Bạn đang xem bài viết ✅ Chính tả bài Cao Bằng trang 48 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 23 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chính tả Cao Bằng giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời 3 câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 48. Đồng thời, cũng giúp các em ôn tập về quy tắc viết hoa, viết tên người, tên địa lý Việt Nam.

Nhờ đó, các em sẽ viết đúng chính tả, trình bày thật đẹp để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để nắm thật chắc kiến thức, học tốt bài Chính tả lớp 5 tuần 23:

Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 48

Câu 1

Nhớ – viết: Cao Bằng (4 khổ thơ đầu)

Trả lời:

Sau khi qua Đèo Gió
Ta lại vượt Đèo Giàng
Lại vượt qua Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng.

Cao Bằng, rõ thật cao!
Rồi dần bằng bằng xuống
Đầu tiên là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng.

Câu 2

Tìm tên riêng thích hợp với mỗi ô trống, biết rằng những tên riêng đó là: Điện Biên Phủ, Công Lý, Côn Đảo, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Giót.

a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù…. là chị…

b) Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch … là anh…

c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mình trên cầu… mưu sát Mắc Na-ma-ra là anh…

Trả lời:

a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.

b) Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Phan Đình Giót

c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na-ma-ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.

Câu 3

Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng có trong đoạn thơ sau:

Cửa gió Tùng Chinh

Đường tuần tra lên chóp Hai ngàn
Gió vù vù quất ngang cành bứa
Trông xa xa nhập nhoè ánh lửa
Vật vờ đầu súng sương sa.

Cửa gió này người xưa gọi Ngã ba
Cắt con suối hai chiều dâng lũ
Nơi gió Tùng Chinh, Pù mo, pù xai hội tụ
Chắn lối mòn lên đỉnh Tùng Chinh.

Theo ĐÀO NGUYÊN BẢO

Trả lời:

Viết sai Sửa lại
Hai ngàn Hai Ngàn
Ngã ba Ngã Ba
Pù mo Pù Mo
pù xai Pù Xai
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương Dàn ý & 6 bài văn mẫu lớp 10

Bài tập Chính tả Cao Bằng

Câu 1: Con hãy gạch chân dưới các danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn sau:

Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ ra đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu.

Đáp án:

Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ ra đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu.

Câu 2: Con hãy bấm chọn vào các danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn sau:

Ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có một phụ nữ không sinh con nhưng lại được 51 người con gọi bằng mẹ. Người phụ nữ đó là mẹ Nguyễn Thị Phú ở đội 10, thôn Đông, xã Lý Hải.

Đáp án:

Ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có một phụ nữ không sinh con nhưng lại được 51 người con gọi bằng mẹ. Người phụ nữ đó là mẹ Nguyễn Thị Phú ở đội 10, thôn Đông, xã Lý Hải.

Câu 3: Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam:

A. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.
B. Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu tiên tạo thành tên riêng đó.
C. Viết hoa âm chính của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.
D. Viết hoa âm chính của tiếng đầu tiên tạo thành tên riêng đó.

Tham khảo thêm:   Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng

Đáp án: A.

Câu 4: Con hãy kéo thả các tên riêng vào chỗ trống thích hợp:

Điện Biên Phủ Công Lý Côn Đảo Võ Thị Sáu

Nguyễn Văn Trỗi Phan Đình Giót

a. Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù …. là chị ….

b. Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch …. là anh ….

c. Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu ….. mưu sát Mắc na-ma-ra là anh …..

Lời giải:

a. Côn Đảo, Võ Thị Sáu

b. Điện Biên Phủ, Phan Đình Giót

c. Công Lý, Nguyễn Văn trỗi

Đáp án đúng

a. Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu

b. Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Phan Đình Giót

c. Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc na-ma-ra là anh Nguyễn Văn Trỗi

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chính tả bài Cao Bằng trang 48 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 23 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *