Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly gồm những gì? Ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Những cải cách của Hồ Qúy Ly có tiến bộ, có giá trị thực tiễn như về văn hóa, giáo dục. Điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước tha thiết. Những cải cách của ông ít nhiều góp phần cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc và lĩnh vực quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Vậy sau đây là toàn bộ cải cách của Hồ Quý Ly mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: cuộc cải cách của Minh Mạng, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
1. Bối cảnh lịch sử diễn ra cải cách của Hồ Quý Ly
– Về chính trị: từ năm 1358, sau khi Thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời, triều Trần nhanh chóng khủng hoảng, suy yếu.
+ Vua Trần Dụ Tông ngày càng sa vào ăn chơi, hưởng lạc. Triều chính bị gian thần lũng đoạn. Việc nước không còn được quan tâm.
+ Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.
+ Ở phía nam, từ nửa sau thế kỉ XIV, Chiêm Thành liên tục đưa quân tấn công Đại Việt. Ở phía bắc, từ sau khi thành lập, nhà Minh thường xuyên yêu cầu Đại Việt cống nộp thầy thuốc, giống cây, lương thực, voi, ngựa,… Quan hệ giữa Đại Việt và nhà Minh ngày càng xấu đi.
– Về kinh tế – xã hội :
+ Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, các hiện tượng hạn hán, bão, lụt, vỡ đê,… xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Mất mùa, đói kém diễn ra thường xuyên.
+ Quý tộc, quan lại, địa chủ tìm cách chiếm đoạt ruộng đất trên quy mô lớn. Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.
+ Cũng từ những năm 40 của thế kỉ XIV, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền. Tiêu biểu như: cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương và các vùng lân cận (1344 – 1360), cuộc khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai (1390),…
=> Trong bối cảnh đó, từ năm 1371, nhờ được vua Trần Nghệ Tông tin dùng, Hồ Quý Ly trở thành một đại thần của triều Trần và từng bước đề xuất, tiến hành những cải cách lớn trên nhiều lĩnh vực. Sau khi thành lập (1400), triều Hồ tiếp tục thực hiện các chính sách cải cách cho đến khi quân Minh xâm lược (1406).
2. Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly
a) Về chính trị:
– Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
– Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
– Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
b) Về kinh tế tài chính:
– Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
– Ban hành chính sách hạn điền.
– Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
c) Về xã hội:
– Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
– Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
d) Về văn hoá, giáo dục:
– Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
– Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.
– Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
e) Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
3. Kết quả cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
Cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly thất bại. Nhà Hồ lên ngôi trong bối cảnh nước ta khủng hoảng trầm trọng, nhân dân đói khổ, chưa có niềm tin với nhà Hồ; mặt khác, việc Hồ Quý Ly ép vua Trần nhường ngôi đã gây nên sự bất bình trong một bộ phận nhân dân. Do đó, nhà Hồ chưa nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.
4. Ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly
Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
– Tác dụng:
- Ổn định tình hình xã hội.
- Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc.
- Văn hóa, giáo dục mang đậm tính dân tộc.
- Làm suy yếu thế lực họ Trần.
– Hạn chế:
Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế, chưa giải quyết dược những yêu cầu bức thiết của cuộc sống của đông đảo nhân dân, không hợp với lòng dân.
=> Triều Hồ khó vững.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cải cách của Hồ Quý Ly: Nội dung, kết quả, ý nghĩa Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.