Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 12 Bài 9: Các nhóm thuỷ sản và một số phương thức nuôi phổ biến Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Kết nối tri thức trang 46, 47, 48, 49 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Công nghệ 12 Bài 9: Các nhóm thuỷ sản và một số phương thức nuôi phổ biến giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 12 Kết nối tri thức trang 46, 47, 48, 49.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 9 Chương IV: Giới thiệu chung về thuỷ sản SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản 12 Kết nối tri thức. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 9 – Khám phá

Khám phá trang 47

Sắp xếp các loài thủy sản trong Hình 9.4 vào các nhóm phù hợp.

Hình 9.4

Lời giải:

Sắp xếp các loài thủy sản trong Hình 9.4 vào các nhóm phù hợp:

Hình Thủy sản Nhóm
a cá chép Nhóm cá
b cua Động vật giáp xác
c ốc nhồi Động vật thân mềm
d rong sụn Nhóm rong, tảo
e, g ba ba, ếch Nhóm bò sát và lưỡng cư
Tham khảo thêm:   Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Ngữ văn THCS 60 câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn Module 3

Khám phá trang 48

Hãy kể tên các loài thủy sản đang được nuôi ở địa phương em và sắp xếp thành các nhóm theo đặc điểm cấu tạo, tính ăn và các yếu tố môi trường.

Lời giải:

* Các loài thủy sản đang được nuôi ở địa phương em: Cá rô phi, cá chép, ốc, hến, ếch, cá trắm cỏ, cua đồng, cá quả, …

* Sắp xếp thành các nhóm theo đặc điểm cấu tạo, tính ăn và các yếu tố môi trường:

Phân loại Nhóm Thủy sản
Đặc điểm cấu tạo Nhóm cá cá rô phi, cá trắm cỏ, cá chép, cá quả
Nhóm động vật giáp xác cua đồng
Nhóm động vật thân mềm ốc, hến
Nhóm bò sát và lưỡng cư ếch
Tính ăn Nhóm ăn thực vật cá trắm cỏ
Nhóm ăn tạp cá rô phi, ốc, hến, cá chép, cua đồng
Nhóm ăn động vật ếch, cá quả
Yếu tố môi trường Cá ôn đới – nước lạnh không
Cá nhiệt đới nước ẩm Cá rô phi, cá chép, ốc, hến, ếch, cá trắm cỏ, cua đồng, cá quả

Khám phá trang 49

Nêu phương thức nuôi thủy sản đang được áp dụng phổ biến ở địa phương em. Nêu ưu và nhược điểm của phương thức đó.

Lời giải:

Phương thức nuôi trồng thủy sản thâm canh ở địa phương em:

Ưu điểm

+ Áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong quản lý và vận hành;

+ Năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Nhược điểm

+ Vốn đầu tư lớn;

+ Rủi ro lớn nếu không nắm vững kiến thức và kĩ thuật.

Giải Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 9 – Luyện tập

Luyện tập 1

Phân loại các loài thủy sản theo nguồn gốc và đặc tính sinh vật học

Tham khảo thêm:   Quyết định 602/2013/QĐ-BNN-HTQT Khung Giám sát và Đánh giá Chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống cúm gia cầm, dự phòng đại dịch và bệnh truyền nhiễm mới nổi, giai đoạn 2011-2015

Lời giải:

Phân loại các loài thủy sản:

Căn cứ

Phân loại

Theo nguồn gốc

+ Loài thủy sản bản địa

+ Loài thủy sản nhập nội

Theo đặc tính sinh vật học

– Đặc điểm cấu tạo:

+ Nhóm cá

+ Nhóm động vật giáp xác

+ Nhóm động vật thân mềm

+ Nhóm rong, tảo

+ Nhóm bò sát và lưỡng cư

– Theo tính ăn

+ Nhóm ăn thực vật

+ Nhóm ăn tạp

+ Nhóm ăn động vật

– Theo các yếu tố môi trường

+ Loài nước ngọt, nước lợ, nước mặn

+ Cá ôn đới – nước lạnh, cá nhiệt đới – nước ẩm

Luyện tập 2

Mô tả các phương thức nuôi trồng thủy sản phổ biến ở nước ta. Nêu ưu và nhược điểm của từng phương thức

Lời giải:

Mô tả các phương thức nuôi trồng thủy sản phổ biến ở nước ta:

Phương thức

Mô tả

Ưu điểm

Nhược điểm

Nuôi trồng thủy sản quảng canh

Là hình thức nuôi dựa thoàn toàn vào nguồn gốc thức ăn và con giống trong tự nhiên. Diên tích ao đầm nuôi thường rất lớn, ít đầu tư cơ sở vật chất, mật độ nuôi thấp.

– Vốn vận hành sản xuất thấp;

– Ít chịu rủi ro (dịch bệnh, ô nhiễm môi trường);

– Giá bán sản phẩm cao hơn so với phương thức khác.

– Năng suất và sản lượng thấp

– Quản lý và vận hành sản xuất khó khăn.

Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh

Là phương thức nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được một phần quá trình tăng trưởng và sản lượng của thủy sản, sự tăng trưởng phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo.

– Dễ vận hành quản lý;

– Phù hợp điều kiện kinh tế người nuôi;

– Hiệu quả kinh tế cao hơn quảng canh

– Chưa áp dụng công nghệ cao;

– Năng suất thấp hơn nuôi trồng thâm canh.

Nuôi trồng thủy sản thâm canh

Phương thức nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát quá trình tăng trưởng và sản lượng của thủy sản thông qua cung cấp giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp, nguồn nước cấp và thoát chủ động

– Áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong quản lý và vận hành;

– Năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

– Vốn đầu tư lớn;

– Rủi ro lớn nếu không nắm vứng kiến thức và kĩ thuật.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 5 năm học 2017 - 2018 Tài liệu ôn thi hết học kì 2 lớp 5 môn Toán

Giải Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 9 – Vận dụng

Hãy đề xuất phương thức nuôi một loài thủy sản phù hợp với thực tiễn địa phương em.

Lời giải:

Phương thức nuôi cá lóc phù hợp với thực tiễn địa phương em:

Phương thức

Phân tích

Nuôi cá lóc trong ao lót bạt

+ Phương thức này giúp tiết kiệm nước, hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Ao lót bạt có thể sử dụng nhiều lần, tiết kiệm chi phí đầu tư.

Nuôi cá lóc theo mô hình biofloc

+ Mô hình này giúp cải thiện chất lượng nước, tăng cường sức đề kháng cho cá.

+ Mô hình biofloc giúp giảm chi phí thức ăn, tăng lợi nhuận cho người nuôi.

Nuôi cá lóc kết hợp với các loại cây trồng khác

+ Mô hình này giúp tận dụng tối đa diện tích đất, tăng hiệu quả kinh tế.

+ Các loại cây trồng có thể giúp thanh lọc nước, tạo môi trường tốt cho cá phát triển.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 12 Bài 9: Các nhóm thuỷ sản và một số phương thức nuôi phổ biến Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Kết nối tri thức trang 46, 47, 48, 49 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *