Bạn đang xem bài viết ✅ Cách tính phụ cấp đối với giáo viên Hướng dẫn mới về cách tính phụ cấp đối với giáo viên ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang xây dựng thông tư hướng dẫn một số điều tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định về phụ cấp đối với nhà giáo. Theo đó, phụ cấp của giáo viên sẽ tính theo:Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên dạy người khuyết tật, phụ cấp trách nhiệm công việc hàng tháng.Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây:

Chế độ trực hè, trực tết của giáo viên các cấp

Chế độ nghỉ phép của giáo viên các cấp

Hướng dẫn mới về cách tính phụ cấp đối với giáo viên

Tại dự thảo lần này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã quy định cụ thể công thức tính các loại phụ cấp đối với giáo viên tại các cơ sở giáo dục trên cả nước. Đơn cử như sau:

Tham khảo thêm:   Địa lí 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu Soạn Địa 7 trang 102 sách Chân trời sáng tạo

1. Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp:

Tiền phụ cấp đặc thù = {[Hệ số lương theo ngạch, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ [Số giờ dạy định mức trong năm/12 (tháng)] x Số giờ dạy tích hợp thực tế trong tháng x 10%.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A là nhà giáo dạy tích hợp trong trường cao đẳng; hệ số lương hiện hưởng 4,98; mức phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng 5%; mức lương cơ sở 1.210.000 đồng; số giờ dạy định mức trong năm là 450 giờ; số giờ dạy tích hợp thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà Bà Nguyễn Thị A được hưởng hàng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp đặc thù = [(4,98 + 5% x 4,98) x 1.210.000 đồng] / [450 giờ/12 (tháng)] x 20 giờ x 10% = 337.445 đồng.

Ghi chú: Từ 1/7/2017, mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng.

2. Phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên dạy người khuyết tật

Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn C Là nhà giáo chuyên trách dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ cấp ưu đãi được hưởng là 70%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; mức lương cơ sở 1.210.000 đồng. Tiền phụ cấp ưu đãi mà Ông Nguyễn Văn C được hưởng hàng tháng tính như sau:

Tham khảo thêm:   Thiệp mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi Mẫu Thiệp mừng ngày 1/6

Tiền phụ cấp ưu đãi = 3,66 x 1.210.000 đồng x 70% = 3.100.020 đồng.

Ghi chú: Từ 1/7/2017, mức lương cơ sở 1.300.000 đồng.

3. Phụ cấp trách nhiệm công việc hàng tháng

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở) / [Số giờ dạy định mức trong năm/12 (tháng)] x Số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng.

Ví dụ 1: Trường hợp Ông Nguyễn Văn Đ tại ví dụ 1 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà Ông Nguyễn Văn Đ được hưởng hàng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,3 x 1.210.000 đồng) / [480 giờ / 12 (tháng)] x 20 giờ = 181.500 đồng.

Ghi chú: Từ 1/7/2017, mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng.

Ngoài ra, dự thảo thông tư còn quy định cụ thể công thức nhiều loại phụ cấp khác đối với nhà giáo tại các cơ sở giáo dục.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách tính phụ cấp đối với giáo viên Hướng dẫn mới về cách tính phụ cấp đối với giáo viên của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *