Bạn đang xem bài viết ✅ Chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào X Ôn tập Toán 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào X là một trong những dạng bài tập cơ bản Toán 9 và cũng là tài liệu không thể thiếu dành cho các học sinh chuẩn bị thi vào 10 tham khảo.

Chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào X được biên soạn rất khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm tài liệu: chuyên đề Giải phương trình bậc 2 chứa tham số, bài tập hệ thức Vi-et và các ứng dụng.

I. Cách chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào X

Để chứng minh 1 một biểu thức không phụ thuộc vào biến ta cần:

  • Thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức ( Nếu có)
  • Nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau rồi rút gọn.

II. Ví dụ chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào X

Ví dụ 1: Chứng minh biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Tất cả đứng im

B = x2(x – 2) – x(x2 + x + 1) + x(3x + 1)

Chứng minh

Ta có:

B = x2(x – 2) – x(x2 + x + 1) + x(3x + 1)

= x2.x – x2.2 – x.x2 – x.x – x.1 + x.3x + x.1

= x3 – 2x2 – x3 – x2 – x + 3x2 + x

= (x3 – x3) + (3x2 – 2x2 – x2) + (x – x)

= 0 + 0 + 0

= 0

Vậy giá trị của biểu thức B không phụ thuộc vào x.

Ví dụ 2. Chứng minh biểu thức sau không phụ thuộc vào x

A = (x2 – x).(x + 1) – (x2 + x).(x – 1)

Chứng minh

Ta có: A = (x2 – x).(x + 1) – (x2 + x).(x – 1)

A = x2(x + 1) – x.(x + 1) – x2(x – 1) – x(x – 1)

= x3 + x2 – x2 – x – x3 + x2 – x2 + x

= (x3 – x3) + (x2 – x2 + x2 – x2) + (x – x)

= 0 + 0 + 0

= 0

Vậy giá trụ của biểu thức A không phụ thuộc vào biến x.

Ví dụ 3: Chứng minh biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của x và y

A = (x – y).(x + y) + (y – x).(y + x) + 10

Chứng minh

Ta có:

A = (x – y).(x + y) + (y – x).(y + x) + 10

= x(x + y) – y(x + y) + y.(y + x) – x(y + x) + 10

= x2 + xy – xy – y2 + y2 + xy – xy – x2 + 10

= (x2 – x2) + (y2 – y2) + (xy – xy + xy – xy) + 10

= 0 + 0 + 0 + 10

= 10

Vậy giá trị của biểu thức A là 10 và không phụ thuộc vào x và y.

Ví dụ 4: 

Chứng minh giá tri của biểu thức sau không phụ thuộc giá trị của biến.

A = (x – y2).(x + y2) + (y2 – 2).(y2 + 2) – x2

Chứng minh

A = (x – y2).(x + y2) + (y2 – 2).(y2 + 2) – x2

= x(x + y2) – y2(x + y2) + y2(y2 + 2) – 2(y2 + 2) – x2

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn giải các dạng toán cực trị của hàm số Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 12

= x2 + xy2 – xy2 – y4 + y4 + 2y2 – 2y2 – 4 – x2

=(x2 – x2) + (xy2 – xy2) + (y4 – y4) + (2y2 – 2y2) – 4

= -4

Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc vào giá trị của biến

Ví dụ 5: 

Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc giá trị của biến x.

A = (2x – 4).(1 – x2) + x(2x2 – 2 – 4x)

Chứng minh

A = (2x – 4).(1 – x2) + x(2x2 – 2 – 4x)

= 2x(1 – x2) – 4(1 – x2) + 2x3 – 2x – 4x2

= 2x – 2x3 – 4 + 4x2 + 2x3 – 2x – 4x2

= (2x – 2x) + (2x3 – 2x3) + (4x2 – 4x2) – 4

= 0 + 0 + 0 – 4

= -4

Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc biến x

Ví dụ 6:

Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc giá trị của biến x, y

A = (9x – 2y).(x – y) + y(3x – 2y) + (1 – x).(1 + x)

Chứng minh

A = (9x – 2y).(x – y) + y(3x – 2y) + (1 – x).(1 + x)

A = x2 – xy – 2xy + 2y2 + 3xy – 2y2 + 1 + x – x – x2

A = (x2 – x2) + (-xy -2xy + 3xy) + (2y2 – 2y2) + (x – x) + 1

A = 0 + 0 + 0 + 0 + 1

A = 1

Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc biến x, y

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào X Ôn tập Toán 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *