Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 11: Ôn tập chương 4 Giải Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức trang 77 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Công nghệ Chăn nuôi 11 trang 77 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi chương 4 Phòng trị bệnh cho vật nuôi.

Giải Công nghệ 11 Ôn tập chương 4: Phòng trị bệnh cho vật nuôi các em hiểu các phương pháp phòng và trị bệnh trong chăn nuôi. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án môn Công nghệ lớp 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy sau đây là toàn bộ bài soạn Công nghệ Chăn nuôi 11 trang 77 Kết nối tri thức mời các bạn cùng đón đọc.

Mục Lục Bài Viết

Câu 1

Trình bày khái niệm, vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi.

Gợi ý đáp án

Khái niệm: Bệnh là trạng thái không bình thường của vật nuôi. Khi vật nuôi bị bệnh thường có các biểu hiện như buồn bã, chậm chạp, chán ăn hoặc bỏ ăn, ho,… Bệnh ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, bệnh nặng có thể gây chết.

Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi:

  • Bảo vệ vật nuôi.
  • Nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
  • Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

Câu 2

Mô tả đặc điểm, nêu nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm. Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em.

Gợi ý đáp án

Đặc điểm

Nguyên nhân

Biện pháp phòng, trị bệnh

Bệnh Newcastle

Gây viêm, xuất huyết các cơ quan đường tiêu hóa và hô hấp.

Do Paramyxovirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, có vật chất di truyền là RNA.

Phòng bệnh:

Khi dịch chưa xảy ra:

  • Ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như hạn chế người qua khu chăn nuôi.
  • Sát trùng dụng cụ, thiết bị chăn nuôi.
  • Thực hiện kiểm dịch, cách li và tiêm vaccine đúng quy định.

Khi có dịch:

  • Tiêu hủy gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh theo đúng quy định.
  • Tiêm vaccine và cách li số gia cầm còn lại.
  • Tẩy uế và tiêu độc chuồng trại.
  • Không mang gia cầm bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch.

Trị bệnh:

  • Kịp thời báo cho thú y địa phương.
  • Dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng khả năng đề kháng khi gia cầm bị bệnh.

Bệnh cúm gia cầm

Sốt cao, có những biểu hiện bệnh lí ở hệ thống tiêu hóa, hô hấp, thần kinh và sinh sản.

Do virus cúm type A có vật chất di truyền là RNA, chủ yếu thuộc subtype H5N1 gây ra.

Phòng bệnh:

Khi dịch chưa xảy ra:

  • Ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như tiêu độc, khử trùng và vệ sinh thức ăn, xe chuyên chở và dụng cụ chăn nuôi.
  • Hạn chế cho gia cầm tiếp xúc với chim hoang dã.
  • Tiêm vaccien theo đúng quy định.

Khi có dịch:

  • Cấm hoạt động buôn bán, giết mổ gia cầm.
  • Tiêu hủy gia cầm ốm, chết theo đúng quy định.
  • Phun thuốc sát trùng, tiêu độc đúng quy định.
  • Giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch và phát hiện kịp thời những biểu hiện, triệu chứng bệnh cúm ở người để can thiệp.

Trị bệnh: Kịp thời báo cho thú y địa phương.

Bệnh tụ huyết trùng gia cầm

Nhiễm trùng máu.

Do vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc nhóm Gram âm gây ra.

Phòng bệnh:

  • Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, không để con vật quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Thực hiện chặt chẽ quy trình vệ sinh thú y trong chăn nuôi.
  • Cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, an toàn.
  • Tiêm vaccine đúng quy định.

Trị bệnh:

  • Kịp thời báo cho thú y địa phương.
  • Cần phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh và thuốc trợ lực, kèm theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
  • Điều trị dự phòng cho đàn.
  • Kháng sinh có thể dùng: Streptomycin, Tetracyclin, Neotesol theo hướng dẫn nhà sản xuất.
Tham khảo thêm:   Cách chinh phục game Asphalt 8: Airborne

Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em: Địa phương em đã có những biện pháp phòng, trị bệnh cho gia cầm, giảm thiểu được mức thiệt hại về số lượng, gia cầm và kinh tế.

Câu 3

Mô tả đặc điểm, nêu nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn. Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em.

Gợi ý đáp án

Đặc điểm

Nguyên nhân

Biện pháp phòng, trị bệnh

Bệnh dịch tả lợn cổ điển

Virus có thể ra ngoài phân, nước tiểu, nước bọt.

Do virus dịch tả lợn có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridae

  • Giữ chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì.
  • Tiêm vacxin đầy đủ theo yêu cầu.

Bệnh tai xanh

Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn. Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khỏe và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.

Do Enterovirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra, loại virus này chỉ gây bệnh cho lợn.

Phòng bệnh:

  • Giữ chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì, thực hiện tốt biện pháp chăn nuôi “cùng vào – cùng ra”.
  • Tiêm vaccine đầy đủ theo lịch khuyến cáo.
  • bệnh cúm ở người để can thiệp.

Trị bệnh:

  • Kịp thời báo cho thú y địa phương.
  • Không được tắm cho lợn bị bệnh, sử dụng Sorbitol để giải độc gan, thận cho lợn.
  • Có thể sử dụng thuốc kháng hạ sốt, thuốc kháng viêm và một số loại thuốc kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng để điều trị.

Bệnh huyết trùng lợn

Vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn. Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khỏe qua đương không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống.

Do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra.

Phòng bệnh:

  • Bổ sung các sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cho lợn.
  • Giữ chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì, thực hiện tốt biện pháp chăn nuôi “cùng vào – cùng ra”.
  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ, nhắc lại 6 tháng/lần.

Trị bệnh:

  • Kịp thời báo cho thú y địa phương.
  • Có thể dùng kháng sinh để điều trị.
Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 1 vòng 9 năm 2016 - 2017 Đề thi giải toán trên mạng lớp 1 có đáp án

Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em: địa phương em đã và đang thực hiện nghiêm túc biện pháp phòng, trị bệnh ở lợn.

  • Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc.
  • Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.
  • Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi.
  • Luôn vật nuôi nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp vì vật nuôi trong môi trường ẩm ướt, lạnh chân sẽ rất dễ mắc bệnh.
  • Cách li vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.
  • Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.
  • Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách li với môi trường xung quanh.
  • Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.
  • Phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 – 21 ngày (tùy theo từng loại vaccine) mới có miễn dịch.
  • Sử dụng vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.

Câu 4

Mô tả đặc điểm, nêu nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò. Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em.

Tham khảo thêm:   Tuyển tập 367 bài tập trắc nghiệm số phức (Có đáp án) Tài liệu ôn thi lớp 12 môn Toán

Gợi ý đáp án

Đặc điểm

Nguyên nhân

Biện pháp phòng, trị bệnh

Bệnh lở mồm, long móng

Sốt đột ngột, viêm mụn nước rồi lở loét ở miệng, vú, vùng móng chân; nước bọt chảy nhiều…

Do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là ARN thuộc họ Picornaviridae gây ra.

  • Kiểm dịch ở biên giới, ngăn ngừa không để bệnh ở các nước khác lây lan vào nội địa.
  • Cấm mua bán, xuất nhập trâu, bò trong vùng có dịch.
  • Khai báo đầy đủ, kịp thời khi có dịch hay nghi có dịch.
  • Thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn.
  • Tiêm phòng vacxin đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan thú y và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bệnh tụ huyết trùng

Gây tụ huyết từng mảng và xuất huyết ở một số vùng như niêm mạc mắt, mũi, miệng, da.

Do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra.

  • Tăng sức đề kháng cho trâu, bò.
  • Luôn giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì.
  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định.
  • Kịp thời báo cho thú y địa phương khi phát hiện gia súc bị bệnh.
  • Kết hợp với việc dùng kháng sinh, cần tiêm cho vật nuôi các thuốc trợ tim, trợ sức như long não, cafein, vitamin…

Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em: địa phương em thực hiện tốt công tác phòng, trị bệnh ở trâu, bò như:

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ tẩy uế, tiêu độc khử trùng.
  • Ở bãi chăn thả và quanh khu vực chuồng nuôi cần phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thoát nước ở chỗ có vũng nước tù để hạn chế sự tồn tại của mầm bệnh trong tự nhiên.
  • Tăng cường sức đề kháng cho con vật bằng cách vệ sinh thức ăn, nước uống, ăn, uống đủ, chăm sóc sử dụng và khai thác hợp lý.
  • Toàn bộ chuồng trại, bãi chăn phải được vệ sinh, tẩy uế và trống chuồng, bãi chăn thả triệt để. Đốt rác thải và ủ phân có trộn vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh.

Câu 5

Trình bày ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 11: Ôn tập chương 4 Giải Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức trang 77 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *