Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 12 Ôn tập Chương III Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Kết nối tri thức trang 39 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Công nghệ 12 Ôn tập Chương III giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 12 Kết nối tri thức trang 39.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập Chương III: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản 12 Kết nối tri thức. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Mục Lục Bài Viết

Câu 1

Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững

Lời giải:

* Ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững:

  • Bảo vệ môi trường sống cho nhiều loài thực vật, động vật rừng.
  • Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gene động thực vật quý hiếm.
  • Duy trì diện tích rừng, điều hòa không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước, …
Tham khảo thêm:   Công văn 2588/BGTVT-VT Hướng dẫn về dự án sản xuất, lắp ráp xe buýt áp dụng miễn thuế nhập khẩu đối với phụ tùng, linh kiện chưa sản xuất được trong nước

* Nhiệm vụ của việc bảo vệ rừng bền vững:

– Toàn dân: bảo vệ rừng, thực hiện quy định về bảo vệ rừng

– Chủ rừng:

  • Bảo vệ rừng của mình
  • Bảo vệ hệ sinh thái
  • Phòng, chống chặt phá rừng
  • Phòng, chống cháy rừng

– Ủy ban nhân dân các cấp:

  • Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phát luật
  • Tổ chức, chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy
  • Kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật.

* Nhiệm vụ của khai thác rừng bền vững:

  • Thực hiện theo quy định của pháp luật
  • Áp dụng các biện pháp, kĩ thuật khai thác phù hợp.
  • Trồng lại rừng ngay sau khi khai thác

Câu 2

Mô tả một số biện pháp bảo vệ và phương thức khai thác tài nguyên rừng phổ biến

Lời giải:

* Một số biện pháp bảo vệ rừng phổ biến:

  • Nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
  • Trồng cây
  • Ngăn chặn các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng.
  • Phòng chống cháy rừng
  • Xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên
  • Chính sách và luật bảo vệ, phát triển rừng

* Một số phương thức khai thác rừng phổ biến:

  • Khai thác trắng
  • Khai thác dần
  • Khai thác chọn

Câu 3

Đánh giá thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng ở nước ta

Lời giải:

– Thực trạng trồng và chăm sóc rừng:

  • Triển khai chương trình trồng một tỉ cây xanh.
  • Đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về lâm nghiệp.
  • Trồng và chăm sóc rừng chưa hoàn thành so với mục tiêu ban đầu
Tham khảo thêm:   Thông tư số 23/2011/TT-BGDĐT Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp

– Thực trạng bảo vệ và khai thác rừng:

  • Nâng cao ý thức tuân thủ quy định của pháp luật.
  • Hiện tượng cháy rừng, nạn chặt phá rừng giảm
  • Hoạt động săn bắt, vận chuyển, mua bán động thực vật hoang dã được kiểm soát.
  • Công tác cấp chững chỉ quản lí rừng được chú trọng.

Câu 4

Đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta

Lời giải:

* Một số việc nên làm:

  • Tuyên truyền về bảo vệ và chăm sóc rừng
  • Thực hiện nghiêm quy định về bảo vệ rừng.

* Một số việc không nên làm:

  • Chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng trái quy định pháp luật.
  • Săn bắt, nuôi nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng; thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng trái quy định của pháp luật.
  • Đào bới, đắp đập, ngăn chạn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc, cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 12 Ôn tập Chương III Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Kết nối tri thức trang 39 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *