Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 154/TANDTC-PC Xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn 154/TANDTC-PC ngày 25/07/2017 về việc xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa. Công văn bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Theo đó Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao khi giải quyết các vụ án tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa cần lưu ý:

– Kể từ ngày 01/7/2015 đến ngày 01/01/2018, không xác định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm và không xử lý hình sự hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán theo quy định Điều 155 BLHS 1999.

– Với hành vi xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/7/2015, nếu vụ án đang trong giai đoạn xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa và căn cứ Điều 25 BLHS 1999 miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

– Trường hợp bản án đã có hiệu lực nhưng người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án (THA) thì được miễn toàn bộ hình phạt.

Nội dung Công văn 154/TANDTC-PC

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
———-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——-

Số: 154/TANDTC-PC
V/v xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa

Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2017

Kính gửi:

– Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;
– Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Ngày 20-6-2017, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật số 12/2017/QH14), trong đó có bổ sung quy định “thuốc lá điếu nhập lậu” là hàng cấm tại khoản 40 và khoản 41 Điều 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018.

Để áp dụng đúng và thống nhất quy định của pháp luật trong việc xử lý các hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao khi giải quyết các vụ án tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa cần lưu ý:

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành đọc: Giá không có ruồi Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 120 sách Kết nối tri thức tập 1

1. Kể từ ngày 01-7-2015 (ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành) đến ngày 01-01-2018 (ngày Luật số 12/2017/QH14 có hiệu lực thi hành), không xác định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm và không xử lý hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự năm 1999):

Đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01-7-2015, nếu vụ án đang trong giai đoạn xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa và căn cứ vào Điều 25 của Bộ luật Hình sự năm 1999 miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Khi miễn trách nhiệm hình sự, Tòa án phải ghi rõ trong bản án lý do của việc miễn trách nhiệm hình sự là do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội đến mức phải xử lý hình sự; người được miễn trách nhiệm hình sự không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Trường hợp người bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án thì được miễn toàn bộ hình phạt; trường hợp người đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. Khi miễn chấp hành hình phạt, Tòa án phải ghi rõ trong quyết định miễn chấp hành hình phạt lý do của việc miễn chấp hành hình phạt là do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; người được miễn chấp hành hình phạt không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Những người đã chấp hành xong hình phạt, được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc hình phạt còn lại thì đương nhiên được xóa án tích.

2. Kể từ 0 giờ 00 phút ngày 01-7-2015 đến trước 0 giờ 00 phút ngày 01-01-2018, không xử lý về hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa. Trường hợp vụ án đang trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm được thực hiện như sau:

a) Trường hợp Viện kiểm sát có Công văn rút lại hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ trách nhiệm hình sự của bị can mà Tòa án cấp sơ thẩm xét thấy có căn cứ, thì Tòa án áp dụng điểm b khoản 2 Điều 176 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (kể từ ngày 01-01-2018 thì áp dụng điểm b khoản 1 Điều 277 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát;

Tham khảo thêm:   Truyện Kiều của Nguyễn Du Sáng tác vào đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Du

b) Trường hợp Viện kiểm sát có Công văn (hoặc Quyết định) rút quyết định truy tố và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án, thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án phải căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 và các quy định của pháp luật có liên quan để ra quyết định đình chỉ vụ án;

c) Trường hợp Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố, thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa (nếu trong thời hạn chuẩn bị xét xử) hoặc Hội đồng xét xử (nếu tại phiên tòa sơ thẩm) căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 và các quy định của pháp luật có liên quan để ra quyết định đình chỉ vụ án;

d) Trường hợp vụ án đang trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải mở phiên tòa và Hội đồng xét xử căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, các quy định của pháp luật có liên quan và áp dụng khoản 2 Điều 107 và Điều 251 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (kể từ ngày 01-01-2018 thì áp dụng khoản 2 Điều 157, Điều 359 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) quyết định hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án.

Trường hợp người bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm rà soát, báo cáo ngay người có thẩm quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị giám đốc thẩm bản án theo quy định của pháp luật.

đ) Trường hợp đã có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và vụ án đang trong giai đoạn xét xử giám đốc thẩm hoặc xét xử tái thẩm thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, các quy định của pháp luật có liên quan, khoản 2 Điều 107 và Điều 286 hoặc khoản 3 Điều 298 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (kể từ ngày 01-01-2018 thì áp dụng khoản 2 Điều 157 và Điều 392 hoặc khoản 3 Điều 402 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) quyết định hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án.

e) Việc đình chỉ vụ án đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa kể từ 0 giờ 00 phút ngày 01-7-2015 đến trước 0 giờ 00 phút ngày 01-01-2018 là đình chỉ về mặt trách nhiệm hình sự. Tòa án phải ghi rõ trong quyết định hoặc trong bản án lý do của việc đình chỉ là do chính sách hình sự mới nhân đạo của Nhà nước, người được đình chỉ không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Tham khảo thêm:   Công văn 1486/TCHQ-PC Trả lời Công văn 247/HQKG-CBL

g) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án, Tòa án phải chuyển bản án, quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

3. Kể từ 0 giờ 00 phút ngày 01-01-2018, việc xử lý hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14.

Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, ngay sau khi nhận được Công văn này cần triển khai thực hiện nghiêm túc để bảo đảm việc xét xử được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội nhưng đồng thời phải bảo đảm không để xảy ra oan, sai trong xét xử. Đối với những vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố thì Chánh án Tòa án nơi điều tra, truy tố chủ động phối hợp với Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.


Nơi nhận:
– Như trên;
– Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để báo cáo);
– Chánh án TANDTC (để báo cáo);
– Chính phủ;
– Ban Nội chính Trung ương;
– Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
– Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
– Ủy ban Kinh tế của Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Bộ Tư pháp;
– Bộ Công an (để phối hợp);
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);
– Các Phó Chánh án TANDTC (để biết);
– Các Thẩm phán TANDTC (để biết);
– Cổng TTĐT TANDTC (để đăng tải);
– Lưu: VT, PC, Khánh.

KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN



Nguyễn Trí Tuệ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 154/TANDTC-PC Xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *