Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 1260/TCHQ-PC Thực hiện Nghị định 55/2011/NĐ-CP và Chỉ thị 01/CT-BTC ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Công văn 1260/TCHQ-PC về thực hiện Nghị định 55/2011/NĐ-CP và Chỉ thị 01/CT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành.

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
————-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————

Số: 1260/TCHQ-PC
V/v: Triển khai thực hiện NĐ 55/2011/NĐ-CP và CT 01/CT-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2013

Kính gửi:

– Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
– Cục Thuế xuất nhập khẩu;
– Cục CNTT và TKHQ;
– Vụ Tổ chức cán bộ;
– Vụ Pháp chế.

1. Căn cứ Nghị định 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, ngày 06 tháng 12 năm 2011 Bộ Trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định 2944/QĐ-BTC về việc phê duyệt Đề án “Kiện toàn và tăng cường năng lực các tchức pháp chế ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới theo quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP”.

Thực hiện các nội dung quy định của Nghị định 55/2011/NĐ-CP và Quyết định 2944/QĐ-BTC nêu trên, ngày 28/3/2012 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 617/QĐ-TCHQ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Theo đó, đã tổ chức các hoạt động cụ thể như: i) khảo sát tình hình tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và nguồn nhân lực làm công tác pháp chế tại một số Cục Hải quan; ii) nghiên cứu, đề xuất kiện toàn bộ máy làm công tác pháp chế ngành Hải quan; iii) xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2012-2015. Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ về kết quả triển khai, thực hiện Đề án.

2. Ngày 21/02/2013 Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Chỉ thị số 01/CT-BTC về việc kiện toàn và tăng cường năng lực của tổ chức pháp chế ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP. Theo đó, về tổ chức bộ máy được quy định cụ thể như sau:

2.1– Tại cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

– Ở những Cục Hải quan có quy mô lớn, công tác pháp chế phát sinh nhiều thì thành lập Phòng Pháp chế trực thuộc Cục;

– Đối với các Cục Hải quan chưa đủ điều kiện hoặc không cần thiết thành lập Phòng Pháp chế thì tổ chức bộ phận pháp chế đặt tại một phòng có mối quan hệ phù hợp về chức năng, nhiệm vụ.

2.2- Tại cấp Chi cục Hải quan:

– Đối với những Chi cục có phạm vi quản lý rộng, đối tượng quản lý nhiều thì bố trí tổ (hoặc đội) để triển khai nhiệm vụ pháp chế tại đơn vị;

Tham khảo thêm:   Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương II Hình học lớp 8 Đề kiểm tra 45 phút Hình học 8 chương 2

– Đối với các Chi cục còn lại, bố trí người làm công tác pháp chế kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.

3. Để có căn cứ đề xuất trình Bộ quyết định về tổ chức, bộ máy pháp chế hải quan; các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác pháp chế; Tổng cục yêu cầu các đơn vị thực hiện báo cáo và đề xuất các nội dung cụ thể sau:

3.1- Đối với Cục Hải quan các tỉnh, thành phố:

a) Rà soát chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thực tế đang được giao thực hiện các công việc liên quan đến công tác pháp chế (không phụ thuộc vào quy định hiện hành về chức năng nhiệm vụ). Thực hiện theo Mu 01 đính kèm.

b) Đề xuất tổ chức pháp chế tại Cục:

Đề xuất và thuyết minh rõ lý do của việc lựa chọn 1 trong 2 phương án sau:

– Phương án 1: Cần thiết thành lập phòng Pháp chế thuộc Cục.

– Phương án 2: Trường hợp thấy không cần thiết và chưa đủ điều kiện thành lập phòng Pháp chế thì tổ chức bộ phận pháp chế đặt tại tổ chức (phòng) nào của đơn vị, với yêu cầu đảm bảo có mối quan hệ phù hợp về chức năng, nhiệm vụ.

c) Đề xuất tổ chức pháp chế tại các Chi Cục:

Đề xuất và thuyết minh rõ lý do của việc lựa chọn 1 trong 3 phương án sau:

– Phương án 1: Thành lập tổ/đội để triển khai nhiệm vụ pháp chế;

– Phương án 2: Bố trí người làm công tác pháp chế chuyên trách;

– Phương án 3: Bố trí người làm công tác pháp chế kiêm nhiệm.

Nội dung điểm b) và điểm c) thực hiện theo Mẫu 02 đính kèm.

3.2- Đối với các Vụ, Cục, đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục:

a) Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan:

Tổng hợp số liệu quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu gồm:

– Tổng số tờ khai (tách riêng tờ khai xuất, tờ khai nhập);

– Tổng kim ngạch (tách riêng xuất khẩu, nhập khẩu);

– Các loại hình xuất, nhập khẩu chủ yếu của Cục/Chi cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Các số liệu nêu trên được thống kê đến các Chi cục thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong 3 năm liên tiếp (2010, 2011, 2012).

b) Cục Thuế xuất nhập khẩu:

Tổng hợp số thuế thu được của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố:

– Tổng số thuế thu được đối với hàng xuất khẩu;

– Tổng số thuế thu được đối với hàng nhập khẩu.

Các số liệu nêu trên được thống kê đến các Chi cục thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong 3 năm liên tiếp (2010, 2011, 2012).

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi giữa học kì 2 môn HĐTN, HN 6 năm 2022 - 2023

c) Vụ Tổ chức cán bộ:

– Tổng hợp số lượng cán bộ công chức hiện có/tổng số cán bộ công chức được định biên của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố (số liệu đến các Chi cục Hải quan) tính đến 31/12/2012.

– Chủ trì đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản hiện hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan (trong đó có các tổ chức pháp chế: Tổng cục, Cục, Chi cục) bảo đảm phù hợp với quy định của Nghị định 55/2011/NĐ-CP;

– Phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị trong ngành xây dựng kế hoạch cụ thể về chương trình đào tạo cán bộ, công chức làm công tác pháp chế toàn Ngành, đáp ứng yêu cầu của Nghị định 55/2011/NĐ-CP và Chỉ thị số 01/CT- BTC.

d) Vụ Pháp chế:

– Thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ, công tác pháp chế theo quy định hiện hành, thực tế thực hiện (qua kết quả rà soát của các đơn vị trong Ngành) đối chiếu với quy định của Nghị định 55/2011/NĐ-CP để đề xuất sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

– Tổng hợp, đánh giá, phân tích, đề xuất việc xây dựng tổ chức, bộ máy pháp chế trong toàn ngành Hải quan, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của Nghị định 55/2011/NĐ-CP và Chỉ thị số 01/CT-BTC;

– Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản hiện hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị pháp chế (Tổng cục, Cục, Chi cục Hải quan) bảo đảm phù hợp với quy định của Nghị định 55/2011/NĐ-CP;

– Căn cứ kết quả đề xuất về tổ chức bộ máy, người làm công tác pháp chế trong toàn Ngành và nhu cầu đào tạo của các đơn vị, chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Trường Hải quan Việt Nam xây dựng kế hoạch cụ thể về chương trình đào tạo cán bộ, công chức làm công tác pháp chế toàn Ngành, đáp ứng yêu cầu của Nghị định 55/2011/NĐ-CP và Chỉ thị số 01/CT-BTC.

4. Tổ chức thực hiện:

Yêu cầu các đơn vị gửi báo cáo tổng hợp, nội dung đề xuất bằng văn bản về Tổng cục Hải quan (qua Vụ Pháp chế) theo đường văn thư và gửi theo file mềm qua địa chỉ [email protected] trước ngày 22/03/2013.

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị nghiêm túc tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Tổng Cục trưởng (thay B/C);
– Các PTCT (để chỉ đạo);
– Vụ PC Bộ (để phối hợp);
– Lưu: VT, PC (2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Hoàng Việt Cường

TỔNG CỤC HẢI QUAN
Cục Hải quan …………..(*)
————

Mẫu 01

RÀ SOÁT CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ

STT

Công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP

Hiện đang thực hiện

Chưa được thực hiện

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

2

Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL

3

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

4

Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, kiểm tra thực hiện pháp luật

5

Công tác bồi thường của nhà nước

6

Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

7

Công tác tham mưu các vấn đề về pháp lý và tham gia tố tụng

8

Về thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế

9

Công tác kiểm soát thủ tục hành chính

Chú thích:

(*): Ghi rõ tên Cục Hải quan.

Cột (3): Ghi đầy đủ, cụ thể tên các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ tại cột (2).

Cột (4): Trường hợp nội dung nào chưa được thực hiện thì đánh dấu (X) vào dòng tương ứng.

NGƯỜI LẬP BIỂU

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

TỔNG CỤC HẢI QUAN
Cục Hải quan …………..
————

Mẫu 02

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY PHÁP CHẾ

Tại cơ quan Cục Hải quan

STT

Tên Cục Hải quan

Số lượng cán bộ, công chức toàn Cục

Đề xuất thực hiện phương án lựa chọn

Nếu đề xuất thực hiện phương án 2, chỉ rõ bộ phận pháp chế nằm tại Phòng nào?

Giải thích lý do đề xuất phương án lựa chọn

(1a)

(1b)

(1c)

(1d)

(1e)

01

Tại Chi cục Hải quan

STT

Tên Chi cục Hải quan

Số lượng cán bộ, công chức của Chi cục

Các loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu

Đề xuất phương án theo Chỉ thị số 01/CT-BTC

Giải thích lý do đề xuất phương án lựa chọn

(2a)

(2b)

(2c)

(2d)

(2e)

01

02

03

Chú thích:

Cột (1c): Ghi rõ 1 trong 2 phương án lựa chọn:

+ Phương án 1: cần thiết thành lập phòng Pháp chế thuộc Cục.

+ Phương án 2: tổ chức bộ phận pháp chế đặt tại 1 Phòng phù hợp thuộc Cục.

Cột (1d): Nếu tại cột (1c) lựa chọn phương án 2, đề nghị nêu rõ tên Phòng cụ thể.

Cột (2d): Ghi rõ 1 trong 3 phương án lựa chọn:

+ Phương án 1: Chi cục có tổ/đội PC. + Phương án 2: Chi cục có cán bộ PC chuyên trách. + Phương án 3: Chi cục có cán bộ PC kiêm nhiệm.

NGƯỜI LẬP BIỂU

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 1260/TCHQ-PC Thực hiện Nghị định 55/2011/NĐ-CP và Chỉ thị 01/CT-BTC của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tin học 6 (Có đáp án + Ma trận)

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *