Bạn đang xem bài viết ✅ Chế độ phụ cấp cho giáo viên công tác Đoàn Chế độ phụ cấp đối với cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mức phụ cấp cho giáo viên làm công tác Đoàn, giáo viên kiêm bí thư đoàn trường có được hưởng phụ cấp trách nhiệm Đoàn không? Là câu hỏi của rất nhiều cán bộ giáo viên.

Trong bài viết dưới đây Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn quy định Chế độ phụ cấp cho giáo viên làm công tác Đoàn/Hội để quý thầy cô giáo cùng tham khảo.

Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 13/2013/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì Chế độ phụ cấp đối với cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên và những người khác kiêm nhiệm công tác Đoàn, Hội được quy định cụ thể như sau:

1. Chế độ thời gian công tác Đoàn

a) Đối với các đại học

– Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn là giảng viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;

– Phó Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên là giảng viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Phó Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn không phải là giảng viên được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;

b) Đối với học viện, cao đẳng, trung cấp

Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học (sau đây gọi chung là cấp trường) có từ 10.000 sinh viên, học sinh trở lên:

– Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;

Tham khảo thêm:   Thông tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH Ban hành bảng danh mục nghề đào tạo trình độ Trung cấp nghề, trình độ Cao đẳng nghề

– Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;

c) Đối với cấp trường có từ 5.000 đến dưới 10.000 sinh viên, học sinh:

– Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;

– Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;

d) Đối với cấp trường có dưới 5.000 sinh viên, học sinh:

– Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;

– Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 40% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 40% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;

đ) Đối với Liên chi đoàn thuộc Đoàn cấp trường có từ 1.000 sinh viên, học sinh trở lên:

Tham khảo thêm:   Phiếu thanh toán chế độ trợ cấp Ban hành theo Thông tư liên tịch 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC

Bí thư Liên chi đoàn là giảng viên, giáo viên được dành 40% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Bí thư Liên chi đoàn không phải là giảng viên, giáo viên được dành 40% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.

e) Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên:

– Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên, cố vấn Đoàn các trường từ 28 lớp trở lên được dành 85% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;

– Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên, cố vấn Đoàn các trường dưới 28 lớp được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;

– Phó Bí thư Đoàn các trường từ 28 lớp trở lên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;

– Phó Bí thư Đoàn các trường dưới 28 lớp được dành 35% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội.

Các quy định về số lượng sinh viên ở điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ trên đây chỉ tính đối với sinh viên hệ chính quy. Trường hợp vượt định mức thời gian theo quy định, cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên được hưởng chế độ vượt giờ; cán bộ Đoàn, Hội không phải là giảng viên, giáo viên được hưởng chế độ làm thêm giờ.

2. Chế độ phụ cấp cho giáo viên kiêm công tác Đoàn

a) Đối với các đại học:

– Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được hưởng phụ cấp như cấp Trưởng Ban thuộc đại học;

– Phó Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên được hưởng phụ cấp như cấp Phó Trưởng Ban thuộc đại học;

b) Đối với học viện, cao đẳng, trung cấp

Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học:

– Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Trưởng phòng;

– Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Phó Trưởng phòng;

c) Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên:

– Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên và Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên được hưởng phụ cấp như Tổ trưởng chuyên môn;

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 môn Mĩ thuật Tiểu học Đáp án trắc nghiệm môn Mỹ thuật Module 9

– Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên được hưởng phụ cấp như Tổ phó chuyên môn.

d) Trường hợp cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên hoặc không phải là giảng viên, giáo viên giữ chức vụ có phụ cấp tương đương hoặc cao hơn phụ cấp Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng bộ môn, Tổ trưởng chuyên môn, Phó Tổ trưởng chuyên môn thì được hưởng mức phụ cấp cao nhất.

Phụ cấp đối với cán bộ Đoàn, Hội được trả cùng kỳ lương hàng tháng.

3. Một số chế độ chính sách khác

1. Cán bộ Đoàn, Hội được tạo điều kiện về thời gian, được thanh toán công tác phí khi tham gia hoạt động Đoàn, Hội do cấp trên triệu tập theo quy định của pháp luật hiện hành; được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được ưu tiên bố trí chỗ ở ký túc xá; được hưởng phúc lợi xã hội như cán bộ quản lý cùng cấp.

2. Cán bộ Đoàn, Hội có thời gian công tác Đoàn, Hội từ 03 năm liên tục trở lên và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, khi thi tuyển công chức, thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức được ưu tiên xem xét tuyển dụng.

3. Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Đoàn từ cấp cơ sở trở lên nếu đủ tiêu chuẩn được đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo của nhà trường. Đối với cán bộ Đoàn, Hội chủ chốt hoàn thành nhiệm vụ, khi hết tuổi công tác Đoàn, Hội, nhà trường có trách nhiệm luân chuyển sang vị trí tương đương, phù hợp với chuyên môn, có điều kiện để phát triển. Đối với cán bộ chuyên trách công tác Đoàn, Hội khi hết tuổi làm cán bộ Đoàn, Hội, nhà trường có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp.

4. Chế độ, chính sách đối với các chức danh khác của cán bộ Đoàn, Hội được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhưng không cao hơn định mức dành cho cán bộ Đoàn, Hội chủ chốt được quy định ở Quyết định này.

5. Nhà trường có trách nhiệm bố trí phòng làm việc và cơ sở vật chất phù hợp, bảo đảm cho tổ chức Đoàn, Hội hoạt động hiệu quả.

Trên đây là nội dung về Chế độ phụ cấp đối với cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên và những người khác kiêm nhiệm công tác Đoàn, Hội. Hi vọng tài liệu hữu ích đến tất cả các bạn đọc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chế độ phụ cấp cho giáo viên công tác Đoàn Chế độ phụ cấp đối với cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *