Bạn đang xem bài viết ✅ Cách làm lễ hóa vàng Tết 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cách làm lễ hóa vàng Tết 2023 sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ từ bài văn khấn hóa vàng đến lễ vật cần chuẩn bị cho ngày hóa vàng sau Tết Nguyên đán.

Theo tục lệ thì lễ hóa vàng sẽ được thực hiện sau ngày Tết cổ truyền thường làm vào ngày mùng 3 đến mùng 10 Tết âm lịch. Ngày lễ hóa vàng chính là ngày gia chủ chọn để kết thúc Tết theo cách của mỗi gia đình và đốt vàng mã, hóa vàng mã trên bàn thờ. Bạn có thể xem ngày hóa vàng vào các ngày hoàng đạo trong khoảng thời gian trên với mâm cỗ cúng tương tự mâm cỗ ngày mùng 1 Tết 2023.

Lễ vật cúng hóa vàng ngày Tết 2023

Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà lễ hóa vàng có thể khác nhau. Tuy nhiên cần đảm bảo những món lễ dưới đây:

  • Một mâm cỗ mặn gồm: Rượu, thịt, bánh chưng…
  • Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít
  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi
  • Hương
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau, thuốc lá
  • 2 cây mía (theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).
Tham khảo thêm:   Nghị định 42/2013/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục

Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Bạn có thể cúng hóa vàng ngày Tết với cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được, nếu cúng mặn không thể thiếu con gà trống. Cỗ với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm để cúng hóa vàng tiễn tổ tiên sau 3 ngày Tết.

Cách làm lễ hóa vàng Tết 2023

Bước 1: Sau khi dâng mâm cúng, gia chủ tiến hành thắp hương và đọc bài văn khấn hóa vàng.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày…….. tháng……….năm ……………..

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Tham khảo thêm:   Bộ câu hỏi về bầu cử Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Hội đồng nhân dân (Có đáp án) 207 câu hỏi đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Bước 2: Đợi hương cháy hết hoặc qua một tuần hương thì gia chủ chắp tay vái ba vái xin phép thần linh và tổ tiên vàng mã đi hóa.

Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần trước, sau đó mới đến tổ tiên.

Hóa vàng phải tiến hành ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có đồ hóa riêng.

Hóa vàng mã của gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên, cuối cùng là phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm.

Bước 3: Khi tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu vào. Theo quan niệm xưa, phải làm như vậy thì các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.

Lưu ý: Khi hóa không dùng que gẩy tiền vàng liên tục, vì sẽ làm rách tiền, các cụ không tiêu được.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách làm lễ hóa vàng Tết 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *