Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 11 Bài 5: Nhân giống vật nuôi Giải Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức trang 28, 29, 30, 31, 32 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Công nghệ Chăn nuôi 11 trang 28, 29, 30, 31, 32 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 5: Nhân giống vật nuôi của chương II: Công nghệ giống vật nuôi.

Giải Công nghệ 11 Bài 5 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em hiểu được các phương pháp nhân giống vật nuôi. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án môn Công nghệ lớp 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

I. Nhân giống thuần chủng

1. Khái niệm giống thuần chủng

Khám phá

Quan sát Hình 5.1 và hãy cho biết thế nào là nhân giống thuần chủng.

Gợi ý đáp án

Nhân giống thuần chủng là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống để thiết lập và duy trì các tính trạng ổn định mà con vật sẽ truyền cho thế hệ tiếp theo.

Tham khảo thêm:   Tuyển tập 28 đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Vật Lý hay nhất (Có đáp án) Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Vật Lý

2. Mục đích của nhân giống thuần chủng

Khám phá

Nêu mục đích của nhân giống thuần chủng. Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng với đối tượng vật nuôi nào?

Gợi ý đáp án

Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.

Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng với đối tượng vật nuôi: lợn Ỉ, lợn cỏ, lợn Mèo, gà Hổ, gà Tre, gà H’Mông,…

II. Lai giống

1. Khái niệm

Khám phá

Quan sát Hình 5.3 và cho biết thế nào là lai giống.

Gợi ý đáp án

Lai giống là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau.

2. Một số phương pháp lai

Khám phá

Quan sát Hình 5.4, hãy cho biết sự khác nhau giữa lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp.

Gợi ý đáp án

Lai kinh tế đơn giản:

  • Chỉ có 2 giống tham gia.
  • Thế hệ F1 đều dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống.
  • Lai kinh tế phức tạp:
  • Lai từ 3 giống trở lên.
  • Tất cả con lai đều dùng để nuôi thương phẩm, không sử dụng làm giống.

Khám phá

Quan sát Hình 5.6 và mô tả phương pháp lai cải tạo.

Gợi ý đáp án

Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm Hóa 9 học kì 1 Các dạng bài tập Hóa 9 kì 1

Phương pháp lai cải tạo là dùng một giống (giống đi cải tạo) thường là giống cao sản để cải tạo một cách cơ bản một giống khác (giống cần cải tạo) khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất.

Luyện tập Công nghệ 11 Bài 5 Kết nối tri thức

Câu 1

So sánh nhân giống thuần chủng và lai giống. Cho ví dụ minh họa.

Gợi ý đáp án

Giống nhau:

  • Đều muốn nhân giống vật nuôi.
  • Trước khi tiến hành yêu cầu phải chuẩn bị chu đáo về kĩ thuật cũng như dụng cụ.

Khác nhau:

Nhân giống thuần chủng

Lai giống

Cùng giống với bố mẹ

Khác giống với bố mẹ

Duy trì lâu dài 1 loại giống

Tạo 1 loại giống mới

Mang hoàn toàn gen của bố mẹ

Mang 1 nửa gen bố, nửa gen mẹ

Ví dụ minh họa:

  • Nhân giống thuần chủng: Con lợn đực và con lợn cái cùng giống lợn Móng Cái.
  • Lai giống: Gà Rốt đực và gà Ri cái.

Câu 2

Hình dưới đây mô tả công thức lai giống nào?

Vận dụng Công nghệ 11 Bài 5 Kết nối tri thức

Khám phá: Đề xuất phương pháp nhân giống một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 11 Bài 5: Nhân giống vật nuôi Giải Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức trang 28, 29, 30, 31, 32 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 4: Lesson 5 Soạn Anh 4 Explore Our World (Cánh diều)

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *