Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 11 Bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong Giải Công nghệ Cơ khí 11 Kết nối tri thức trang 99, 100, …, 108 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Công nghệ Cơ khí 11 Bài 20 trang 99→108 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong của chương 6: Động cơ đốt trong.

Giải Công nghệ 11 Bài 20 Kết nối tri thức các em hiểu được kiến thức về hệ thống làm mát, hệ thống đánh lửa trên động cơ xăng. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án môn Công nghệ lớp 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

I. Hệ thống bôi trơn

Câu hỏi: Quan sát Hình 20.2 và thực hiện các nhiệm vụ:

– Gọi tên các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (14).

– Dầu bôi trơn được đưa đến bề mặt của những chi tiết nào?

– Bộ phận nào có chức năng làm sạch dầu, bộ phận nào làm mát dầu?

Gợi ý đáp án

– Tên các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (14):

(1) Các te , (2) lưới lọc , (3) bơm , (4) van an toàn bơm dầu , (5) van an toàn lọc dầu , (6) lọc dầu , (7) Van khống chế lưu lượng dầu qua két làm mát , (8) két làm mát , (9) đồng hồ báo áp suất dầu , (10) đường dầu chính , (11)(12)(13) các đường dầu phụ , (14) đường dầu hồi về các te

Tham khảo thêm:   Mẫu biên bản đào tạo (nội bộ) Biểu mẫu nhân sự

– Dầu bôi trơn được đưa đến bề mặt của những chi tiết: Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bơm dầu tạo ra áp lực để đẩy dầu bôi trơn đến tất cả các bề mặt ma sát của các chi tiết để bôi trơn.

– Bộ phận lọc có chức năng làm sạch dầu, bộ phận bơm làm mát dầu.

II. Hệ thống làm mát

Câu hỏi: Quan sát Hình 20.3 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Gọi tên, xác định vị trí các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (11) của hệ thống làm mát.

– Khi quạt gió (7) quay, gió được hút vào hay thổi ra.

– Trên các đường ống dẫn nước, màu đỏ, màu xanh thể hiện điều gì?

Gợi ý đáp án

– Gọi tên, xác định vị trí các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (11) của hệ thống làm mát:

1: Thân máy

2: Nắp máy

3: Đường nước nóng

4: Van hằng nhiệt

5: Két nước

6: Giàn ống của két nước

7: Quạt gió

8: Ống nước tắt về bơm

9: Pully dẫn động quạt gió

10: Bơm nước

11: Ống phân phối nước lạnh

– Khi quạt gió (7) quay, gió được hút vào để làm mát động cơ và tăng tốc độ làm mát nước trong giàn ống.

– Trên các đường ống dẫn nước, màu đỏ thể hiện nước nóng, màu xanh thể hiện nước lạnh.

Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu và cho biết có những loại nước làm mát nào được sử dụng. Tại sao người ta lại pha thêm chất phụ gia vào nước làm mát?

Tham khảo thêm:   Phim Việt Nam chiếu rạp - Giao Lộ 8675

Gợi ý đáp án

Hiện nay có 2 loại nước làm mát chính được sử dụng, gồm nước tinh khiết và nước có pha chất phụ gia.

Khi pha thêm phụ gia vào nước làm mát, các chất phụ gia sẽ làm tăng nhiệt dung riêng của nước làm mát, nhờ đó, khả năng hấp thụ nhiệt và truyền tải nhiệt của nước làm mát được tăng lên, hiệu quả làm mát từ đó cũng tăng.

III. Khám phá nhiên liệu

Câu hỏi: Quan sát Hình 20.5 và cho biết:

– Đặc điểm của họng khuếch tán.

– Bộ phận, chi tiết nào giữ cho lượng xăng trong buồng phao luôn ở mức không đổi?

– Nếu thùng xăng đặt ở vị trí thấp hơn buồng phao thì có ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ không? Ảnh hưởng như thế nào?

Gợi ý đáp án

Đặc điểm của họng khuếch tán: tiết diện thu nhỏ để tăng tốc độ không khí khi đi qua.

Bộ phận, chi tiết giữ cho lượng xăng trong buồng phao luôn ở mức không đổi là kim tiết lưu.

Nếu thùng xăng đặt ở vị trí thấp hơn buồng phao thì có ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ.

Đó là quá trình lọc xăng diễn ra khó khăn hơn.

Câu hỏi: Quan sát Hình 20.7 và cho biết các bầu lọc trên hệ thống có thể hoán đổi vị trí được không?

Gợi ý đáp án

Các bầu lọc không thể đổi vị trí cho nhau.

Tham khảo thêm:   Quyết định 777/QĐ-BGDĐT Sửa đổi Chương trình giáo dục mầm non

Mỗi bầu lọc thô hoặc lọc tinh đều có vai trò nhiệm vụ của nó nên không thể hoán đổi vị trí cho nhau. Trong trường hợp bị hoán đổi, hệ thống và động cơ vẫn làm việc, nhưng điều kiện làm việc không đảm bảo, cặn bẩn trong nhiên liệu có thể lọt sàng bơm cao áp => bơm cao áp có thể nhanh bị hỏng.

Câu hỏi: Qua bài học và kết hợp tìm hiểu thêm trong sách báo, internet em hãy cho biết:

– Tại sao dầu diesel cần phải được phun tơi với áp suất cao?

– Thông thường áp suất dầu diesel phun có giá trị khoảng bao nhiêu?

Gợi ý đáp án

Do dầu diesel phun vào xi lanh động cơ ở cuối kì nén nên thời gian hòa trộn với không khí để hình thành hỗn hợp không khí và nhiên liệu rất ngắn, do vậy, dầu diesel cần được phun với áp suất cao để dầu diesel được xé tơi dễ hóa hơi và hòa trộn với không khí.

Các hệ thống nhiên liệu động cơ diesel thông thường (thế hệ cũ) có áp suất phun từ 180 đến 220 bar. Còn hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel điều khiển điện tử có áp suất phun lên tới hàng nghìn bar.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 11 Bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong Giải Công nghệ Cơ khí 11 Kết nối tri thức trang 99, 100, …, 108 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *