Bạn đang xem bài viết ✅ Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học 6 cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học là tài liệu hữu ích, sẽ giúp học sinh biết cách chuyển ý khi làm bài văn nghị luận văn học.

Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học
Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học

Trong một bài văn được hình thành từ nhiều đoạn văn khác nhau. Chính bởi vậy mà trong quá trình làm bài nhiều bạn lúng túng, gặp khó khăn trong việc chuyển đoạn. Vì thế trong bài viết hôm nay Wikihoc.com sẽ giới thiệu đến các bạn 6 cách chuyển ý, chuyển đoạn hay nhất. Hi vọng qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo rèn kỹ năng viết văn ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm mở bài phân tích nhân vật.

Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học

Khi viết bài văn nghị luận văn học, cách chuyển ý là rất cần thiết, giúp bài văn trở nên mượt mà, uyển chuyển hơn. Sau đây là một số cách chuyển ý:

Cách số 1

Sử dụng các cụm từ “trước tiên, trước hết, tiếp theo…”

Đây là cách làm đơn giản mà hiệu quả. Các từ nối chúng ta thường sử dụng như: Đầu tiên, tiếp theo, tiếp đó, hơn nữa, không chỉ vậy,… Hoặc chúng ta có thể nêu theo số thứ tự các ý: Thứ nhất/ Trước tiên, Thứ hai, thứ ba, cuối cùng,… sau đó đưa nội dung cần phân tích vào!

Tham khảo thêm:   Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn

Ví dụ 1: Tiếp đó, tác giả đã tái hiện chặng đường hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến trên nền núi non hùng vĩ, hoang sơ:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”

Ví dụ 2:

Trước hết, trong mối quan hệ với chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung, tiết hạnh, yêu thương chồng.

(…)

Thứ hai, trong mối quan hệ với con, Vũ Nương là một người mẹ hết lòng yêu thương chiều chuộng con.

(…)

Thứ ba, trong mối quan hệ với mẹ chồng, Vũ Nương là một nàng dâu hiếu nghĩa, thảo hiền.

Ví dụ: Trước hết, tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được thể hiện qua chiều rộng địa lí.

Cách số 2

Sử dụng một câu văn, câu thơ hay nhận định văn học.

Với cách này, chúng ta cần chọn nhận định sao cho phù hợp với nội dung mà chúng ta hướng tới.

Ví dụ 1: Tố Hữu đã từng khẳng định “Văn học là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và đích đến của văn học”. Bởi vậy, nếu ngòi bút của anh không chấm vào nghiên mực của cuộc đời thì tác phẩm không in đậm dấu ấn của cả của thời đại. Hơn ai khác, Kim Lân hiểu rất rõ điều đó. Nhà văn đã lấy bối cảnh âm u, xám xịt của bức tranh nông thôn Việt Nam những năm 1945 nơi đâu cũng toàn là đói khổ, cái đói như cơn lốc tố nhấn chìm con người vào cõi bi thương có âm cõi dương như hòa lại thành một. “Vợ nhặt” của Kim Lân xuất hiện như một tia chớp lóe lên giữa màn đêm u tối đó.

Ví dụ 2: Trong truyện ngắn Trăng sáng, nhà văn Nam Cao viết: Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Với cái nhìn hiện thực, nhà văn Kim Lân đã giúp người đọc thấy được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Tham khảo thêm:   Thủ tục đặt in hóa đơn lần đầu năm 2014

Cách số 3

Sử dụng cấu trúc câu: “Hơn cả là…/không những… mà nếu ý sau có mức độ cao hơn mức trước”.

Đây là cách nâng cao hơn một chút! Cho nên cần nắm chắc kiến thức để có thể đạt được hiệu quả một cách tối đa. Với phương pháp này, chúng ta sẽ “tận dụng” sự tương đồng, khác biệt giữa các yếu tố liên quan đến nội dung cần phân tích để viết chuyển đoạn

Ví dụ: Nếu như trong bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu khắc họa hình ảnh người lính chống Pháp bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã dùng biện pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn để tô đậm vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và sự hi sinh bi tráng của người lính.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Ví dụ: Không những hiện lên là một người mẹ hiền từ, chất phác, nhân hậu mà bà cụ Tứ còn là người đã thắp sáng niềm tin cho các con về một tương lai tốt đẹp hơn.

Cách số 4

Sử dụng cấu trúc câu: “Do nên… dẫn đến/ Sở dĩ… là vì” nếu ý trước và sau có quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Ví dụ: Sỡ dĩ Mị cởi trói cho A Phủ, là vì lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp trong Mị đã được đánh thức.

Cách số 5

Sử dụng cấu trúc câu: “Bên cạnh… còn có” nếu ý trước và ý sau có quan hệ ngang hàng.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 7: Lesson 8 Soạn Anh 4 trang 119 Explore Our World (Cánh diều)

Ví dụ: Bên cạnh vẻ đẹp bình dị của một người lao động, ông lái đò còn có vẻ đẹp tài hoa của một người nghệ sĩ. Điều đó được thể hiện qua cuộc vượt thác mà Nguyễn Tuân đã khắc họa đầy cam go, kịch tính giống như một trận chiến.

Cách số 6

Sử dụng cấu trúc câu: “Nếu… thì…” nếu muốn tóm tắt ý và mở ra ý mới.

Khái quát lại nội dung của đoạn trên và trình bày, giới thiệu nội dung của đoạn tiếp theo. Với phương pháp này, chúng ta thường sử dụng các quan hệ từ: Nếu “nội dung đoạn 1” thì “nội dung đoạn 2” hay Không chỉ “nội dung 1”, mà còn “nội dung 2”, Bên cạnh “nội dung 1 “ còn có “nội dung 2”…

Ví dụ 1: Nếu ở khổ thơ thứ nhất, Quang Dũng nói về nỗi nhớ của người lính Tây Tiến dành cho núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và đoàn quân Tây Tiến anh hùng, thì đến khổ thơ tiếp theo, tác giả đã tái hiện lại đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo.

Ví dụ 2: Nếu hai câu đề làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc vào hoàn cảnh tâm trạng thì hai câu thực nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học 6 cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *