Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 12 Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Kết nối tri thức trang 26, 27, 28, 29 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Công nghệ 12 Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 12 Kết nối tri thức trang 26, 27, 28, 29.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 5 Chương II: Trồng và chăm sóc rừng SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản 12 Kết nối tri thức. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 5 – Luyện tập

Luyện tập 1

Nêu các thời vụ chính ở nước ta. Giải thích vì sao thời vụ trồng rừng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam khác nhau.

Lời giải:

* Các thời vụ chính ở nước ta:

Vùng Thời vụ
Miền Bắc mùa xuân hoặc mùa xuân hè (tháng 2 – tháng 7)
Miền Trung mùa mưa (tháng 9 – tháng 12)
Miền Nam mùa mưa (tháng 5 – tháng 11)
Tham khảo thêm:   Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 4 Đề kiểm tra 15 phút Chương IV Sinh học lớp 8

* Thời vụ trồng ở các vùng miền có sự khác nhau do:

Vùng miền Thời vụ Giải thích
Miền bắc Mùa xuân Mưa phùn, ẩm ướt, thích hợp cho cây con bén rễ, phát triển.
Mùa xuân hè Trời mát mẻ, ít mưa, ít sâu bệnh, cây dễ thích nghi và phát triển tốt.
Miền trung Mùa mưa Có lượng mưa lớn, giúp cây con sinh trưởng mạnh mẽ. Ẩm độ cao, ít nắng nóng, hạn chế bốc hơi nước, cây dễ sống
Miền nam Mùa mưa Lượng mưa dồi dào, thích hợp cho nhiều loại cây rừng phát triển.

Luyện tập 2

Mô tả kĩ thuật trồng rừng bằng hạt và bằng cây con. Nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp.

Lời giải:

Mô tả kĩ thuật, ưu và nhược điểm của trồng rừng bằng hạt và bằng cây con:

Phương pháp

Mô tả

Ưu điểm

Nhược điểm

Trồng rừng bằng hạt

+ Chọn hạt giống: Chọn hạt giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực trồng.

+ Làm đất: Xử lý đất tơi xốp, dọn dẹp cỏ dại, cành cây, tạo hố trồng.

+ Gieo hạt: Gieo hạt trực tiếp vào hố đã chuẩn bị, lấp đất nhẹ nhàng và tưới nước giữ ẩm.

+ Chăm sóc: Tưới nước thường xuyên, theo dõi sự phát triển của cây con, bón phân, vun xới, phòng trừ sâu bệnh.

+ Chi phí thấp hơn so với trồng bằng cây con.

+ Tỷ lệ cây sống cao do cây con thích nghi tốt với điều kiện môi trường.

+ Có thể áp dụng cho những khu vực có địa hình phức tạp, khó vận chuyển cây con.

+ Thời gian sinh trưởng của cây dài hơn so với trồng bằng cây con.

+ Tỷ lệ cây chết cao hơn trong giai đoạn đầu do cây con yếu ớt.

+ Khó kiểm soát chất lượng cây con do gieo hạt trực tiếp.

Trồng rừng bằng cây con

+ Chọn cây con: Chọn cây con có bầu đất nguyên vẹn, rễ cây phát triển tốt, không sâu bệnh.

+ Làm đất: Xử lý đất tơi xốp, dọn dẹp cỏ dại, cành cây, tạo hố trồng.

+ Trồng cây: Đặt cây con vào hố đã chuẩn bị, lấp đất nhẹ nhàng và tưới nước giữ ẩm.

+ Chăm sóc: Tưới nước thường xuyên, theo dõi sự phát triển của cây con, bón phân, vun xới, phòng trừ sâu bệnh.

+ Thời gian sinh trưởng của cây ngắn hơn so với trồng bằng hạt.

+ Tỷ lệ cây sống cao do cây con đã phát triển khỏe mạnh.

+ Dễ dàng kiểm soát chất lượng cây con.

+ Chi phí cao hơn so với trồng bằng hạt.

+ Khó vận chuyển cây con đến những khu vực có địa hình phức tạp.

Tham khảo thêm:   Toán 3: Góc vuông, góc không vuông Giải Toán lớp 3 trang 101, 102 sách Cánh diều - Tập 1

Luyện tập 3

Hãy mô tả kĩ thuật chăm sóc rừng

Lời giải:

Mô tả kĩ thuật chăm sóc rừng:

Quy trình

Mô tả

Làm cỏ, vun xới

+ Định kì 3 năm liên tục sau khi trồng. Số lần làm coe, vun xới trong năm tùy thuộc tình hình cụ thể.

+ Thời điểm làm cỏ, vun xới tốt nhất là ngay trước thời kì cỏ dại sinh trưởng mạnh nhất hoặc trước khi bón phân thúc.

+ Có thể làm toàn diện hoặc làm cục bộ. Phương thức toàn diện áp dụng cho địa hình bằng phẳng và cục bộ áp dụng cho địa hình dốc.

Bón phân thúc

+ Loại phân bón, liều lượng, thời gian và phương pháp tùy thuộc vào nhân tố cụ thể như: điều kiện lập địa, loài cây, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.

Tưới nước

+ Lượng nước, số lần căn cứ vào đặc điểm phân bố nông – sâu của hệ rễ, quy luật sinh trưởng của loài cây trong từng năm, từng giai đoạn tuổi và điều kiện lập địa để quyết định.

Tỉa dặm, tỉa thưa

+ Dùng kéo, dao,… cắt bỏ các cành phía dưới 1/3 chiều dài của tán cây. Tiến hành vào mùa khô, thời tiết khô ráo.

Trồng dặm

+ Sau khi trồng 20-30 ngày phải kiểm tra tỉ lệ sông. Nếu đạt dưới 85% phải trồng dặm. Nếu trên 85%, chỉ trồng dặm ở những nơi cây chết tập trung, kĩ thuật trồng dặm như trồng chính.

Giải Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 5 – Vận dụng

Hãy đề xuất thời vụ và kĩ thuật trồng rừng phù hợp cho một loài cây rừng mà em biết

Tham khảo thêm:   Thông tư 12/2017/TT-BCT Quy định về trình tự thủ tục cấp thu hồi giấy phép hoạt động điện lực

Lời giải:

Thời vụ và kĩ thuật trồng rừng phù hợp cho cây keo lai:

Thời vụ

Kĩ thuật trồng

+ Vụ xuân: Trồng từ tháng 2 đến tháng 4, trước mùa mưa.

+ Vụ thu: Trồng từ tháng 8 đến tháng 10, sau mùa mưa.

+ Chọn giống: Chọn giống keo lai phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực trồng.

+ Làm đất: Xử lý đất tơi xốp, dọn dẹp cỏ dại, cành cây, tạo hố trồng.

+ Kích thước hố: Hố có kích thước 40x40x40 cm.

+ Trồng cây: Đặt cây con vào hố đã chuẩn bị, lấp đất nhẹ nhàng và tưới nước giữ ẩm.

+ Mật độ trồng: 1.600 – 2.000 cây/ha.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 12 Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Kết nối tri thức trang 26, 27, 28, 29 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *