Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 12 Bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Cánh diều trang 9, 10, 11, 12, 13 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Công nghệ 12 Bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 12 Cánh diều trang 9, 10, 11, 12, 13.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 2 Chủ đề 1: Giới thiệu chung về lâm nghiệp SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản 12 Cánh diều. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Công nghệ 12 Cánh diều Bài 2 – Luyện tập

Luyện tập trang 10

Hãy kể thêm một số tác động tiêu cực của con người đến rừng.

Tham khảo thêm:   Các lớp (Class) nhân vật trong Call of Duty: Mobile

Lời giải:

Một số tác động tiêu cực của con người đến rừng:

  • Đốt nương rẫy, du canh du cư.
  • Xả thải rác thải sinh hoạt, công nghiệp vào rừng.
  • Sử dụng hóa chất độc hại trong khai thác lâm nghiệp.
  • Săn bắt trái phép, sử dụng các phương pháp tiêu diệt tập thể.
  • Buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Luyện tập trang 10

Dựa vào số liệu trong Bảng 2.1, hãy nhận xét về hoạt động phát triển rừng ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2022.

Bảng 2.1

Lời giải:

Nhận xét về hoạt động phát triển rừng ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2022:

– Diện tích rừng ở Việt Nam tăng cao và phát triển:

  • Năm 1990: 9 175.6 nghìn ha
  • Năm 2022: 14 790,1 nghìn ha

– Từ năm 1990 đến 2010: Rừng tự nhiên có xu hướng tăng

– Từ năm 2010 đến 2022: Rừng tự nhiên phát triển không đều có sự xen kẽ tăng và giảm.

– Diện tích rừng từ năm 1990 đến 2022 có sự tăng qua các năm nhưng không mạnh mẽ.

Luyện tập trang 12

Phân biệt quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp.

Lời giải:

Phân biệt quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp:

Phân biệt

Tái sản xuất tự nhiên

Tái sản xuất kinh tế

Khái niệm

Là quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng dưới tác động của các yếu tố tự nhiên như khí hậu, đất đai, nước

Là quá trình con người tác động vào quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

Mục đích

Mục đích chính là duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng.

Mục đích chính là thu hoạch gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác để phục vụ nhu cầu con người.

Quy trình

– Hạt cây nảy mầm, phát triển thành cây con.

– Cây con sinh trưởng, phát triển thành cây trưởng thành.

– Cây trưởng thành ra hoa, kết quả.

– Hạt từ quả rơi xuống đất, nảy mầm và tiếp tục vòng đời mới.

– Con người trồng rừng, chăm sóc rừng.

– Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ rừng.

– Thu hoạch gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác.

– Trồng rừng mới để thay thế cho rừng đã khai thác.

Tác động

– Tốn thời gian dài.

– Năng suất thấp.

– Dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên.

– Nhanh hơn tái sản xuất tự nhiên.

– Năng suất cao hơn.

– Ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Giới thiệu một cuốn sách giáo khoa lớp Hai (12 mẫu) Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc

Giải Công nghệ 12 Cánh diều Bài 2 – Vận dụng

Vận dụng trang 10

Hoạt động bảo vệ rừng nào đang được áp dụng ở một địa phương mà em biết?

Lời giải:

Hoạt động bảo vệ rừng đang được áp dụng tại địa phương em:

  • Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
  • Tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của rừng.
  • Tổ chức các hội thi, hội thảo về bảo vệ rừng.
  • Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên kiểm lâm.

Vận dụng trang 13

Hãy tìm hiểu và đưa ra nhận xét về một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp ở một địa phương mà em biết.

Lời giải:

Một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp ở một địa phương mà em biết:

Hoạt động

Đặc điểm

Trồng rừng

+ Hoạt động trồng rừng được triển khai mạnh mẽ, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc.

+ Nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu lũ lụt, hạn hán.

+ Tạo nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến lâm sản.

Bảo vệ rừng

+ Hoạt động bảo vệ rừng được quan tâm, góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng, cháy rừng.

+ Nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 12 Bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Cánh diều trang 9, 10, 11, 12, 13 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Ngân hàng câu hỏi tập huấn SGK lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo (10 môn) Đáp án trắc nghiệm tập huấn sách giáo khoa lớp 6

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *