Bạn đang xem bài viết ✅ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 9 Chuẩn kiến thức Ngữ Văn 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 9 là mức tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà các em học sinh lớp 9 phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình giáo dục.

Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ văn 9 là căn cứ chủ yếu để biên soạn sách giáo khoa, giáo án, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vậy sau đây là chuẩn kiến thức Ngữ văn 9, mời quý thầy cô cùng theo dõi và tải tại đây.

Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 9

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Lê Anh Trà

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luật, tự sự, biểu cảm.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

– Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

– Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

– Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể.

2. Kỹ năng:

– Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

– Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

– Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên có ý nghĩa.

– Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của tác giả Lê Anh Trà.

2. Đọc – hiểu văn bản

Tham khảo thêm:   Top 5 phần mềm đánh giá hệ thống tốt nhất dành cho PC

a) Nội dung

– Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.

– Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.

b)Nghệ thuật

– Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.

– Vận dụng các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.

– Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.

c)Ý nghĩa văn bản

Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập : tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Hướng dẫn tự học

– Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của bác Hồ.

– Tìm hiểu ý nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất.

– Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.

2. Kỹ năng:

– Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.

– Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

– Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung : nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

– Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

2. Luyện tập

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán trường THPT Đại An - Nam Định lần 2 (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán

– Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm về lượng.

– Phát hiện lỗi liên quan đến Phương châm về lượng trong một đoạn văn cụ thể.

– Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm về chất.

– Phát hiện lỗi liên quan đến phương châm về chất trong một đoạn văn cụ thể.

3. Hướng dẫn tự học

Xác định các câu nói không tuân thủ phương châm về lượng, phương châm về chất trong một hội thoại và chữa lại cho đúng.

SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

– Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

– Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.

– Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

2. Kỹ năng:

– Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh.

– Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

– Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh gồm có kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa…

– Tác dụng : góp phần làm rõ những đặc điểm của đối tượng được thuyết minh một cách sinh động nhằm gây hứng thú cho người đọc.

– Lưu ý khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật tạo lập văn bản thuyết minh, cần phải :

– Bảo đảm tính chất của văn bản.

– Thực hiện được mục đích thuyết minh.

– Thể hiện các phương pháp thuyết minh.

2. Luyện tập

– Xác định văn bản đã cho đáp ứng những yêu cầu nào của văn bản thuyết minh.

– Chỉ ra tác dụng của phương pháp thuyết minh được vận dụng trong văn bản cụ thể.

– Chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh cụ thể.

3. Hướng dẫn tự học

Tham khảo thêm:   Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường Tiểu học Vĩnh Tân, Sóc Trăng năm 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án

Tập viết đoạn thuyết minh ngắn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

————————

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

– Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái kéo…)

– Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

2. Kỹ năng:

– Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.

– Lập dàn ý chi tiết về viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Củng cố kiến thức

– Bài thuyết minh về một thứ đồ dùng có mục đích giới thiệu công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đồ dùng đó.

– Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh như tự thuật, kể chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hóa,…có tác dụng làm cho bài viết hấp dẫn, sinh động.

2. Luyện tập

– Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.

– Xác định yêu cầu của một đề bài thuyết minh cụ thể.

– Lập dàn ý chi tiết và viết phần Mở bài.

– Trình bày dàn ý trước lớp.

– Tìm biện pháp nghệ thuật để viết phần mở bài trong dàn ý nêu trên.

3. Hướng dẫn tự học

Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh Họ nhà kim (Ngữ văn 9, tập một, tr.16).

…………

Mời các bạn tải File về để xem thêm nội dung chi tiết tài liệu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 9 Chuẩn kiến thức Ngữ Văn 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *