Bạn đang xem bài viết ✅ Cách nhận biết các dạng biểu đồ Địa lý Cách nhận biết biểu đồ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cách nhận dạng biểu đồ là nguồn tư liệu cực kì hữu ích giúp các bạn học sinh nhanh chóng nhận diện được các dạng biểu đồ để giải nhanh các bài tập Địa lí.

Nhận dạng biểu đồ là kiến thức trọng tâm mà các em học sinh cần nắm vững, được ứng dụng rất nhiều trong học tập. Trong các bài bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý thì phần nhận dạng biểu đồ hầu như đề thi nào cũng có. Vì vậy, để có đáp án chính xác nhất, bạn cần phải nắm được “từ khóa” của từng dạng biểu đồ. Vậy dưới đây là toàn bộ cách nhận biết biểu đồ chính xác, nhanh nhất kèm theo một số dạng bài tập trọng tâm mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Cách nhận biết biểu đồ chính xác, nhanh nhất

  • Bảng nhận biết các dạng biểu đồ ngắn gọn
  • Cách nhận dạng biểu đồ chi tiết
  • Bài tập nhận biết biểu đồ

Bảng nhận biết các dạng biểu đồ ngắn gọn

LOẠI BIỂU ĐỒ

PHÂN LOẠI

NHẬN BIẾT

Biểu đồ tròn

(100 %)

Biểu đồ 1 hình tròn

Chỉ có 1 năm hoặc 1 địa điểm.

* Lời dẫn:

– Cơ cấu;

– Tỉ trọng;

– Tỉ lệ…

– Quy mô và cơ cấu (Biểu đồ bk khác nhau).

– Cơ cấu; thay đổi cơ cấu; chuyển dịch cơ cấu.

Biểu đồ 2, 3 hình tròn có bán kính bằng nhau.

– Bảng số liệu tương đối (%)

– Từ 2, 3 năm hoặc địa điểm.

Biểu đồ 2, 3 hình tròn có bán kính khác nhau.

– Bảng số liệu tuyệt đối hoặc chưa qua xử lí.

– Từ 2, 3 năm hoặc địa điểm.

Biểu đồ miền

(100%)

– Thay đổi cơ cấu.

– Chuyển dịch cơ cấu….

– Bảng số liệu theo chuỗi thời gian từ 4 năm trở lên.

Biểu đồ đường

+ Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.

* Lời dẫn:

– Gia tăng.

– Biến động.

– Phát triển.

– Bảng số liệu 4 năm trở lên.

+ Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tương đối.

(Coi năm đầu tiên 100%)

* Lời dẫn:

– Tốc độ gia tăng.

– Tốc độ tăng trưởng.

– Tốc độ phát triển.

– Bảng số liệu 4 năm trở lên.

Biểu đồ cột

Cột đơn

Thể hiện một đối tượng trong nhiều năm hoặc nhiều đối tượng trong 1 năm.

* Lời dẫn:

– Tình hình phát triển.

– Giá trị.

– Số lượng.

– Sản lượng.

– Số dân…

– Qui mô; so sánh…

– Đơn vị có dấu: “ /”

(tạ/ha; kg/ người; người/ km2…)

Cột kép

– Bảng số liệu có thường có ít năm; đôi khi đối tượng phân theo lãnh thổ (vùng), địa phương) hoặc sản phẩm…

– Bảng số liệu thường có 2 đến 3 đối tượng cùng đơn vị, đôi khi có đơn vị khác nhau.

Cột chồng

Thể hiện 2,3 đối tượng trong nhiều năm;

– Bảng số liệu có dạng tổng số

– Bảng số liệu có thường có nhiều năm

Biểu đồ kết hợp

Cột đơn – đường

* Lời dẫn:

– Thể hiện tương quan độ lớn và động thái phát triển.

– Giá trị”, “tình hình”; “sản lượng”, “diện tích”,

– Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên;

– Bảng số liệu thường có 2 đối tượng với đơn vị khác nhau (1 cột – 1 đường); Một số trường hợp có thể có 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột – 1 đường)…; – Các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau (có dạng tổng – cột chồng – đường)

Cột kép – đường.

Cột chồng – đường

Cách nhận dạng biểu đồ chi tiết

1. Dạng biểu đồ hình tròn

Thường có các từ gợi mở như: “cơ cấu”, “ tỉ trọng”, “tỉ lệ’’ …và đơn vị là %. Mốc thời gian 1 hoặc 2 mốc, tối đa 3 mốc.

– Trong đó, dấu hiệu phân biệt 3 loại biểu đồ tròn:

  • Biểu đồ tròn (với 1 hình tròn): thể hiện cơ cấu của đối tượng tại 1 năm nhất định.
  • Biểu đồ tròn (với 2 hoặc 3 hình tròn cùng bán kính): đề bài cho là BSL tương đối (%), và yêu cầu thể hiện cơ cấu, sự thay đổi/chuyển dịch cơ cấu.
  • Biểu đồ tròn (với 2 hoặc 3 hình tròn khác bán kính): đề bài cho là BSL tuyệt đối có cột tổng số của đối tượng (nếu không cho cột tổng số thì phải tự cộng các giá trị thành phần lại), và yêu cầu thể hiện: quy mô và cơ cấu.

– Các bước để vẽ biểu đồ hình tròn

Bước 1 : Xử lí số liệu ( Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng , triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %

Tham khảo thêm:   Thông tư 99/2016/TT-BTC Hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng

Bước 2 : Xác định bán kính của hình tròn

Lưu ý : Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ .Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phait tính toán bán kính cho các hình tròn

Bước 3 : Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho

Xem thêm: Biểu đồ tròn: Cách vẽ và bài tập

2. Dạng biểu đồ miền

Dạng biểu đồ này cũng dùng để thể hiện cơ cấu, tỉ lệ. Số liệu thể hiện trên 3 mốc thời gian (ít hơn hoặc bằng 3 mốc thời gian thì vẽ biểu đồ tròn, nhưng từ 3 mốc thời gian trở đi thì phải vẽ biểu đồ miền).

Cách vẽ biểu đồ miền

Bước 1: Vẽ khung biểu đồ.

– Khung biểu đồ miễn vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật. Trong đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện một đối tượng địa lí cụ thể.

– Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được năm trên 2 cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ.

– Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ thường thể hiện thời gian (năm).

– Biều đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục – một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này ít, thông thường chỉ sử dụng biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối).

Bước 2: Vẽ ranh giới của miền. Lấy năm đầu tiên trên trục tung, phân chia khoảng cách năm theo tỉ lệ tương ứng.

Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ. Ghi số liệu vào đúng vị trí từng miền trong biểu đồ đã vẽ.

Lưu ý:

  • Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên.
  • Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ.
  • Khoảng cách các năm trên cạnh nằm ngang cần đúng tỉ lệ.
  • Thời điểm năm đầu tiên nằm trên cạnh đứng bên trái của biểu đồ.
  • Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô (số liệu tuyệt đối ) thì trước khi vẽ cần xử lí thành số liệu tinh (số liệu theo tỉ lệ %).

Xem thêm: Biểu đồ miền: Dấu hiệu nhận biết và cách vẽ biểu đồ miền

3. Dạng biểu đồ hình cột

*Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột

– Thể hiện: hơn, kém; nhiều, ít; so sánh các yếu tố; tình hình phát triển. => để thể hiện quy mô, độ lớn, khối lượng, số lượng, sản lượng, giá trị, tình hình phát triển, tình hình sản xuất.

– Mốc thời gian: thường >= 4 năm (cột ghép =< 3 năm) và 1 năm cho các đối tượng (các vùng kinh tế, tỉnh, nhóm sản phẩm,…).

– Đơn vị thường có dấu gạch chéo (/): người/km, USD/người, kg/người, lượng mưa/năm, tạ, tấn/năm.

– Trong đó:

  • Biểu đồ cột đơn: thể hiện tình hình phát triển của một đối tượng trong nhiều năm hoặc nhiều đối tượng trong một năm.
  • Biểu đồ cột ghép: thể hiện rõ sự so sánh qui mô và động thái phát triển của các đối tượng địa lí (chỉ 2 – 3 đối tượng)

=> Vậy biểu đồ hình cột có thể là cột đơn, cột nhóm, chúng thường có các từ gợi mở như: “ về”, “thể hiện”, “khối lượng”, “sản lượng”, “diện tích”,… và kèm theo một hoặc vài mốc thời gian hoặc thời kì, giai đoạn; yêu cầu vẽ biểu đồ theo tên của bảng số liệu đã cho.

  • Biểu đồ cột chồng: Có từ gợi mở như “cơ cấu”, đơn vị là % , từ 1 mốc đến 3 mốc thời gian; Trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần.
  • Biểu đồ thanh ngang: Đây là một dạng biến thể của biểu đồ cột, đơn vị thường % và nội dung trong bảng số liệu thường không phải là năm.

*Cách nhận xét biểu đồ cột

– Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)

  • Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? tăng giảm bao nhiêu?
  • Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục).
  • Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục.
  • Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.

* Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm)… (hai yếu tố trở lên)

  • Nhận xét xu hướng chung.
  • Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn).
  • Kết luận (có thể so sánh, tìm yếu tố liên quan giữa hai cột).
  • Có một vài giải thích và kết luận.
Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Viết 4 - 5 câu về tình cảm của em khi được tham gia một ngày hội ở trường 6 đoạn văn mẫu lớp 2

* Trường hợp cột là các vùng, các nước,…

  • Nhận xét chung nhất về bảng số liệu.
  • Sắp xếp theo tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì,… thấp nhất (cần chi tiết).
  • So sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi,…
  • Kết luận và giải thích.

Xem thêm: Biểu đồ cột: Dấu hiệu nhận biết và cách vẽ biểu đồ cột

4. Dạng biểu đồ đường biểu diễn

– Khi nào vẽ biểu đồ đường?

Thường có các từ gợi mở như: “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, tốc độ tăng trưởng (%), tốc độ phát triển (%). Và kèm theo là một chuỗi thời gian “qua các năm từ… đến…”, thường ≥ 4 năm.

Khi đề bài yêu cầu: hãy vẽ biểu đồ đồ thị tả…”, “hãy vẽ ba đường biểu diễn…” ta bắt buộc phải vẽ biểu đồ đường.

Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ phát triển kinh tế hay tốc độ gia tăng dân số, chỉ số tăng trưởng, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số…. thể hiện rõ qua nhiều năm từ…1995, 2000, 2005….2010, 2014,…. Mặc dù, nó cũng có tỷ lệ 100% nhưng không thể vẽ biểu đồ hình tròn được. Lí do phải vẽ nhiều hình tròn, thì không có tính khả thi với yêu cầu của đề bài.

Cho nên chúng ta vẽ dạng biểu đồ đường để dễ nhận xét về sự thay đổi của các yếu tố trên một đường cụ thể đó và dễ nhận xét về thay đổi của các yếu tố nói trên hay các dạng yêu cầu khác của đề bài.

– Cách vẽ biểu đồ đường:

  • Dựng trục tung và trục hoành:
  • Trục tung: Thể hiện trị số của các đối tượng (trị số là %), góc tọa độ có thể là 0, có thể là một trị số ≤ 100. Hoặc đôi khi trục tung không phải là trị số % mà là các giá trị khác tùy theo yêu cầu của đề bài.
  • Trục hoành: Thể hiện thời gian (năm), góc tọa độ trùng với năm đầu tiên trong bảng số liệu.
  • Xác định toạ độ các điểm từng năm của từng tiêu chí theo bảng số liệu, rồi nối các điểm đó lại và ghi trên các điểm giá trị của năm tương ứng.
  • Nếu có hai đường trở lên, phải vẽ hai đường phân biệt và chú thích theo thứ tự đề bài đã cho.
  • Ghi tên biểu đồ bên dưới.

5. Dạng biểu đồ kết hợp

– Thể hiện mối tương quan giữa độ lớn và động thái phát triển: quy mô, cơ cấu và sự biến đổi; quy mô và sự phát triển; quy mô, cơ cấu và tình hình phát triển.

Ví dụ thể hiện: diện tích và sản lượng lúa/ cà phê… qua các năm; lượng mưa và nhiệt độ; số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam qua các năm; diện tích lúa mùa/ lúa đông xuân trong tổng diện tích lúa cả nước …

– Điều kiện: có 2 đơn vị khác nhau theo chuỗi thời gian.

– Thể hiện mối tương quan giữa độ lớn và động thái phát triển: quy mô, cơ cấu và sự biến đổi; quy mô và sự phát triển; quy mô, cơ cấu và tình hình phát triển.

Ví dụ thể hiện: diện tích và sản lượng lúa/ cà phê… qua các năm; lượng mưa và nhiệt độ; số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam qua các năm; diện tích lúa mùa/ lúa đông xuân trong tổng diện tích lúa cả nước …

– Điều kiện: có 2 đơn vị khác nhau theo chuỗi thời gian.

Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.

Ngược lại, khi phân tích bảng số liệu phải dựa vào số liệu tuyệt đối. Chú ý các mốc đột biến như tăng vượt bậc hay giảm mạnh. Khi viết phân tích cần có cái nhìn tổng thể sau đó đi từng bộ phận. Vì thế, nên có một câu mở đầu tóm lược ý ngắn gọn nhất của đề bài trước khi nhận xét từng đối tượng cụ thể.

*Cách vẽ biểu đồ kết hợp

Bước 1: Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ

– Phân tích bảng số liệu để tìm số lớn nhất, nhỏ nhất nhằm chia hệ trục tọa độ.

– Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.

– Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lý chiều cao 2 trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành.

– Đánh số chuẩn trên trục 2 tung phải cách đều nhau (lưu ý 2 trục không liên quan nhau về số liệu).

Bước 2: Vẽ biểu đồ

– Thông thường – Cột (nhiều đơn vị giống nhau – cột chồng) là trục tung bên trái (số liệu khá phức tạp).

– Đường (có 1 đơn vị) là trục tung bên phải (số liệu khá đơn giản).

– Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về câu nói Tri thức là sức mạnh (Dàn ý + 8 Mẫu) Những bài văn hay lớp 12

– Năm đầu tiên và năm cuối cùng phải cách 2 trục tung khoảng 0,5 – 1,0 cm (trừ trường hợp nhiệt độ và lượng mưa của 12 tháng trong năm).

– Điểm của Đường phải nằm chính giữa năm (nên hoàn thành đường để tránh nối nhầm).

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

– Ghi đầy đủ số liệu cho Cột và đường.

– Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.

* Lưu ý :

– Khoảng cách năm thật chính xác.

– Không dùng các nét đứt để nối sang trục tung (gây rườm rà, đường và cột sẽ bị cắt).

6. Nhận diện biểu đồ dựa vào từ khóa

Riêng đối với phần vẽ biểu đồ, các em nên đọc kĩ vì mỗi dạng biểu đồ đều có những “dấu hiệu nhận biết” của nó. Các em nên dựa theo số năm và gạch chân dưới những “từ khóa” quan trọng có trong đề. Cụ thể, dựa theo số năm có trong bài, ta chia làm hai trường hợp.

– Trường hợp 1: bài có từ 1-3 năm, ta sẽ vẽ biểu đồ tròn hoặc cột. Nếu “từ khóa” trong đề là “cơ cấu”, ta chọn dạng biểu đồ hình tròn. Ngược lại, nếu “từ khóa” là “tỉ trọng, tỉ lệ”, ta chọn biểu đồ hình cột.

– Trường hợp 2: Đối với những đề có từ 4 năm trở lên, chúng ta có các dạng biểu đồ: hình cột, miền, đường biểu diễn và biểu đồ kết hợp (dạng biểu đồ kết hợp thường được nói rõ trong đề). Chúng ta cần chú ý các “từ khóa” có trong đề thi. Nếu có từ “cơ cấu” thì chọn biểu đồ miền, nếu có từ “tăng trưởng” thì vẽ biểu đồ đường, và nếu từ khóa rơi vào “phát triển”, hoặc “biến động” thì vẽ biểu đồ hình cột.

Bài tập nhận biết biểu đồ

Câu 1: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014

Năm Tổng diện tích có rừng (Triệu ha) Trong đó Độ che phủ (%)
Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) Diện tích rừng trồng (Triệu ha)
1943 14,3 14,3 0 43,0
1983 7,2 6,8 0,4 22,0
2005 12,7 10,2 2,5 38,0
2014 13,8 10,1 3,7 41,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ miền.

B. Biểu đồ kết hợp.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ đường.

Câu 2

Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG HỒ TIÊU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017

Năm

2010

2014

2015

2017

Diện tích (nghìn ha)

51,3

85,6

101,6

152,0

Sản lượng (nghìn tấn)

105,4

151,6

176,8

241,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích và sản lượng hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2010 – 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền.

B. Đường.

C. Cột.

D. Kết hợp.

Câu 3

Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA THEOKHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2018

(Đơn vị: triệu đô la Mỹ)

Năm

2010

2012

2016

2018

Khu vực kinh tế trong nước

33 084,3

42 277,2

50 345,2

69 733,6

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

39 152,4

72 252,0

126 235,6

173 963,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 2010 – 2018 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Tròn.

B. Đường.

C. Miền.

D. Cột.

Câu 4

Cho bảng sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

2010

2015

2019

Khai thác

2414,4

3049,9

3777,7

Nuôi trồng

2728,3

3532,2

4490,5

(Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm nói trên, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền.

B. Cột.

C. Tròn.

D. Đường.

Câu 5

TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ VÀ SỔ DÂN THÀNH THỊ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1999 – 2019

Năm

1999

2009

2016

2019

Tỉ lệ dân thành thị (%)

23,6

29,6

33,7

34,4

Số dân thành thị (nghìn người)

18081

25585

31986

33817

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, NXB Thống kê 2020)

Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta, giai đoạn 1999 – 2019, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Tròn.

B. Đường.

C. Kết hợp.

Trên đây là toàn bộ cách nhận biết các dạng biểu đồ Địa lý cùng với khả năng hiểu biết về các dạng biểu đồ các bạn có thể tự tin để chọn cho mình những đáp án chính xác nhất. Lưu ý các bạn, mỗi dạng biểu đồ có cách thể hiện khác nhau, có thể bằng số liệu tương đối hoặc số liệu tương đối, nên chúng ta cần chú ý điều đó để xử lí và làm bài tốt hơn nhé. 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách nhận biết các dạng biểu đồ Địa lý Cách nhận biết biểu đồ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *