Bạn đang xem bài viết ✅ Chỉ thị số 20/2011/CT-UBND về tăng cường kiểm tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng chống tai nạn giao thông ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chỉ thị số 20/2011/CT-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh: Về tăng cường kiểm tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng chống tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

————-
Số: 20/2011/CT-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————————

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 5 năm 2011

CHỈ THỊ
Về tăng cường kiểm tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông,
phòng chống tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố
_______________________

Từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố đã có chiều hướng xấu đi, tai nạn giao thông diễn ra rất phức tạp; so với cùng kỳ năm trước tăng 02 vụ, tăng 73 người bị thương; đặc biệt tai nạn giao thông xảy ra nghiêm trọng trên cả đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Để kịp thời khắc phục tình hình, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở – ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

I. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT GIAO THÔNG, VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO THÔNG KHI THAM GIA GIAO THÔNG

1. Ban An toàn giao thông thành phố chủ trì phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể thành viên, các sở – ngành thành phố, các quận – huyện:

– Xây dựng nội dung và kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật giao thông (Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, các quy định về bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, hành lang sông, kênh, rạch…) cho phù hợp với từng đối tượng (cán bộ công chức, viên chức, công nhân, nhân dân lao động, sinh viên, học sinh, từng khu dân cư, hộ gia đình).

– Xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Liên Hiệp quốc về “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ”, hưởng ứng tích cực “Tuần lễ An toàn giao thông toàn cầu” và “Ngày tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông”.

– Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp và Ủy ban nhân dân các quận – huyện để tổ chức tổng kết tình hình thực hiện học tập, làm việc lệch ca, lệch giờ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới; báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố chậm nhất trong tháng 7 năm 2011.

– Phối hợp với Công an thành phố báo cáo kết quả thực hiện thí điểm việc kết hợp xử lý hành chính với giáo dục pháp luật giao thông đối với người vi phạm pháp luật giao thông.

2. Sở Giao thông vận tải:

– Tiếp tục phối hợp với Đài Tiếng nói nhân dân thành phố (VOH) và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin về phương án tổ chức phân luồng, điều chỉnh giao thông, về tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố (đặc biệt vào giờ cao điểm).

– Phối hợp với Ban An toàn giao thông thành phố và các Hiệp hội vận tải biên soạn sổ tay thực hiện tiết kiệm nhiên liệu và chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng ý thức và hành vi văn hóa giao thông khi đi đường phổ biến đến từng đơn vị, hợp tác xã và xã viên trong hoạt động vận tải, đặc biệt đội ngũ lái xe taxi, xe buýt, xe tải nặng, xe container, phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe.

– Tổng kiểm tra các biển báo giao thông hiện có trên địa bàn thành phố, sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp quy định, hoàn tất trong tháng 6 năm 2011; lắp đặt bổ sung hoàn thiện toàn bộ hệ thống biển báo này trong năm 2011.

3. Ủy ban nhân dân các quận – huyện:

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật giao thông cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân lao động trên địa bàn; lồng ghép nội dung tuyên truyền giáo dục về pháp luật giao thông trong các buổi sinh hoạt ở cơ quan, đơn vị, khu phố, tổ dân phố…; ít nhất một tháng một lần. Nêu cao tính gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên, sinh viên, học sinh trong việc chấp hành và vận động gia đình, người thân chấp hành nghiêm pháp luật giao thông.

4. Đề nghị Thành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:

Chủ trì, phối hợp Ban An toàn giao thông, Ủy ban nhân dân quận – huyện và các cơ quan liên quan thường xuyên phát động phong trào xây dựng ý thức chấp hành pháp luật giao thông trong đoàn viên, sinh viên, học sinh Trung học phổ thông, thanh niên công nhân và thanh niên nông thôn thông qua những hoạt động hội thi, hội trại, chiến dịch “Mùa hè xanh”, hưởng ứng “Tháng An toàn giao thông”.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chỉ thị số 20/2011/CT-UBND về tăng cường kiểm tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng chống tai nạn giao thông của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Goose Goose Duck

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *