Bạn đang xem bài viết ✅ Chỉ thị 27-CT/TW Tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn việc trả thù người tố cáo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 10/01/2019, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Theo đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các hành vi trả thù, trù dập người tố cáo. Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, bao che người bị tố cáo; cơ quan có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo nhưng không hoàn thành nhiệm vụ; người lợi dụng quyền phản ánh, tố cáo, tố giác để bôi nhọ, vu khống, thông tin sai sự thật. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung Chỉ thị tại đây.

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
——-

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————

Số: 27-CT/TW

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2019

CHỈ THỊ 27-CT/TW

CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ NGƯỜI PHÁT HIỆN, TỐ GIÁC, NGƯỜI ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, TIÊU CỰC

Thời gian qua, để phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp ý, phê bình, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện một số chủ trương, quy định có liên quan đến bảo vệ người tố cáo và đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập, như tình trạng để lộ lọt thông tin của người tố cáo; không ít trường hợp người tố cáo không được bảo vệ, bị trả thù, trù dập; các hành vi trả thù, trù dập chưa được phát hiện, xử lý nghiêm. Việc biểu dương, khen thưởng người tố cáo đúng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc bảo vệ người tố cáo chưa được quan tâm. Cán bộ, đảng viên và người dân còn chưa an tâm, ngại đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp ý, phê bình cán bộ, đảng viên vi phạm…

Những hạn chế, bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu ở không ít nơi chưa quan tâm đến công tác này. Quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa hoàn thiện, thiếu cụ thể. Công tác giải quyết tố cáo trong một số trường hợp còn để kéo dài, có biểu hiện bao che người bị tố cáo. Kiểm tra, thanh tra, điều tra phát hiện, xử lý hành vi trả thù, trù dập người tố cáo và những vi phạm quy định về bảo vệ người tố cáo chưa được coi trọng, trong khi những hành vi trả thù, trù dập người tố cáo ngày càng tinh vi, khó phát hiện.

Tham khảo thêm:   Roblox: Tổng hợp giftcode và cách nhập code My Dragon Tycoon

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo thuộc phạm vi mình phụ trách; sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, uốn nắn lệch lạc trong quá trình thực hiện của cấp dưới; chịu trách nhiệm trước cấp trên và bị xử lý trách nhiệm nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý, không làm hết thẩm quyền để xảy ra tình trạng người dân, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách bị trả thù, trù dập khi tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cần xác định rõ việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp.

2. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành quy định liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo theo hướng cụ thể, đồng bộ, có chế tài xử lý nghiêm khắc, chú trọng các biện pháp phòng ngừa; làm rõ những biểu hiện của hành vi trả thù, trù dập người tố cáo dưới mọi hình thức để làm cơ sở nhận diện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý đối với các hành vi này.

Ban cán sự đảng Chính phủ, ban cán sự đảng các bộ, ngành liên quan chỉ đạo ban hành quy định và hướng dẫn thi hành Luật Tố cáo năm 2018 một cách cụ thể, chi tiết, đồng bộ, phân rõ trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân bảo vệ người tố cáo; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo và có chế tài xử lý. Ban hành quy định về bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức mà Luật Tố cáo năm 2018 chưa quy định.

Tham khảo thêm:   Địa lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản Soạn Địa 6 trang 144 sách Cánh diều

3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với công tác bảo vệ người tố cáo.

Ủy ban kiểm tra, thanh tra các cấp đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong việc bảo vệ người tố cáo, người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, các cơ quan, tổ chức…; phát hiện, làm rõ và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo và công khai kết quả xử lý.

Ủy ban kiểm tra, thanh tra cấp trên chủ động hướng dẫn Ủy ban kiểm tra và cơ quan thanh tra cấp dưới thực hiện tốt công tác này.

Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường hoạt động giám sát việc chấp hành pháp luật về tố cáo và bảo vệ người tố cáo.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia giám sát, phát hiện và kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập, chưa thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ người tố cáo; thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo theo quy định.

4. Củng cố, kiện toàn, đề cao trách nhiệm, đạo đức công vụ, ý thức kỷ luật cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

5. Tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các hành vi trả thù, trù dập người tố cáo. Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, bao che người bị tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo nhưng không làm tròn trách nhiệm; người lợi dụng quyền phản ánh, tố giác, tố cáo để bôi nhọ, vu khống, thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân liên quan, gây mất đoàn kết nội bộ. Động viên, khen thưởng kịp thời người tố cáo đúng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức làm tốt công tác bảo vệ người tố cáo.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 10: Lesson Six Unit 10 trang 81 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả và khắc phục những yếu kém trong công tác bảo vệ người tố cáo.

6. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá các quy định hiện hành về khen thưởng người tố cáo để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Hình thức, nội dung, cách thức tổ chức khen thưởng phải thực sự góp phần tạo động lực, khuyến khích người tố cáo, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhưng không để lộ lọt thông tin, làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người tố cáo.

7. Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan để nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bảo vệ có hiệu quả người tố cáo; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ người tố cáo, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của toàn xã hội đối với công tác này.

Các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tích cực phát hiện, đấu tranh với những biểu hiện bao che các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; những hành vi trả thù, trù dập người tố cáo; ủng hộ, bảo vệ người tố cáo; phê phán những hành vi vu khống, tố cáo sai sự thật.

8. Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp có trách nhiệm phổ biến, quán triệt, cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị này.

Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Chỉ thị này được phổ biến đến chi bộ.

Nơi nhận:
– Các tỉnh ủy, thành ủy,

– Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
– Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
– Các đồng chí ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương,
– Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ




Trần Quốc Vượng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chỉ thị 27-CT/TW Tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn việc trả thù người tố cáo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *