Chỉ thị 10/2013/CT-UBND về tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập do thành phố Hà Nội ban hành.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND |
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC NGOÀI CÔNG LẬP
Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công tác y tế, Thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách để các cơ sở y, dược ngoài công lập có điều kiện phát triển. Với hệ thống y, dược ngoài công lập trải rộng trên địa bàn Thành phố, trong đó nhiều cơ sở có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại và ứng đụng kỹ thuật cao góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân Hà Nội cũng như các tỉnh trong khu vực đồng thời giúp giảm quá tải cho các bệnh viện công lập, đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc, sức khỏe nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của các cơ sở y, dược ngoài công lập cũng còn một số tồn tại như: Hành nghề không phép; Cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề; Sử dụng lao động là người nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Không niêm yết giá dịch vụ y tế, giá thuốc hoặc có niêm yết nhưng thu tiền cao hơn giá niêm yết; Hành nghề quá phạm vi chuyên môn cho phép; Quảng cáo không đúng với khả năng chuyên môn…Những tồn tại này gây nên bức xúc trong dư luận xã hội, đặc biệt có trường hợp ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là: Có cơ sở coi trọng lợi nhuận; hiểu biết những quy định của Pháp luật về hành nghề y, dược ngoài công lập của một bộ phận chủ cơ sở cũng như người hành nghề còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm sau cấp phép chưa thường xuyên; các quy định về xử lý vi phạm chưa đủ tính răn đe để ngăn chặn sai phạm.
Trước thực tế đó, để thực hiện tốt quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y, dược ngoài công lập nhàm phát huy những mặt tích cực, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành liên quan khẩn trương tiến hành một số công việc sau:
1. Sở Y tế
– Chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở y, dược ngoài công lập hoạt động trên địạ bàn Thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và các quận, huyện, thị xã tâng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ sở y, dược ngoài công lập, kịp thời chẩn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật; đặc biệt chú ý các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có yếu tố nước ngoài và cơ sở y, dược ngoài công lập không có giấy phép. Rà soát tất cả các cơ sở y, dược ngoài công lập trên địa bàn, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân khi tham gia khám, chữa bệnh.
– Phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định, quy chế chuyên môn, quy chế bệnh án, chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc điều trị và các quy định của pháp luật về hành nghề y dược ngoài công lập; nâng cao Y đức của người hành nghề khám, chữa bệnh.
Thực hiện tốt việc cấp chứng chỉ cho người hành nghề, cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở hành nghề theo các quy định của Pháp luật. Rà soát quy trình cấp phép để kịp thời điều chỉnh những bất cập trong thủ tục cấp phép đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động này. Thực hiện công khai các thủ tục hành chính về cấp phép hành nghề y, dược ngoài công lập; quán triệt đến toàn bộ cán bộ, viên chức ngành y tế chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về hành nghề y, dược ngoài công lập.
– Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, chú trọng hậu kiểm sau khi cấp phép hoạt động để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại của các cơ sở đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Công an Thành phố
Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã có liên quan trong việc kiểm tra các cơ sở y, dược ngoài công lập, chú trọng các cơ sở có yếu tố nước ngoài. Kịp thời điều tra, xử lý những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hành nghề y, dược ngoài công lập.
3. Sở Nội vụ
– Nghiên cứu xác định nhân lực của Sở Y tế và đề xuất với UBND Thành phố nhu cầu điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về y, dược đối với các cơ sở ngoài công lập.
– Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, UBND các quận, huyện có liên quan đề xuất khen thưởng các cơ sở y, dược ngoài công lập thực hiện tốt các quy định và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân Thủ đô.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
– Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn Thành phố khi tuyên truyền, quảng cáo các thông tin về khám, chữa bệnh phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thông tin quảng cáo. Không đăng tin quảng cáo vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không đúng với nội dung chuyên môn đăng ký quảng cáo của các cơ sở y, dược ngoài công lập.
– Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập vi phạm các quy định hoạt động, mức độ vi phạm, hình thức xử phạt để nhân dân biết, nhằm tăng tính răn đe và phòng ngừa tái phạm.
– Phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về hoạt động y, dược ngoài công lập nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người hành nghề cũng như nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực này.
5. Các sở, ngành Thành phố
– Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở y tế, UBND quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập.
– Tham mưu, đề xuất với UBND Thành phố những giải pháp để quản lý có hiệu quả hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập, đồng thời tạo điều kiện để hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập phát triển.
6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
– Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về y, dược ngoài công lập trên địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện pháp luật hành nghề y dược, chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về hoạt động của cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn.
– Chỉ đạo Phòng Y tế và các đơn vị trực thuộc liên quan tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra theo lịch hoặc đột xuất đối với các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập, trong đó cần tập trung vào các ngành nghề, các cơ sở mang tính nhạy cảm như: phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt, cơ sở dịch vụ kính thuốc, phòng khám có yếu tố nước ngoài, các hình thức quảng cáo trang thiết bị y tế, thực phẩm chức năng không đúng quỵ định, đặc biệt đối với những cơ sở hành nghề y, dược không phép, các cơ sở châm cứu, bấm huyệt xoa bóp, trị liệu và điều trị theo phương pháp y dược cổ truyền. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tại cộng đồng, định kỳ báo cảo UBND Thành phố (qua Sở Y tế để tổng hợp).
– Chỉ đạo các cơ quan, hội, đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn trực thuộc không phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong việc quảng cáo hành nghề y, dược ngoài công lập, kinh doanh thực phẩm chức năng, các loại máy chẩn đoán bệnh không có giấy phép.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 25/01/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân. Yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc những nội dung trên, định kỳ báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Y tể để tổng hợp)./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN (Đã ký) Nguyễn Thị Bích Ngọc |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chỉ thị 10/2013/CT-UBND Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.