Bạn đang xem bài viết ✅ Công thức tính độ bất bão hòa Công thức Hóa học 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bất bão hòa là gì? Công thức tính độ bất bão hòa như thế nào? Mời các bạn cùng Wikihoc.com theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Trong bài viết dưới đây Wikihoc.com sẽ giới thiệu đến các bạn công thức tính độ bất bão hòa kèm theo các bài tập minh họa kèm theo đáp án. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, nhanh chóng nắm được kiến thức để giải bài tập Hóa học. Ngoài ra các bạn xem thêm công thức tính độ điện ly.

Công thức tính độ bất bão hòa

1. Công thức tính độ bất bão hòa hợp chất hữu cơ

Xét hợp chất có công thức: CxHyOzNtXr ( X là halogen)

Độ bất bão hòa

k=frac{2x -y +t -r+ 2}{2}

Lưu ý: 

– Công thức tính độ bất bão hòa chỉ áp dụng cho hợp chất cộng hóa trị.

– Các nguyên tố hóa trị II như oxi, lưu huỳnh không ảnh hưởng tới độ bất bão hòa.

– Một số dạng/công thức thường gặp:

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ôn tập trang 62 - Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 62 sách Chân trời sáng tạo tập 1

+ CnH2n+2 (chỉ chứa nối đơn, mạch hở)

+ CnH2n (có 1 nối đôi, mạch hở hoặc vòng no)

+ CnH2n-2 (có 1 nối ba, mạch hở hoặc 2 nối đôi, mạch hở hoặc 1 nối đôi 1 vòng …)

+ CnH2n-6 (chứa vòng benzen …)

+ CxHyO (dạng R-OH; R-O -R’, R-CHO, R-CO-R’)

+ CxHyO2 (dạng R-COOH, R-COO -R’, HO-R-CHO…)

+ C x H y N (dạng R-NH 2 ; R 1 -NH-R 2 ,…)

II. Bài tập vận dụng công thức tính độ bất bão hòa

Câu 1: Công thức CxHyOzNt có độ bất bão hòa là

A. (2x – y + t + 2)/2
B. (2x – y + t + 2)
C. (2x – y – t + 2)/2
D. (2x – y + z + t + 2)/2

Câu 2: Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là:

A. 7.
B. 6.
C. 5.
D. 4.

Câu 3: Chất nào sau đây có số liên kết π nhiều nhất (mạch hở)?

A. C3H9N.
B. C2H5N.
C. C4H8O3.
D. C3H4O4.

Hướng dẫn

Do các chất đều mạch hở ⇒ k = π + v = π.

A. π = k = (2 × 3 + 2 + 1 – 9) ÷ 2 = 0.

B. π = k = (2 × 2 + 2 + 1 – 5) ÷ 2 = 1.

C. π = k = (2 × 4 + 2 – 8) ÷ 2 = 1.

D. π = k = (2 × 3 + 2 – 4) ÷ 2 = 2.

⇒ C3H4O4 chứa nhiều liên kết π nhất

Đáp án D

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công thức tính độ bất bão hòa Công thức Hóa học 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ôn tập trang 98 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 98 sách Chân trời sáng tạo tập 1

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *