Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Nam Yên Thành, Nghệ An – Lần 1 Đề thi thử THPT môn Hóa học năm 2018 có đáp án ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày thi ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Wikihoc.com tham khảo tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Nam Yên Thành, Nghệ An – Lần 1 có đáp án kèm theo được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Nam Yên Thành là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Hóa học chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Toán trường THPT Hương Khê – Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Chuyên Quốc Học Huế – Lần 1

Đề thi thử THPT môn Hóa học năm 2018

Sở giáo dục đào tạo Nghệ an
Trường THPT Nam Yên Thành

Đề thi gồm 4 trang

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
MÔN HÓA

Thời gian làm bài: phút;(40 câu trắc nghiệm

Mã đề 169
Tham khảo thêm:   Cách đổi chế độ bắn của súng trong PUBG Mobile

Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………………………………

Số báo danh:………………………………………………………………………………..

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:

H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K =39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137, Cr=52, I=127.

Câu 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo. CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

A. etyl axetat. B. metyl propionat. C . propyl axetat. D. metyl axetat.

Câu 2: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. K B. Fe. C. Mg D. Al

Câu 3: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH.

C. Natri. D. Quỳ tím.

Câu 4: Axit nào sau đây thuộc loại aminoaxit?

A. Axit axetic B. Axit ađipic C. Axit glutamic D. Axit stearic

Câu 5: Hỗn hợp X gồm HCHO, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 50 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 8,96. B. 10,08. C. 11,20. D. 13,44.

Câu 6: Nguyên tắc để điều chế kim loại là

A. oxi hóa kim loại. B. khử ion dương kim loại.

C. khử kim loại. D . oxi hóa ion dương kim loại.

Câu 7: Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 28,7. B. 39,5. C. 10,8. D. 17,9.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp cần 2,24 lít O2 thu được 1,12 lít CO2 (các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Công thức của 2 amin là:

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 7 sách Chân trời sáng tạo Tập huấn sách giáo khoa lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023

A. CH3NH2, C2H5NH2 B. C2H5NH2, C3H7NH2

C. C4H9NH2, C5H11NH2 D. C3H7NH2, C4H9NH2

Câu 9: Dung dịch nào sau đây có pH= 7

A. NaCl B. NaOH. C. HCl. D. Na2CO3.

Câu 10: Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp K2CO3 0,05 M và KHCO3 0,15 M vào 150 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 224,0. B. 268,8. C. 336,0. D. 168,0.

Câu 11: Dung dịch axit nào sau đây hòa tan được SiO2?

A. HCl. B. HI. C. HBr. D. HF.

Câu 12: X là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch phân nhánh. Tên gọi của X là

A.glucozơ . B. saccarozơ. C. amilopectin. D. amilozơ.

Câu 13: Cho 0,02 mol amino axit X (trong phân tử có một nhóm -NH2) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 3,82 gam muối. Công thức của X là

A. H2N-C2H3-(COOH)2. B. H2N-C2H4-COOH.

C. H2N-C3H5-(COOH)2. D. H2N-CH2-COOH.

Câu 14: Dung dịch H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại

A. Cu B. Zn C. Fe D. Na

Câu 15: Dẫn V lít khí CO (đktc) qua ống sứ nung nóng đựng lượng dư CuO. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Giá trị của V là

A. 2,24. B. 3,36. C. 5,60. D. 4,48.

Câu 16: Khí có mặt trong thành phần của khí quyển, gây ra hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” là

A. O2 B. SO3 C. CO2 D. N2

Tham khảo thêm:   Công văn 10315/2012/CT-TTHT Thuế Thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Câu 17: Cho hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và C6H5COOCH3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam ancol. Giá trị của m là

A. 9,2. B. 6,4. C. 4,6. D. 3,2.

Câu 18: Công thức phân tử của triolein là

A. C54H104O6 . B. C54H110O6. C. C57H104O6 . D. C57H110O6.

Câu 19: Polime X có các tính chất dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt được dùng để dệt vải, may quần áo ấm. Chất X là

A. poliacrilonitrin. B. polibutađien.

C. polietilen. D. poli(vinyl clorua).

Câu 20: Trung hòa hoàn toàn 6 gam axit cacboxylic đơn chức X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 8,2 gam muối. Công thức phân tử của X là

A. CH2O2. B. C3H4O2. C. C2H4O2. D. C3H6O2.

Câu 21: Hòa tan 13,7 gam Ba kim loại vào 100ml dung dịch CuSO4 1M được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 23,3 B. 6,4 . C. 33,1 D. 9,8

Câu 22: Cho dãy các chất: etyl axetat, triolein, glucozơ, anilin, glyxin, silic đioxit. Số chất có phản ứng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là

A. 5 B. 2 C. 4 D. 3

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Nam Yên Thành, Nghệ An – Lần 1 Đề thi thử THPT môn Hóa học năm 2018 có đáp án của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *