Bạn đang xem bài viết ✅ Cấu trúc đề thi vào lớp 10 năm 2025 – 2026 Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 mới nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 năm 2025 – 2026 bao gồm môn Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3, giúp các em nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi vào lớp 10 năm 2025 – 2026 hiệu quả.

Môn thi thứ 3 vào 10 thuộc một trong các môn: Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học), Lịch sử và Địa Lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ (Tiếng Anh). Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ đề thi vào 10 môn Toán, các dạng Toán 9 ôn thi vào 10. Vậy mời các em cùng theo dõi cấu trúc đề thi vào 10 trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Lưu ý: Tài liệu mang tính chất tham khảo, tùy vào chương trình học các Tỉnh (Sở) ra đề cho phù hợp.

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 năm 2025 – 2026

Phụ lục 3
CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
(Kèm theo Công văn số /SGDĐT-GDTrH ngày / 03/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo)

A. MÔN TOÁN

1. Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.

2. Cấu trúc đề thi: tổng 10,0 điểm

Câu

Phạm vi kiến thức

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

TNKQ
(0.25đ/câu)

Tự luận
(1.0đ/câu)

TNKQ
(0.25đ/câu)

Tự luận
(1.0đ/câu)

Tự luận

Tự luận
(0.5đ/câu)

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1,2

Phương trình bậc nhất, bậc hai, bất phương trình bậc nhất một ẩn, hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn

2 câu

3,4

Căn thức bậc hai, bậc ba

1 câu

1 câu

5,6

Hàm số bậc nhất, bậc hai và đồ thị.

1 câu

1 câu

7,8

Tỉ số lượng giác, hệ thức lượng trong tam giác vuông và ứng dụng

1 câu

1 câu

9

Hình trụ, hình nón, hình cầu

1 câu

10

Tần số, tần số ghép nhóm và biểu đồ

1 câu

11,12

Xác suất

1 câu

1 câu

PHẦN II – TỰ LUẬN

13

Rút gọn

1 câu

14

Phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu, hệ bậc nhất 2 ẩn

1 câu

15

Phương trình bậc 2 (2 ý a, b)
– Ý a: Giải phương trình
– Ý b: Định lí Viète và ứng dụng

Ý a: 1 câu

Ý b:
1 câu
(0,5 điểm)

16

Ứng dụng thực tế của hình học phẳng, hình trụ, hình nón, hình cầu

1 câu (1.0 điểm)

17

Hình học (3 ý a, b, c)
– Ý a: Tứ giác nội tiếp
– Ý b, c: Đẳng thức hình học, song song, vuông góc, ba điểm thẳng hàng,
ba đường thẳng đồng quy, tam giác đặc biệt, cực trị hình học

Ý a: 1 câu

‘Ý b: 1 câu
(0.5 điểm)

Ý c: 1 câu

18

Bất đẳng thức, cực trị đại số, phương trình vô tỉ, hệ phương trình, toán logic

1 câu

Tổng

3,0 điểm

4,0 điểm

2,0 điểm

1 điểm

B. MÔN NGỮ VĂN

1. Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề; tổng điểm toàn bài thi: 10,0 điểm

2. Cấu trúc đề thi:

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

– Ngữ liệu để biên soạn câu hỏi đọc hiểu không có trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp THCS biên soạn theo Chương trình GDPT 2018 được Bộ GD&ĐT phê duyệt, trọng tâm là những thể loại được học ở chương trình Ngữ văn 9. Dung lượng của ngữ liệu không quá 800 chữ; phù hợp với đánh giá năng lực học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, môn Ngữ văn.

– Thực hiện trả lời 10 câu hỏi (bao gồm 8 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận) dựa trên những yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bao gồm các cấp độ tư duy:

+ Nhận biết: 6 câu trắc nghiệm x 0,25 điểm = 1,5 điểm

+ Thông hiểu: 2 câu trắc nghiệm x 0,25 điểm = 0,5 điểm

+ Vận dụng (trả lời ngắn gọn từ 7 đến 10 câu văn): 2 câu tự luận x 1,0 điểm = 2,0 điểm

PHẦN II: VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn Nghị luận xã hội (2,0 điểm)

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ sức mạnh của tuổi thanh xuân trong cuộc sống Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất

– Viết 01 đoạn văn nghị luận xã hội, dung lượng khoảng 200 chữ.

– Chủ đề đoạn văn nghị luận xã hội không nhất thiết liên quan đến ngữ liệu đọc hiểu trong đề thi.

Câu 2: Viết bài văn Nghị luận văn học (4,0 điểm)

– Vận dụng những kiến thức văn học, kĩ năng viết đã được học theo yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT 2018 để viết bài văn nghị luận văn học, trọng tâm chương trình Ngữ văn 9.

– Văn bản văn học dùng làm ngữ liệu không có trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp THCS biên soạn theo chương trình GDPT 2018 đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt, thuộc các thể loại đã học, trọng tâm chương trình Ngữ văn 9. Dung lượng của ngữ liệu không quá 800 chữ; phù hợp với đánh giá năng lực học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, môn Ngữ văn.

C. MÔN THI THỨ BA

Môn thi thứ ba thuộc một trong các môn: Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học), Lịch sử và Địa Lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ (Tiếng Anh).

I. MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1. Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.

2. Cấu trúc đề thi: tổng 10,0 điểm

-Gồm 3 phần thi (mỗi phần thi 30 phút), làm trên 03 bài trên giấy thi độc lập.

– Nội dung thi:

TT

Các phần kiến thức

Số điểm

Số câu

Loại câu hỏi

1

Chất và sự biến đổi chất

3,25

3

Tự luận

2

Năng lượng và sự biến đổi

3,25

3

Tự luận

3

Vật sống

3,5

3

Tự luận

Tổng

10,0 điểm

9

3. Nội dung thi

Phần 1: Chất và sự biến đổi chất

TT

Các phần kiến thức

Nội dung

1

Kim loại

– Tính chất chung của kim loại

Dãy hoạt động hoá học

– Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim

– Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

2

Hữu cơ

– Hydrocarbon: alkane, alkene

– Ethylic alcohol; Acetic acid

– Lipid và chất béo;

– Glucose và saccharose

– Tinh bột và cellulose

– Protein

3

Thí nghiệm, thực hành

– Nêu được tên dụng cụ thí nghiệm; Biết và hiểu các thí nghiệm (trong nội dung thi)

Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi

TT

Các phần kiến thức

Nội dung

1

Ánh sáng

– Sự khúc xạ ánh sáng;

– Sự tán sắc ánh sáng;

– Mầu sắc ánh sáng;

– Sự phản xạ toàn phần;

– Lăng kính;

– Thấu kính;

– Kính lúp.

2

Điện

– Điện trở;

– Định luật Ohm;

– Đoạn mạch điện mắc nối tiếp, mắc song song;

– Năng lượng điện và công suất điện.

3

Từ

– Cảm ứng từ;

– Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều;

– Tác dụng của dòng điện xoay chiều.

Phần 3: Vật sống

TT

Các phần kiến thức

Nội dung

1

Di truyền

(lớp 9)

– Hiện tượng di truyền;

– Mendel và khái niệm nhân tố di truyền (gene);

– Từ gen đến protein;

– Nhiễm sắc thể;

– Di truyền nhiễm sắc thể;

– Di truyền học với con người;

– Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống.

2

Tiến hoá

(lớp 9)

– Khái niệm tiến hoá;

– Chọn lọc nhân tạo;

– Chọc lọc tự nhiên;

– Cơ chế tiến hoá.

4. Mức độ kiểm tra, đánh giá cho mỗi phần

Nhận biết, thông hiểu: 70%

– Vận dụng: 20%

– Vận dụng cao: 10%.

5. Ma trận đề thi

TT

Phần kiến thức

Nội dung

Điểm

Phần 1: Chất và sự biến đổi chất (3,25 điểm)

1

Kim loại

– Tính chất chung của kim loại

Dãy hoạt động hoá học

– Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim

– Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

1,5

2

Hữu cơ

– Hydrocarbon: alkane, alkene

– Ethylic alcohol; Acetic acid

– Lipid và chất béo;

– Glucose và saccharose

– Tinh bột và cellulose

– Protein

1,25

3

Thí nghiệm, thực hành

– Nêu được tên dụng cụ thí nghiệm; Biết và hiểu các thí nghiệm (trong nội dung thi)

0,5

Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi (3,25 điểm)

1

Ánh sáng

– Sự khúc xạ ánh sáng;

– Sự tán sắc ánh sáng;

– Mầu sắc ánh sáng;

– Sự phản xạ toàn phần;

– Lăng kính;

– Thấu kính;

– Kính lúp.

1,25

2

Điện

– Điện trở;

– Định luật Ohm;

– Đoạn mạch điện mắc nối tiếp, mắc song song;

– Năng lượng điện và công suất điện.

1,25

3

Từ

– Cảm ứng từ;

– Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều;

– Tác dụng của dòng điện xoay chiều.

0,75

Phần 3: Vật sống (3,5 điểm)

1

Di truyền

(lớp 9)

– Hiện tượng di truyền;

– Mendel và khái niệm nhân tố di truyền (gene);

– Từ gen đến protein;

– Nhiễm sắc thể;

– Di truyền nhiễm sắc thể;

– Di truyền học với con người;

– Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống.

2,5

2

Tiến hoá

(lớp 9)

– Khái niệm tiến hoá;

– Chọn lọc nhân tạo;

– Chọc lọc tự nhiên;

– Cơ chế tiến hoá.

1,0

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 7: Lesson 3 Soạn Anh 4 trang 114 Explore Our World (Cánh diều)

II. MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

1. Thời gian làm bài:90 phút (không kể thời gian giao đề)

2. Cấu trúc đề thi:tổng 10,0 điểm.

– Gồm 2 phần thi (mỗi phần thi 45 phút). Mỗi phân môn làm bài trên 01 tờ giấy thi độc lập.

– Nội dung thi: thuộc Chương trình GDPT 2018 cấp THCS.

PHẦN LỊCH SỬ (5,0 điểm)

a. Thang điểm

TT

Phần kiến thức

Số điểm

Số câu hỏi

Loại câu hỏi

1

Lịch sử thế giới

1,5

1

Tự luận

2

Lịch sử Việt Nam

2,5

1

Tự luận

3

Chủ đề chung

1,0

1

Tự luận

Tổng

5,0

03

Tự luận

b. Nội dung thi

STT

Nội dung

1

Lịch sử thế giới

-Chiến tranh lạnh (1947-1989).

– Nước Mĩ từ 1945-1991.

– Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay.

2

Lịch sử Việt Nam

– Hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 – 1917
– Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930- 1939.

– Cách mạng tháng Tám năm1945.

3

Chủ đề chung

(Dùng cho cả phần thi Lịch sử và Địa lí)

– Đô thị: Lịch sử và hiện tại

-Văn minh châu thổ Sông Hồng và Sông Cửu Long

– Bảo vệ chủ quyền, các quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Lưu ý:Đề thi có nội dung thực hành kĩ năng lập bảng so sánh các sự kiện lịch sử

PHẦN ĐỊA LÍ (SỐ ĐIỂM: 5,0 điểm)

a. Thang điểm

TT

Nội dung

Số điểm

Số câu

Loại câu hỏi

1

Địa lí dân cư Việt Nam

1,0

1,0

Tự luận

2

Địa lí các ngành kinh tế. Sự phân hoá lãnh thổ

2,0

1,0

Tự luận

3

Chủ đề chung

0,5

1,0

Tự luận

4

Kĩ năng: Biểu đồ, nhận xét bảng số liệu.

1,5

1,0

Tự luận

Tổng

5,00

4

b. Nội dung thi

TT

Nội dung/chủ đề

Nội dung

1

Địa lí dân cư Việt Nam

– Thành phần dân tộc

– Gia tăng dân số ở các thời kì

– Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính

– Phân bố dân cư

– Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn

– Lao động và việc làm

– Chất lượng cuộc sống

2

Địa lí các ngành kinh tế

– Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

– Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

– Sự phát triển và phân bố nông, lâm nghiệp, thủy sản

-Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh

– Công nghiệp

– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

– Sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu

-Vấn đề phát triển công nghiệp xanh

– Dịch vụ

– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

– Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

– Thương mại, du lịch

Sự phân hoá lãnh thổ

– Trung du và miền núi Bắc Bộ.

– Đồng bằng sông Hồng.

– Bắc Trung Bộ.

– Duyên hải Nam Trung Bộ.

– Tây Nguyên.

– Đông Nam Bộ.

– Đồng bằng sông Cửu Long.

– Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

3

Chủ đề chung

– Đô thị: Lịch sử và hiện tại

– Văn minh châu thổ Sông Hồng và Sông Cửu Long

– Bảo vệ chủ quyền, các quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

4

Kĩ năng

Vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu và biểu đồ.

Tham khảo thêm:   Genshin Impact 2.6: Hé lộ vũ khí Haran Tsukishiro Futsu của Ayato

3. Mức độ kiểm tra, đánh giá

– Nhận biết: 40% – Thông hiểu: 30%
– Vận dụng: 20% – Vận dụng cao: 10%

III. MÔN GDCD

1.  Thời gian làm bài:60 phút, không kể thời gian giao đề

2. Cấu trúc đề thi.

TT

MẠCH NỘI DUNG KIẾN THỨC

CHƯƠNG TRÌNH

SỐ CÂU

TỶ LỆ

SỐ ĐIỂM

1

Giáo dục pháp luật

Lớp 8, lớp 9

1

20%

2.0 điểm

1

30%

3.0 điểm

2

Tình huống pháp luật

1

30%

3.0 điểm

3

Giáo dục kỹ năng sống

Lớp 9

1

20%

2.0 điểm

– Tổng số câu hỏi của đề thi 4 câu; Tổng số điểm 10 điểm.

3. Hình thức thi: Tự luận.

4. Nội dung đề thi.

TT

Chương trình

Nôi dung chủ đề

Ghi chú

1

Lớp 8

– Phòng, chống bạo lực gia đình

– Lập kế hoạch chi tiêu

– Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

– Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

2

Lớp 9

– Thích ứng với thay đổi

– Tiêu dùng thông minh

– Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

– Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụđóng thuế

5. Mức độ yêu cầu:

Nhận biết: 40%; Thông hiểu: 30%; Vận dụng: 20%; Vận dụng cao: 10%.

6.Lưu ý:

– Tài liệu sử dụng khi ra đề thi là Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sách giáo khoa môn GDCD cấp THCS; các tư liệu kiến thức thông tin pháp luật, đạo đức, kĩ năng được cập nhật đã được kiểm chứng.

Những nội dung có liên quan đến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các Luật, Bộ luật… cần cập nhật kiến thức, số liệu mới và có nguồn trích dẫn rõ ràng.

Hướng dẫn chấm cho điểm thành phần tối thiểu là 0,25.

IV. MÔN TIẾNG ANH

1. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.

2. Cấu trúc đề thi: tổng 10,0 điểm (sau khi quy về thang điểm 10)

2.1. Ngữ âm: (5 câu hỏi, mỗi câu 1 điểm)

a) Xác định đúng trọng âm của từ

b) Xác định đúng cách đọc các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm

2.2. Từ vựng: (10 câu hỏi, mỗi câu 1 điểm)

a) Cấu tạo từ (Word formation)

b) Kết hợp từ (Collocation)

2.3. Ngữ pháp: (10 câu hỏi, mỗi câu 1 điểm)

a) Mạo từ

b) Danh từ

c) Đại từ

d) Động từ (Thời của động từ, dạng thức của động từ, thể bị động)

e) Tính từ

g) Trạng từ

h) Giới từ

i) Liên từ

k) Câu đơn, câu phức, các mệnh đề trong câu phức

m) Lối nói trực tiếp, gián tiếp

2.4. Đọc hiểu: (15 câu hỏi, mỗi câu 1 điểm)

Kiểm tra kỹ năng đọc lấy ý chính, lấy thông tin cụ thể, chính xác….những đoạn văn có độ dài 100-150 từ theo các chủ điểm đã học.

2.5. Kỹ năng viết: (10 điểm)

a) Gồm 5 câu, mỗi câu 1 điểm. Diễn đạt một ý bằng những cấu trúc câu khác nhau (Transformation)

b) Gồm 5 câu, mỗi câu 1 điểm. Viết câu hoàn chỉnh dựa vào từ gợi ý (Sentence building)

3. Nội dung đề thi

1. Ngữ âm

2. Từ vựng

3. Ngữ pháp

4. Đọc hiểu

5. Viết

Tổng điểm toàn bài 50 chia 5 qui về thang điểm 10

4. Loại câu hỏi

Đề thi bao gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận

5. Độ khó của đề thi:

Tương đương độ khó của sách giáo khoa, sách bài tập, học sinh trung bình có thể làm được 50% trở lên.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cấu trúc đề thi vào lớp 10 năm 2025 – 2026 Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 mới nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *