Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 12 Bài 7: Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Cánh diều trang 34, 35, 36, 37 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Công nghệ 12 Bài 7: Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 12 Cánh diều trang 34, 35, 36, 37.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 7 Chủ đề 3: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản 12 Cánh diều. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Công nghệ 12 Cánh diều Bài 7 – Luyện tập

Luyện tập trang 34

Quan sát Hình 7.1 và đánh giá thực trạng trồng rừng ở nước ta giai đoạn 1990 – 2022.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Phân tích văn bản Hang Én Dàn ý & 2 bài văn mẫu lớp 6

Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng

Lời giải:

Đánh giá thực trạng trồng rừng ở nước ta giai đoạn 1990 – 2022:

– Diện tích trồng rừng của Việt Nam có xu hướng tăng:

  • Năm 1990: 0,74 triệu ha
  • Năm 2022: 4,66 triệu ha

– Chất lượng, năng suất rừng trồng vẫn còn thấp, phần lớn là rừng trồng gỗ nhỏ.

– Trồng rừng sản xuất là chủ yếu, chiếm 84,4% (tính đến năm 2022)

– Công tác trồng và chăm sóc rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chưa được chú trọng.

Luyện tập trang 36

Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng ở nước ta giai đoạn 2006 – 2020 dựa trên thông tin Bảng 7.2

Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng

Lời giải:

Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng ở nước ta giai đoạn 2006 – 2020:

  • Số vụ vi phạm và diện tích bị hại ở nước ta có xu hướng giảm mạnh.
  • Con số vi phạm hiện vẫn đang ở mức cao dẫn đến diện tích bị thiệt hại cũng cao.
  • Hiện tượng vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra phức tạp, nạn chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, cháy rừng vẫn xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương.
  • Nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ rừng của các ngành, các cấp, của người dân có chuyển biến nhưng chưa đầy đủ và toàn diện.

Luyện tập trang 36

Dựa vào Bảng 7.3 hãy só sánh về sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng, rừng tự nhiên, rừng cao su và cây phân tán ở nước ta từ giai đoạn 2008 – 2020

Tham khảo thêm:   Phân phối chương trình lớp 2 sách Chân trời sáng tạo (7 môn) Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 năm 2022 - 2023

Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng

Lời giải:

So sánh về sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng, rừng tự nhiên, rừng cao su và cây phân tán ở nước ta từ giai đoạn 2008 – 2020:

  • Từ năm 2008 đến năm 2020, tổng sản lượng gỗ khai thác có chiều hướng tăng dần từ 3 742 000 m² lên đến 29 500 000 m².
  • Sản lượng gỗ từ rừng tự nhiên chiếm sản lượng thấp nhất và đang có xu hướng giảm dần
  • Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung chiếm sản lượng cao nhất và đang có xu hướng tăng dần.
  • Sản lượng gỗ khai thác từ cây cao su và cây phân tán giữ ở mức ổn định và có chiều hướng gia tăng nhanh chóng.

Giải Công nghệ 12 Cánh diều Bài 7 – Vận dụng

Vận dụng trang 34

Tìm hiểu thực trạng trồng, chăm sóc rừng ở một địa phương mà em biết.

Lời giải:

Thực trạng trồng chăm sóc rừng ở tỉnh Quảng Nam:

– Ưu điểm:

  • Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc rừng cho người dân.
  • Hỗ trợ người dân kinh phí chăm sóc rừng.

– Hạn chế:

  • Nhận thức của một số người dân về chăm sóc rừng còn hạn chế.
  • Kinh phí hỗ trợ cho công tác chăm sóc rừng còn hạn chế.

– Ví dụ mô hình trồng và chăm sóc rừng hiệu quả:

  • Mô hình trồng rừng gỗ lớn theo hướng tập trung
  • Mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi
Tham khảo thêm:   Công văn 21/2013/GSQL-GQ2 Thủ tục hải quan đối với xuất trả, xuất thanh lý của doanh nghiệp FDI

Vận dụng trang 37

Tìm hiểu thực trạng bảo vệ, khai thác rừng ở một địa phương mà em biết.

Lời giải:

Thực trạng bảo vệ, khai thác rừng ở địa phương em:

Thực trạng

Đặc điểm

Bảo vệ rừng

– Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng:

+ Diện tích: 680.249,67 ha.

+ Tỷ lệ che phủ: 42,1%.

– Thành quả:

+ Diện tích rừng tăng liên tục qua các năm.

+ Chất lượng rừng được cải thiện.

– Vấn đề tồn tại:

+ Vẫn còn tình trạng khai thác rừng trái phép.

+ Ý thức của một số người dân về bảo vệ rừng còn hạn chế.

Khai thác rừng

– Diện tích và sản lượng khai thác:

+ Diện tích khai thác được phép: 23.500 ha (năm 2022).

+ Sản lượng khai thác gỗ: 15 triệu m3 (năm 2022).

– Loại gỗ khai thác: Keo, bạch đàn, thông, dổi,…

– Vấn đề tồn tại:

+ Khai thác rừng trái phép.

+ Chế biến gỗ còn nhiều hạn chế.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 12 Bài 7: Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Cánh diều trang 34, 35, 36, 37 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *