Bạn đang xem bài viết ✅ Chuyên đề giải Toán tìm X lớp 3 Ôn tập Toán lớp 3 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chuyên đề giải Toán tìm X lớp 3 giúp các em hiểu rõ định nghĩa, các kiến thức cần nhớ, cùng 6 dạng Toán tìm x cho các em học sinh lớp 3 tham khảo, nắm chắc kiến thức dạng Toán tìm x.

Bên cạnh đó, còn có 24 bài tập thực hành cho các em luyện giải thật nhuần nhuyễn, để không còn bỡ ngỡ khi làm bài thi, dễ dàng đạt được kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2022 – 2023 sắp tới. Chi tiết mời các em cùng tải miễn phí chuyên đề Toán tìm x lớp 3:

Tìm x là gì?

Tìm x là dạng toán đi tìm giá trị của ẩn x trong phép tính.

Ví dụ: Tìm x biết

a) x + 5035 = 7110

x = 7110 – 5035

x = 2075

b) x : 27 = 63

x = 63 x 27

x = 1701

Lưu ý cần nhớ khi giải toán tìm X lớp 3

1. Để giải được các bài toán tìm X thì cần các thành phần và kết quả của:

Tham khảo thêm:   Công văn 134/2013/GSQL-GQ3 Tạm nhập khẩu 01 chiếc xe ôtô của nhân viên Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Để giải được các bài toán tìm X thì cần dựa vào các thành phần và kết quả của phép tính:

Phép cộng: Số hạng + Số hạng = tổng

=> Số hạng = Tống – Số hạng

Phép trừ: Số bị trừ – Số trừ = Hiệu

=> Số bị trừ = Số trừ + Hiệu, Số trừ = Số bị trừ – Hiệu

Phép nhân: Thừa số × Thừa số = Tích

=> Thừa số = Tích : Thừa số

Phép chia: Số bị chia : Số chia = Thương.

=> Số bị chia = Số chia × Thương, Thương = Số bị chia: Số chia

Tìm X

2. Cách tìm thành phần chưa biết của phép tính:

a. Trong phép cộng:

  • Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

b .Trong phép trừ:

  • Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
  • Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

c. Trong phép nhân:

  • Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

d. Trong phép chia hết:

  • Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
  • Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương

e. Trong phép chia có dư:

  • Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư.
  • Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia trừ số dư, rồi chia cho thương.

Các dạng bài tìm X thường gặp ở lớp 3

1. Dạng 1 (Dạng cơ bản)

Các bài tìm X mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 chữ, còn vế phải là 1 số.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 11 THPT tỉnh Hà Tĩnh năm học 2012 - 2013 môn Lịch sử - Có đáp án Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Ví dụ: Tìm X:

549 + X = 1326 X – 636 = 5618

X = 1326 – 549 X = 5618 + 636

X = 777 X = 6254

2. Dạng 2 (Dạng nâng cao)

Những bài tìm X mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 chữ , vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số.

Ví dụ: Tìm X

X : 6 = 45 : 5

X : 6 = 9

X = 9 x 6

X = 54

3. Dạng 3

Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có 2 phép tính không có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.

Ví dụ: Tìm X:

736 – X : 3 = 106

X : 3 = 736 – 106 (dạng 2)

X : 3 = 630 (dạng 1)

X = 630 x 3

X = 1890

4. Dạng 4

Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có 2 phép tính có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.

Ví dụ: Tìm X

(3586 – X) : 7 = 168

(3586 – X) = 168 x 7

3586 – X = 1176

X = 3586 – 1176

X = 2410

5. Dạng 5

Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có chứa 2 phép tính không có dấu ngoặc đơn, còn vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số

Ví dụ: Tìm X

125 x 4 – X = 43 + 26

125 x 4 – X = 69

500 – X = 69

X = 500 – 69

X = 431

6. Dạng 6

Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có chứa 2 phép tính có dấu ngoặc đơn , còn vế phải là một tổng, hiệu ,tích, thương của hai số

Ví dụ: Tìm X

(X – 10) x 5 = 100 – 80

(X – 10) x 5 = 20 (dạng 5)

(X – 10) = 20 : 5

X – 10 = 4

X = 4 + 10

X = 14

7. Các bài tập thực hành

1. X x 5 + 122 + 236 = 633

2. 320 + 3 x X = 620

Tham khảo thêm:   Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non 2022 Báo cáo chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 tuổi

3. 357 : X = 5 dư 7

4. X : 4 = 1234 dư 3

5. 120 – (X x 3) = 30 x 3

6. 357 : (X + 5) = 5 dư 7

7. 65 : x = 21 dư 2

8. 64 : X = 9 dư 1

9. (X + 3) : 6 = 5 + 2

10. X x 8 – 22 = 13 x 2

11. 720 : (X x 2 + X x 3) = 2 x 3

12. X+ 13 + 6 x X = 62

13. 7 x (X – 11) – 6 = 757

14. X + (X + 5) x 3 = 75

15. 4 < X x 2 < 10

16. 36 > X x 4 > 4 x 1

17. X + 27 + 7 x X = 187

18. X + 18 + 8 x X = 99

19. (7 + X) x 4 + X = 108

20. (X + 15) : 3 = 3 x 8

21. (X : 12 ) x 7 + 8 = 36

22. X : 4 x 7 = 252

23. (1+ x) + (2 + x) + (3 + x) + (4 + x ) + (5 + x) = 10 x 5

24. (8 x 18 – 5 x 18 – 18 x 3) x X + 2 x X = 8 x 7 + 24

Gợi ý

1. X x 5 + 122 + 236 = 633

X x 5 + 358 = 633

X x 5 = 633 – 358

X x 5 = 275

X = 275 : 5

X = 55

2. 320 + 3 x X = 620

3 x X = 620 – 320

3 x X = 300

X = 300 : 3

X = 100

3. 357 : X = 5 dư 7

X = (357 – 7) : 5

X = 350 : 5

X = 70

4. X : 4 = 1234 dư 3

X : 4 = 1234 + 3

X : 4 = 1237

X = 1237 x 4

X = 4948

5. 120 – (X x 3) = 30 x 3

120 – (X x 3) = 90

X x 3 = 120 – 90

X x 3 = 30

X = 30 : 3

X = 10

6. 357 : (X + 5) = 5 dư 7

(357 – 7) : (X + 5) = 5

350 : (X + 5) = 5

X + 5 = 350 : 5

X + 5 = 70

X = 70 – 5

X = 65

7. 65 : x = 21 dư 2

x = (65 – 2) : 21

x = 63 : 21

x = 3

8. 64 : X = 9 dư 1

X = (64 – 1) : 9

X = 63 : 9

X = 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chuyên đề giải Toán tìm X lớp 3 Ôn tập Toán lớp 3 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *