Bạn đang xem bài viết ✅ Các dạng bài tập môn Tự nhiên và xã hội Mô đun 2 Tập huấn GDPT 2018 – GVCC Tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Các dạng bài tập môn Tự nhiên và xã hội Mô đun 2 mang tới các dạng bài tập, cùng hướng dẫn học môn TNXH, giúp thầy cô nhanh chóng hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn Mô đun 2 giáo viên cốt cán Tiểu học trong chương trình GDPT 2018 của mình.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm các dạng bài tập môn Cơ sở lý luận Mô đun 2, Tiếng Việt, Toán Mô đun 2. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:

Câu hỏi Tổng quát Module 2

Câu 1. Hãy liệt kê tối đa năm thay đổi Thầy/Cô đã thực hiện đối với việc giảng dạy của mình để hỗ trợ tốt hơn cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh qua môn Tự nhiên và xã hội kể từ sau khi hoàn thành mô đun 1: Hướng dẫn Thực hiện CTGDPT – MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

– Tạo điều kiện cho học sinh tích cực hơn, tự chủ hơn trong các hoạt động.

– Quan tâm phát triển các năng lực và phẩm chất của học sinh theo yêu cầu của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.

– Thay đổi phương pháp đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh dựa theo các tiêu chí của Chương trình môn TNXH yêu cầu.

– Giáo viên có thể lựa chọn, vận dụng tất cả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt hơn để phát huy tối đa hiệu quả của bài học

* Những thay đổi này đem lại lợi ích gì cho học sinh?

– Học sinh tích cực hơn trong các hoạt động, có thái độ yêu thích môn Tự nhiên và Xã hội.

– Các năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và bộc lộ rõ hơn qua quá trình học tập.

Trả lời câu hỏi:

Câu 2. Thầy/Cô muốn biết thêm điều gì liên quan đến việc thực hiện CTGDPT -MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ?

– Cách vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,đánh giá học sinh phù hợp mục tiêu chương trình.

– Tài liệu hướng dẫn cụ thể về các năng lực và phẩm chất cần giáo dục cho học sinh qua các chủ đề và bài học.

1. Một số vấn đề cơ bản của CT TNXH:

2. Mục tiêu chương trình: Hình thành và phát triển ở học sinh

– Các phẩm chất chủ yếu.

– Các năng lực chung và năng lực khoa học

3. Về nội dung chương trình môn tự nhiên xã hội

– Chia thành 6 chủ đề:

+ Gia đình

+ Trường học

+ Thực vật và động vật

+ Cộng đồng và địa phương

+ Con người và sức khỏe

+ Trái đất và bầu trời

– Một số điểm mới:

+ Số lượng chủ đề đã tăng lên chúng ta có 6 chủ đề thay vì 3 chủ đề như hiện nay và các mạch nội dung của chủ đề sạch xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 3.

+ Về thời lượng: môn học đã được tăng lên thành 70 tiết/1 năm học ở cả ba lớp.

+ Về yêu cầu cần đạt:

  • Hình thành và phát triển ở học sinh tình yêu con người thiên nhiên
  • Hình ảnh và phát triển ở sinh đức tính chăm chỉ
  • Ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân gia đình cộng đồng
  • Ý thức tiết kiệm giữ gìn bảo vệ tài sản và tinh thần trách nhiệm với môi trường sống

+ Về các năng lực được hình thành qua môn tự nhiên xã hội bao gồm:

  • Các năng lực chung:

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Giao tiếp và hợp tác

Tự chủ và tự học

  • Năng lực khoa học: là năng lực đặc thù của môn học gồm 3 thành phần:

Năng lực nhận thức khoa học

Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.

Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học.

Bài tập về Một số vấn đề cơ bản

Câu 1. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Nối ý ở cột “Thành phần năng lực” với ý ở cột “Biểu hiện” cho phù hợp

Nhận thức khoa học: Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như về sức khoẻ và sự an toàn trong cuộc sống, mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên, …

Tìm hiểu môi trường Tự nhiên và Xã hội xung quanh: Đặt được các câu hỏi đơn giản về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh. Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu được về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.

Vận dụng Kiến thức – Kĩ năng đã học: Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện; nhận xét được cách ứng xử trong mỗi tình huống.

Câu 2. Chọn các đáp án đúng

Chọn ba yêu cầu cần đạt về phẩm chất có nhiều cơ hội phát triển trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

Tình yêu con người, thiên nhiên

Thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày

Ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng

Ý thức sinh hoạt nền nếp

Bài tập về Định hướng chung

Câu 1. Liệt kê một số phương pháp, kĩ thuật dạy học thường sử dụng ở môn TNXH mà theo thầy/cô, quá trình tổ chức của những phương pháp, kĩ thuật dạy học này học sinh được hoạt động tích cực để từ đó có thể hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực.

– Phương pháp dạy học nhóm

– Phương pháp giải quyết vấn đề

– Phương pháp đóng vai

– Phương pháp trò chơi

– Phương pháp bàn tay nặn bột

– Kĩ thuật chia nhóm

– Kĩ thuật giao nhiệm vụ

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”

2. Trình bày các bước thực hiện và tác dụng của phương pháp, kĩ thuật dạy học đó đó trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Tham khảo thêm:   Mẫu CV hiện đại (Tiếng Anh) - Dành cho IT (mẫu 2) Hồ sơ xin việc dành cho IT

2.1. Phương pháp dạy học nhóm

* Các bước thực hiện:

– Làm việc cả lớp: Nhập đề và giao nhiệm vụ

– Làm việc nhóm

– Làm việc cả lớp: Trình bày kết quả, đánh giá

* Tác dụng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

Hình thành và phát triển năng lực giải giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề

2.2 Phương pháp giải quyết vấn đề

* Các bước thực hiện:

– Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;

– Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;

– Liệt kê các cách giải quyết có thể có;

– Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết (tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị);

– So sánh kết quả các cách giải quyết;

– Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;

– Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;

– Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.

* Tác dụng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, có tinh thần trách nhiệm.

2.3. Phương pháp đóng vai

* Các bước thực hiện:

– Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.

– Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.

– Các nhóm lên đóng vai.

– Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.

– GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.

* Tác dụng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.

2.4. Phương pháp trò chơi

* Các bước thực hiện:

– GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS

– Chơi thử (nếu cần thiết)

– HS tiến hành chơi

– Đánh giá sau trò chơi

– Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi

* Tác dụng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, có tinh thần trách nhiệm, trung thực

2.5 Phương pháp bàn tay nặn bột

* Các bước thực hiện:

– Bước 1:Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

– Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.

– Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

– Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu.

– Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức.

* Tác dụng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

Hình thành và phát triển năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ.

2.6. Kĩ thuật chia nhóm

* Các bước thực hiện:

* Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,…:

– GV yêu cầu HS điểm danh từ 1 đến 4/5/6…(tùy theo số nhóm GV muốn có là 4,5 hay 6 nhóm,…); hoặc điểm danh theo các màu (xanh, đỏ, tím, vàng,…); hoặc điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc,…); hay điểm danh theo các mùa (xuân, hạ, thu, đông,…)

– Yêu cầu các HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một màu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm.

* Chia nhóm theo hình ghép:

– GV cắt một số bức hình ra thành 3/4/5… mảnh khác nhau, tùy theo số HS muốn có là 3/4/5… HS trong mỗi nhóm. Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà GV muốn có.

– HS bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt.

– HS phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh.

– Những HS có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm.

* Chia nhóm theo sở thích: GV có thể chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em.

* Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm.

* Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính,….

* Tác dụng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, có tinh thần trách nhiệm, nhân ái.

2.7 Kĩ thuật giao nhiệm vụ

* Các bước thực hiện:

– Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:

+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?

+ Nhiệm vụ là gì?

+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?

+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?

+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?

+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?

+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?

– Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ HS, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị

* Tác dụng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, có tinh thần trách nhiệm.

2.8. Kĩ thuật đặt câu hỏi

* Các bước thực hiện:

– GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những ND bài học chưa sáng tỏ.

– Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS – GV và HS – HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn.

– Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học

+ Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

+ Đúng lúc, đúng chỗ

+ Phù hợp với trình độ HS

+ Kích thích suy nghĩ của HS

+ Phù hợp với thời gian thực tế

+ Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

+ Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích

+ Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.

* Tác dụng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

Tham khảo thêm:   Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 4 năm 2023 - 2024 sách i-Learn Smart Start Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 4 (Có đáp án)

Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, có tinh thần trách nhiệm

2.9. Kĩ thuật động não

* Các bước thực hiện:

– Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.

– Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.

– Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.

– Phân loại các ý kiến.

– Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng

– Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.

* Tác dụng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, chăm chỉ trong học tập.

2.10. Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”

* Các bước thực hiện:

– GV nêu chủ đề.

– GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác trả lời câu hỏi đó.

– HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời.

– HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,… Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại.

* Tác dụng trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, chăm chỉ trong học tập.

2.11. Một số PP và KTDH:

​* ​Phương pháp

– Quan sát

– Thực hành

– Dạy học theo nhóm

– Trò chơi

– Đóng vai

– Điều tra

– Dự án

– Bàn tay nặn bột

– Tình huống

* Kỹ thuật:

– Động não

– Sơ đồ tư duy

– Các mảnh ghép

– Khăn trải bàn

– Phòng tranh

– Tường thuật

– Kwl

2.12 Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học

3. Các phương pháp dạy học

2.1 Phương pháp quan sát:

– Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát

– Bước 2: Xác định mục đích quan sát

– Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn cho học sinh quan sát: Cá nhân, nhóm, lớp.

– Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo quan sát

Câu hỏi phương pháp quan sát

1. Hãy nêu 3 lợi ích của việc học tập qua quan sát trên đối với học sinh:

  • Tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm để nắm bắt kiến thức.
  • Kiến thức thu được sẽ cụ thể, khắc sâu hơn trong quá trình quan sát.
  • Giúp học sinh rèn luyện năng lực và khả năng tư duy bậc cao.

2. Liên hệ với việc dạy của Thầy/Cô. Hãy suy nghĩ về cách Thầy/Cô có thể sử dụng để thúc đẩy việc sử dụng phương pháp quan sát

  • Có kế hoạch hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng cụ thể, rõ ràng, có tích hợp và phân hóa đối tượng học sinh

3. Phương pháp hợp tác theo nhóm:

Nhấn mạnh hoạt động chung của nhóm, có sự phân công và có sản phẩm chung

– Bước 1: Phân công nhiệm vụ và hướng dẫn cho cả lớp

– Bước 2: Học sinh làm việc trong nhóm.

– Bước 3: Thảo luận nhóm trước lớp.

* Lưu ý: Tùy nhiệm vụ, chia nhóm 4-6; phân công hợp lí, cần quan sát hỗ trợ, GV giúp đỡ khi cần.

*Tác dụng TLN: Giúp hình thành các năng lực và phẩm chất: GT và HT,Tự tin, Hợp tác,GQVĐ và ST

Bài tập Phương pháp hợp tác theo nhóm

1. Hãy nêu 3 lợi ích của việc học tập qua hợp tác theo nhóm đối với học sinh:

  • Học sinh được hình thành và rèn luyện các năng lực: giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
  • Học sinh được hình thành và rèn luyện các phẩm chất: Tự tin
  • Rèn khả năng tư duy cho học sinh thông qua tình huống thảo luận nhóm.

2. Liên hệ với việc dạy của Thầy/Cô. Hãy suy nghĩ về cách Thầy/Cô có thể sử dụng để thúc đẩy việc sử dụng phương pháp hợp tác theo nhóm.

– Lập kế hoạch hướng dẫn học sinh hợp tác theo nhóm phù hợp với nội dung bài học và các vấn đề.

Phương pháp bàn tay nặn bột:

– Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

– Bước 2: Quan niệm ban đầu và câu hỏi nghiên cứu.

– Bước 3: Xây dựng giả thuyết, xây dựng phương án thực nghiệm

– Bước 4: Tiến hành thực nghiệm, tìm tòi nghiên cứu.

– Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.

* Hình thành những năng lực chung: Tự học, GT và HT

* Hình thành những năng lực KH: Nhận thức Khoa học: Tìm hiểu MT tự nhiên và MTXQ; Vận dụng KT-KN đã học.

Bài tập Phương pháp bàn tay nặn bột

1. Hãy nêu 3 lợi ích của việc sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột đối với giáo viên

  • Giúp giáo viên hình thành và rèn luyện những năng lực chung cho học sinh: Tự học, giao tiếp và hợp tác.
  • Hình thành những năng lực khoa học: Nhận thức Khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và môi trường xung quanh; Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
  • Sử dụng phương pháp tích cực khơi gợi tính tò mò, ham học hỏi của học sinh sẽ tích cực tham gia các hoạt động, hiệu quả đạt được của tiết học sẽ cao.

2. Liên hệ với việc dạy của Thầy/Cô. Hãy suy nghĩ về cách Thầy/Cô có thể sử dụng để thúc đẩy việc sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột.

Lựa chọn nội dung bài phù hợp sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột, phân hóa học sinh hợp lý.

Bài tập về các phương pháp dạy học

Chọn ba phương pháp có nhiều cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

Phương pháp quan sát

Phương pháp đóng vai

Phương pháp dạy học hợp tác

Phương pháp trò chơi

Phương pháp dạy học tình huống

Phương pháp điều tra

Phương pháp thực hành

Phương pháp dự án

Chọn 1 phương pháp có nhiều cơ hội phát triển các thành phần năng lực khoa học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

Phương pháp dạy học hợp tác

Phương pháp đóng vai

Phương pháp bàn tay nặn bột

Phương pháp trò chơi

Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp

1. Phương pháp Quan sát: HS sử dụng các giác quan, trước hết là cơ quan thị giác để thu thập thông tin. Sau đó HS phải xử lí thông tin đã tìm được để rút ra kết luận

2. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm: Mọi thành viên trong nhóm đều được phân công trách nhiệm, hợp tác với nhau để giải quyết nhiệm vụ chung được giao.

3. Phương pháp trò chơi: HS tìm hiểu vấn đề học tập hay thể nghiệm những kiến thức, hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Về nghe mẹ ru

4. Phương pháp điều tra: HS được tổ chức học ở ngoài lớp học để tìm hiểu một vấn đề và sau đó xử lí các thông tin thu thập được để rút ra kết luận, nêu các giải pháp hoặc kiến nghị

5. Phương pháp thực hành: HS được trực tiếp thao tác trên đối tượng nhằm giúp các em hiểu rõ và vận dụng lí thuyết vào thực hành, luyện tập, hình thành kĩ năng.

6. Các kĩ thuật dạy học:

6.1 Kỹ thuật động não:

– Bước 1: Lựa chọn và nêu vấn đề cần tìm hiểu cho học sinh

– Bước 2: Tổ chức cho học sinh phát biểu ý kiến. Không phê phán Đ, S

– Bước 3: Tổng hợp các ý kiến, thống nhất ý kiến đúng.

6.2 KT Sơ đồ tư duy:

– Bước 1: Viết tên các chủ đề trung tâm

– Bước 2: Từ chủ đề trung tâm vẽ ra các nhánh chính, viết tên nhánh chính

– Bước 3: Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ

– Bước 4: Vẽ thêm nhánh nhỏ từ các nhánh phụ.

* Tác dụng: Hình thành và phát triển NL GQVĐ và sáng tạo, NL tự học

* Có thể giảng dạy kết hợp sơ đồ tư duy và động não

6.3 KT Các mảnh ghép:

– Vòng 1: Nhóm chuyên sâu

– Vòng 2: Nhóm Mảnh ghép

– Tác dụng: Hình thành PT NL: Kích thích sự tham gia tích cực trong hoạt động nhóm, tăng cường hiệu quả học tập, đề cao vai trò cá nhân, hình thành tinh thần trách nhiệm của cá nhân, tạo cơ hội phát triển NL tự học, giao tiếp và hợp tác, GQVĐ.

Bài tập về Các kĩ thuật dạy học

1. Chọn hai kĩ thuật có nhiều cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

Kĩ thuật động não

Kĩ thuật sơ đồ tư duy

Kĩ thuật khăn trải bàn

Kĩ thuật KWL

Kĩ thuật mảnh ghép

2. Chọn một kĩ thuật có nhiều cơ hội phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và phẩm chất có trách nhiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

Kĩ thuật động não

Kĩ thuật sơ đồ tư duy

Kĩ thuật KWL

Kĩ thuật mảnh ghép

Bài tập về Giới thiệu

1. Thầy/Cô hãy sắp xếp các bước theo thứ tự để thành quy trình 6 bước lựa chọn và xây dựng phương pháp, kĩ thuật dạy học cho một bài học/chủ đề.

1. Lựa chọn nội dung của bài học

2. Xác định những yêu cầu cần đạt của bài học

3. Cụ thể hóa những biểu hiện của phẩm chất, năng lực cần hình thành trong bài học đó

4. Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học

5. Lựa chọn thiết bị, đồ dùng phương tiện dạy học để tổ chức bài học

6. Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

7. Cụ thể hóa những biểu hiện của phẩm chất, năng lực cần hình thành trong bài học đó

Các bước thực hiện:

​Các bước thực hiện quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung phương pháp kĩ thuật dạy học theo chủ đề

1. Lựa chọn nội dung của bài học:

2. Xác định những yêu cầu cần đạt của bài học

3. Cụ thể hóa những biểu hiện của phẩm chất năng lực cần hình thành trong bài học đó

4. Lựa chọn phương pháp kĩ thuật dạy học

5. Lựa chọn thiết bị đồ dùng phương tiện dạy học để tổ chức bài học

6. Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

​Bước 1. Lựa chọn nội dung của bài học:

  • Nội dung môn học phải căn cứ bám vào chương trình môn học
  • Yêu cầu cần đạt của chủ đề bài học hay là xác định những mục tiêu cần đạt được trong quá trình dạy học
  • Gắn nội dung chủ đề bài học với thực tiễn cuộc sống của học sinh.
  • Tăng cường nội dung thực hành nhất là qua hoạt động vận dụng

Bước2. Xác định những yêu cầu cần đạt của bài học:

– Đảm bảo yêu cầu cần đạt tối thiểu của chương trình
– Yêu cầu cần đạt là mục tiêu tối thiểu mà các học sinh cần đạt được trong quá trình dạy học
– Lựa chọn và bổ sung yêu cầu cần đạt phù hợp với đối tượng học sinh

​Bước3. cụ thể hóa những biểu hiện của phẩm chất năng lực cần hình thành trong bài học đó:

  • ​- ​H​ọc sinh có thể phát triển những phẩm chất năng lực gì
    – Qua chủ đề bài học này học sinh tự học như thế nào theo cách nào?
    – Học sinh sẽ giao tiếp và hợp tác với nhau theo cách như thế nào?
    – Học sinh có thể giải quyết vấn đề gì và như thế nào?
    – Những năng lực thực tiễn chuyên môn gì có thể được phát triển cho học sinh qua chủ đề của bài học này biểu hiện cụ thể như thế nào?

​Bước 4. Lựa chọn phương pháp kĩ thuật dạy học

​ – Mục tiêu chủ đề hoặc bài học cần bao gồm những yêu cầu cần đạt

– Nội dung dạy học qua các hoạt động học bao gồm 4 giai đoạn học tập.

– Năng lực kinh nghiệm của học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Thời lượng dành cho tổ chức dạy học của bài học để gia công các phương pháp phù hợp và hiệu quả.

​Bước 5. Lựa chọn thiết bị đồ dùng phương tiện dạy học để tổ chức bài học

​- Các thiết bị dạy học tối thiểu gồm:

+ Thiết bị dùng chung cho cả lớp

+ Thiết bị dùng để thực hành theo nhóm cá nhân

Mục đích sử dụng:

+ Nguồn tri thức tư liệu giúp giáo viên minh họa bài giảng của GV.

+ Hỗ trợ tổ chức hoạt động học tập của học sinh.

​Bước 6. Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

​- ​K​hởi động; Tổ chức trò chơi, động não vấn đáp.

– Hình thành kiến thức: giải quyết tình huống có vấn đề, quan sát, hỏi đáp thảo luận nhóm, khăn trải bàn

– Luyện tập: thực hành, trò chơi, đóng vai, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy.

– Vận dụng: Dự án, điều tra, Sưu tầm tài liệu.

Kiểm tra và đánh giá

Sắp xếp thứ tự các bước sau thành quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung, phương pháp và kĩ thuật dạy học một chủ đề / bài học

1. Lựa chọn nội dung của bài học/chủ đề trong môn Tự nhiên và Xã hội

2. Xác định những yêu cầu cần đạt của bài học/chủ đề môn Tự nhiên và Xã hội

3. Cụ thể hóa những biểu hiện của phẩm chất, năng lực cần hình thành trong bài học/chủ đề đó

4. Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học và hình thức tổ chức dạy học

5. Lựa chọn thiết bị, đồ dùng, phương tiện DH để tổ chức DH bài học/chủ đề đó

6. Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Các dạng bài tập môn Tự nhiên và xã hội Mô đun 2 Tập huấn GDPT 2018 – GVCC Tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *