Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 12 Ôn tập Chương V Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Kết nối tri thức trang 65 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Công nghệ 12 Ôn tập Chương V giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 12 Kết nối tri thức trang 65.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập Chương V: Môi trường nuôi thuỷ sản SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản 12 Kết nối tri thức. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Mục Lục Bài Viết

Câu 1

Trình bày các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản?

Lời giải:

Các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản gồm:

  • Yêu cầu về thủy lí
  • Yêu cầu về thủy hóa
  • Yêu cầu về thủy sinh

Câu 2

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản

Lời giải:

Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản:

  • Nguồn nước: là yếu tố đầu tiên và quan tọng nhất trong nuôi thủy sản.
  • Tính lưu động của nước: nhằm tạo ra sự cân bằng động của các yếu tố vật lí, hóa học và sinh học trong môi trường.
  • Thổ nhưỡng: tổng hợp các yếu tố vật lí, hóa học và sinh học của đất.
  • Thời tiết: chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ bởi các yếu tố thời tiết.
  • Quy trình nuôi thủy sản: tùy thuộc vào mỗi loài.
Tham khảo thêm:   Phim Thái Lan - Ánh Dương Sau Hoàng Hôn

Câu 3

Mô tả một số biện pháp cơ bản xử lí môi trường trước và sau nuôi thủy sản; các biện pháp quản lí môi trường nuôi thủy sản.

Lời giải:

* Mô tả một số biện pháp cơ bản xử lí môi trường trước và sau nuôi thủy sản

Thời điểm

Mô tả

Trước khi nuôi

+ Vét bùn đáy, phơi ao, diệt tạp.

+ Bón lót ao bằng phân chuồng hoại mục, vôi bột để tạo độ pH và dinh dưỡng phù hợp.

+ Cấp nước vào ao và kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước trước khi thả giống.

Sau khi nuôi

– Sử dụng hệ bi sinh vật:

+ Tuyển chọn, bổ sung vi sinh vật có lợi, có khả năng phân giải các chất hữu cơ và các chất độc vào môi trường sau nuôi thủy sản.

– Sử dụng hệ động, thực vật

+ Sử dụng thực vật phù du, tảo, rêu,.. hấp thụ chất độc hại trong nước nuôi thủy sản.

+ Dùng động vật ở vùng nước ven biển như nghêu, sò,… để tiêu thụ thực vật phù du và tảo làm sạch nước

* Các biện pháp quản lí môi trường nuôi thủy sản:

  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải hữu cơ.
  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí khí độc.
  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí vi sinh vật gây hại.

Câu 4

Trình bày ứng dụng của công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản. Liên hệ với thực tiễn nuôi thủy sản ở địa phương em.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 29/2010/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn định mức biên chế của trung tâm dạy nghề công lập

Lời giải:

* Ứng dụng của công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản:

Ứng dụng

Phân tích

Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải

+ Hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh vật: Vi sinh vật được sử dụng để phân hủy các chất hữu cơ, khử độc, khử mùi trong nước thải ao nuôi.

+ Hệ thống biofloc: Ứng dụng vi sinh vật để tạo ra hệ thống biofloc trong ao nuôi, giúp xử lý chất thải, cung cấp thức ăn và tạo môi trường sống tốt cho tôm cá.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn cho thủy sản

+ Sử dụng men vi sinh để lên men thức ăn: Giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của tôm cá, giảm FCR.

+ Sản xuất thức ăn chức năng: Bổ sung các enzyme, vitamin, khoáng chất,… giúp tăng cường sức khỏe, đề kháng và năng suất cho tôm cá.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống

+ Công nghệ thụ tinh nhân tạo: Giúp lai tạo các giống tôm cá có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu bệnh tốt.

+ Công nghệ biến đổi gen: Tạo ra các giống tôm cá có khả năng sinh trưởng nhanh, kháng bệnh, chịu được môi trường khắc nghiệt.

* Liên hệ thực tiễn nuôi thủy sản ở địa phương em:

Địa phương em mới áp dụng được ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn cho thủy sản. Đó là:

  • Sử dụng men vi sinh để lên men thức ăn
  • Sản xuất thức ăn chức năng
Tham khảo thêm:   Lời chúc ngày Cá tháng tư 1/4

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 12 Ôn tập Chương V Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Kết nối tri thức trang 65 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *