Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 12 Ôn tập Chương VI Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Kết nối tri thức trang 80 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Công nghệ 12 Ôn tập Chương VI giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 12 Kết nối tri thức trang 80.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập Chương VI: Công nghệ giống thủy sản SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản 12 Kết nối tri thức. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Mục Lục Bài Viết

Câu 1

Trình bày vai trò của giống trong nuôi thủy sản

Lời giải:

Vai trò của giống trong nuôi thủy sản:

  • Quyết định năng suất nuôi thủy sản.
  • Quy định chất lượng sản phẩm thủy sản.

Câu 2

Phân tích đặc điểm sinh sản của cá và tôm

Lời giải:

Đặc điểm sinh sản của cá và tôm:

Đặc điểm sinh sản

Tôm

Giới tính

Hầu hết các loài cá đều có hai giới tính riêng biệt, đực và cái. Tuy nhiên, cũng có một số loài cá lưỡng tính, có thể thay đổi giới tính trong suốt cuộc đời.

Tôm cũng có hai giới tính riêng biệt, đực và cái. Tuy nhiên, một số loài tôm có thể chuyển đổi giới tính trong một số điều kiện nhất định.

Sinh sản

+ Cá có nhiều hình thức sinh sản khác nhau, bao gồm sinh sản hữu tính, sinh sản vô tính và sinh sản hỗn hợp.

+ Hầu hết các loài cá sinh sản bằng cách đẻ trứng.

+ Một số loài cá đẻ con, chẳng hạn như cá bảy màu.

+ Tôm sinh sản bằng cách đẻ trứng.

+ Tôm cái thường mang theo trứng dưới bụng cho đến khi trứng nở.

Mùa sinh sản

+ Mùa sinh sản của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khí hậu, thức ăn và đặc điểm sinh học của từng loài.

+ Hầu hết các loài cá ở miền Bắc có mùa sinh sản vào mùa xuân và mùa hè, khi nước ấm hơn và có nhiều thức ăn hơn.

+ Hầu hết các loài cá ở miền Nam có mùa sinh sản vào mùa mưa, khi mực nước cao hơn và có nhiều thức ăn hơn.

Tôm có thể sinh sản quanh năm, nhưng mùa sinh sản cao điểm thường vào mùa mưa.

Sức sinh sản

+ Cá có sức sinh sản rất cao.

+ Một số loài cá có thể đẻ hàng triệu trứng trong một lần sinh sản.

+ Tôm cũng có sức sinh sản cao.

+ Một số loài tôm có thể đẻ hàng trăm nghìn trứng trong một lần sinh sản.

Tham khảo thêm:   Công văn 706/2013/TCHQ-TXNK Phân loại trước mặt hàng Neo phao dù dùng để neo tàu cá, tàu biển

Câu 3

Mô tả kĩ thuật ương nuôi cá và tôm giống

Lời giải:

Kĩ thuật ương nuôi cá giống:

Quy trình

Mô tả

Chuẩn bị ao ương

– Ao ương cần được cọ rửa sạch sẽ, loại bỏ hết bùn, rác và các vật liệu hữu cơ khác.

– Bón lót ao bằng vôi với liều lượng 70 – 100 kg/ha để khử trùng và diệt tạp.

– Sau khi bón vôi, phơi ao 3 – 5 ngày cho đến khi nứt nẻ.

– Cấp nước vào ao ương với độ sâu 1 – 1,5 m.

Chọn giống

– Chọn cá giống bố mẹ khỏe mạnh, không dị tật, có kích thước đồng đều.

– Cá bố mẹ được nuôi riêng biệt trong ao hoặc bể để đảm bảo chất lượng con giống.

Xử lý hormone

– Sử dụng hormone Methyltestosterone (MT) để chuyển đổi giới tính cá sang đực.

– Liều lượng sử dụng MT là 15 – 20 mg/kg thức ăn.

– Cho cá ăn thức ăn có chứa MT trong 21 ngày.

Ương cá bột

– Cá bột sau khi nở được ương trong bể hoặc ao nhỏ với mật độ 100 – 200 con/m2.

– Cho cá bột ăn thức ăn tự nhiên như Artemia, Moina, Daphnia.

– Sau 15 – 20 ngày, cá bột có thể chuyển sang ao ương.

Nuôi cá giống

– Mật độ nuôi cá giống trong ao là 10 – 20 con/m2.

– Cho cá ăn thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 30 – 35%.

– Cho cá ăn 2 lần/ngày, sáng và chiều.

– Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước ao và điều chỉnh cho phù hợp.

Thu hoạch cá giống

– Cá giống được thu hoạch sau 45 – 60 ngày ương nuôi.

– Kích thước cá giống đạt yêu cầu là 1 – 2 cm/con

Tham khảo thêm:   Viết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 2 Bài 3

Câu 4

Phân tích ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản. Liên hệ với thực tiễn nuôi thủy sản ở địa phương em.

Lời giải:

* Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản :

– Ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn giống thủy sản:

  • Chọn cá thể mang gene mong muốn.
  • Xác định chính xác cá thể mang gene mong muốn ngay ở giai đoạn phát triển sớm.
  • Rút ngắn thời gian chọn gióng, giảm chi phí, công lao động.

– Ứng dụng của công nghệ sinh học trong nhân giống thủy sản:

  • Sử dụng chất kích thích sinh sản
  • Điều khiển giới tính động vật thủy sản
  • Bảo quản lạnh tinh trùng

* Liên hệ với thực tiễn nuôi thủy sản ở địa phương em :

Địa phương em đã ứng dụng a công nghệ sinh học trong chọn giống thủy sản. Đó là:

  • Chọn cá thể mang gene mong muốn.
  • Xác định chính xác cá thể mang gene mong muốn ngay ở giai đoạn phát triển sớm.
  • Rút ngắn thời gian chọn gióng, giảm chi phí, công lao động.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 12 Ôn tập Chương VI Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Kết nối tri thức trang 80 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Khai bút đầu Xuân 2023 Quý Mão ngày nào, giờ nào đẹp?

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *