Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý 35 đề thi minh họa THPT môn Vật lý ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý gồm 35 đề thi, giúp các em ôn tập, luyện giải đề để nắm chắc cấu trúc đề thi môn Vật lí, nhanh chóng chinh phục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của mình.

Với 35 đề thi thử môn Vật lí, các em sẽ tự tin hơn khi bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học, Hóa học, Địa lý… Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Đề thi thử môn Vật lý sở GD&ĐT Quảng Bình

Câu 1: Cường độ dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch có phương trình i = I0cos(ωt + φ). Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện này là

A. I0
B. frac{_{I0}}{sqrt{2}}
C.  frac{_{I0}}2
D. ωI0

Câu 2: Một con lắc lò xo khối lượng m và độ cứng k, đang dao động điều hòa. Tại một thời điểm nào đó chất điểm có gia tốc a, vận tốc v, li độ x và giá trị của lực hồi phục là

A. F=frac{1}{2}kx^2
B. F = -ma
C. F = -kx
D. F=frac{1}{2}mv^2

Câu 3: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Vận tốc tức thời của chất điểm có biểu thức là

A. v=-ωAsinleft(ωt+ω+frac{ π}{2}right)
B. v = ωAsin (ωt + φ)
C. v=-ωAsinleft(ωt+φ+frac{ π}{2}right)
D. v = -ωAcos (ωt + φ)

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng về sóng âm tần và sóng cao tần trong quá trình phát sóng vô tuyến?

A. Âm tần và cao tần cùng là sóng điện từ nhưng tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần.
B. Âm tần là sóng âm còn cao tần là sóng điện từ nhưng tần số của chúng bằng nhau.
C. Âm tần là sóng âm còn cao tần là sóng điện từ và tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần.
D. Âm tần và cao tần cùng là sóng âm nhưng tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần.

Tham khảo thêm:   Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lý Việt Nam ôn thi cấp tốc Trắc nghiệm Địa lí 12

Câu 5: Các đồng vị là các hạt nhân khác nhau nhưng có cùng

A. số khối.
B. số prôtôn.
C. số nơtrôn.
D. khối lượng nghỉ.

Câu 6: Phản ứng hạt nhân có phương trình nào sau đây là phản ứng thu năng lượng?

Câu 7: Đại lượng nào sau đây không thay đổi khi sóng cơ truyền từ môi trường đàn hồi này sang môi trường đàn hồi khác?

A. Tần số của sóng
B. Bước sóng và tốc độ truyền sóng.
C. Tốc độ truyền sóng
D. Bước sóng và tần số của sóng.

Câu 8: Pin quang điện hiện nay được chế tạo dựa trên hiện tượng vật lí nào sau đây?

A. Quang điện ngoài.
B. Lân quang.
C. Quang điện trong.
D. Huỳnh quang.

Câu 9: Khi đi từ chân không vào một môi trường trong suốt nào đó, bước sóng của tia đỏ, tia tím, tia γ, tia hồng ngoại giảm đi lần lượt n1, n2, n3, n4 lần. Trong bốn giá trị n1, n2, n3, n4, giá trị lớn nhất là

A. n1.
B. n2.
C. n4.
D. n3.

Câu 10: Trên một sợi dây có sóng dừng, hai điểm M và N là hai nút sóng gần nhau nhất. Hai điểm P và Q trên sợi dây, trong khoảng giữa M và N. Các phần tử vật chất tại P và Q dao động điều hòa

A. cùng pha nhau.
B. lệch pha nhau π/2.
C. ngược pha nhau.
D. lệch pha nhau π/4.

Câu 11: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Chu kì của lực cưỡng bức.
B . Biên độ của lực cưỡng bức.
C. Pha ban đầu của lực cưỡng bức.

D. Lực cản của môi trường.

Câu 12: Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng trong khoảng

A. 0,1 m đến 100 m.
B. từ 0,10 μm đến 0,38 μm.
C. từ 0,76 μm đến 1,12 μm.
D. từ 0,38 μm đến 0,76 μm.

Câu 13: Tia nào sau đây không được tạo thành bởi các phôtôn?

A. Tia γ.
B. Tia laze.
C. Tia hồng ngoại.
D. Tia α.

Câu 14: Đặt vào hai đầu một cuộn dây cảm thuần điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây đó là I. Cảm kháng của cuộn dây này là

A. UI/2.
B. UI.
C. U/I.
D. I/U.

…………

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

1-B

2-C

3-A

4-A

5-B

6-B

7-A

8-C

9-D

10-A

11-C

12-D

13-D

14-C

15-B

16-C

17-C

18-A

19-D

20-D

21-D

22-D

23-B

24-A

25-A

26-B

27-B

28-C

29-C

30-B

31-C

32-C

33-A

34-B

35-B

36-A

37-A

38-D

39-A

40-D

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Semester 2 Mid-term Review Soạn Anh 8 i-Learn Smart World trang 100, 101

Đề thi thử môn Vật lý trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc

Câu 1: Hiện tượng cộng hưởng cơ học xảy ra khi nào?

A. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số của dao động cưỡng bức.
B. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.
C. Tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.
D. Tần số của lực cưỡng bức bé hơn tần số riêng của hệ.

Câu 2: Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi điều hòa

A. cùng pha với vận tốc.
B. ngược pha với vận tốc.
C. sớm pha 0,5π so với vận tốc.
D. chậm pha 0,5π so với vận tốc.

Câu 3: Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì T = 4 s, thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên là

A. 0,5 s.
B. 1 s.
C. 1,5 s.
D. 2 s.

Câu 4: Sóng cơ truyền được trong các môi trường

A. lỏng, khí và chân không.
B. chân không, rắn và lỏng.
C. khí, chân không và rắn.
D. rắn, lỏng và khí.

Câu 5: Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox có phương trình dao động là x = 12cos(2πt + π/3) cm. Biên độ dao động của vật là

A. 2π cm .
B. 6 cm.
C. π/3 cm.
D. 12 cm.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện của điện trường tĩnh là không đúng?

A. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
B. Tại một điểm trong điện trường ta chỉ có thể vẽ được một đường sức đi qua.
C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
D. Các đường sức là các đường cong không kín.

Câu 7: Cường độ dòng điện không đổi được xác định bằng công thức nào sau đây?

Đề thi thử môn Vật lý trường THPT Triệu Sơn 2

Câu 1: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = 5cos(40pt – 2px) (mm). Biên độ của sóng này bằng

A. 40p mm.
B. 5 mm.
C. p mm.
D. 4 mm.

Câu 2: Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với chu kì 2,83 s. Nếu chiều dài của con lắc là 0,5l thì con lắc dao động với chu kì bằng

Tham khảo thêm:   Quyết định số 2168/QĐ-TTG Về việc phê chuẩn kết quả miễn nhiệm Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2004 - 2011

A. 2,00 s .
B. 3,14 s.
C. 1,42 s.
D. 0,71 s.

Câu 3: Một máy biến áp lí tưởng dùng làm máy hạ áp gồm cuộn dây 100 vòng và cuộn dây 500 vòng. Khi nối hai đầu cuộn sơ cấp của máy với điện áp hiệu dụng 100 V thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp bằng

A. 50 V.
B. 10 V.
C. 500 V.
D. 20 V.

Câu 4: Biết cường độ âm chuẩn là 10-12 W/m2. Khi cường độ âm tại một điểm là 10-4 W/m2 thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng

A. 50 dB.
B. 60 dB.
C. 80 dB.
D. 70 dB.

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức lực kéo về tác dụng lên vật theo li độ x là:

Câu 7: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng

A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.
C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Câu 8: Trong nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, biến điệu sóng điện từ là

A. biến đổi sóng điện từ thành sóng cơ.
B. trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao.
C. làm cho biên độ sóng điện từ giảm xuống.
D. tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao.

Câu 9: Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 4 A đặt trong một từ trường đều thì chịu một lực từ 8 N. Nếu dòng điện qua dây dẫn là 1 A thì nó chịu một lực từ có độ lớn bằng

A. 0,5 N.
B. 4 N.
C. 2 N.
D. 32 N.

….

>> Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý 35 đề thi minh họa THPT môn Vật lý của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *