thực tế dịch Tai xanh trên đàn lợn đã xảy ra ở tỉnh Quảng Nam và Long An. Hơn nữa do đàn gia súc gia cầm thương phẩm đã giảm nhiều do giết thịt cung cấp thực phẩm trong Tết; vì vậy, việc tái đàn và phát triển chăn nuôi của người dân là nhu cầu tất yếu.

Tuy nhiên, để việc tái đàn và phát triển chăn nuôi của người dân sau Tết nguyên đán 2013 đảm bảo an toàn dịch bệnh, Cục Chăn nuôi đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trong cả nước tập trung chỉ đạo người chăn nuôi trên địa bàn thực hiện tốt các nội dung sau:

Tham khảo thêm:   Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT Quy định thẩm định tài liệu giáo dục địa phương

1. Đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi

Để tránh nguy cơ tái phát dịch bệnh và bảo đảm sản xuất bền vững, Cục Chăn nuôi đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố:

– Rà soát, thống kê sơ bộ đàn gia súc, gia cầm hiện tại về quy mô và cơ cấu; xây dựng kế hoạch phát triển quy mô và cơ cấu đàn phù hợp tiềm năng sản xuất, tiêu thụ và đảm bảo an toàn dịch bệnh.

– Chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện nghiêm kế hoạch phát triển chăn nuôi của địa phương, đồng thời áp dụng đầy đủ các biện pháp tổng hợp về phòng, chống dịch bệnh theo quy định hiện hành. Trong đó, lưu ý một số nội dung sau:

+ Việc tổ chức khôi phục chăn nuôi lợn và gia cầm sau Tết cần thận trọng, tránh tư tưởng nóng vội; không tái đàn ồ ạt, nhất là tại các cơ sở chăn nuôi và vùng đã xảy ra dịch bệnh trong các năm trước;

+ Thực hiện nghiêm quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 22/2009/TT-BNN ngày 28/4/2009 về Hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển giống vật nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi.

2. Xử lý dịch bệnh triệt để, hiệu quả khi các địa phương có dịch

Khi có gia súc, gia cầm ốm nghi có dịch phải thực hiện nghiêm các nội dung sau:

Tham khảo thêm:   Lịch phát sóng Món Quà Của Cha

– Cách ly những con ốm và mời cán bộ thú y đến khám và chẩn đoán;

– Báo ngay cho cơ quan thú y, chính quyền địa phương nếu có nghi ngờ về dịch bệnh truyền nhiễm;

– Không giết mổ, bán chạy gia súc, gia cầm ốm; không vứt xác gia súc, gia cầm ốm chết ra môi trường;

– Phải thực hiện hàng ngày vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đối với khu nuôi cách ly và thực hiện định kỳ hàng tuần đối với toàn khu chăn nuôi;

– Theo dõi nghiêm ngặt và điều trị đến khi khỏi bệnh nếu không phải là bệnh nguy hiểm; nếu phát hiện gia súc, gia cầm bị mắc dịch, không dấu dịch và phải tuân thủ quy định xử lý của cơ quan thú y.

Ngoài ra, các địa phương cần triển khai tốt Công điện khẩn số 05/BNN-CĐ-TY ngày 20/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
– TT Vũ Văn Tám (để b/c);
– Cục Thú y (để phối hợp);
– Văn phòng Cục tại TPHCM;
– Lưu: VT, GSN.

CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Hoàng Kim Giao

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 160/2013/CN-GSN Tái đàn và phát triển chăn nuôi sau Tết nguyên đán 2013 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Thông tư 14/2013/TT-BGTVT Quy định về bảo trì công trình hàng hải

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *