Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 – 2024 6 đề thi môn Tiếng Việt lớp 3 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 6 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm 2023 – 2024 môn Tiếng Việt lớp 3, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh luyện giải đề, rồi so sánh kết quả bài làm của mình vô cùng thuận tiện.

Bộ đề khảo sát đầu năm môn Tiếng Việt 3, còn giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng xây dựng đề kiểm tra đầu năm, để đánh giá năng lực của học sinh dịp đầu năm học mới 2023 – 2024. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề khảo sát đầu năm môn Toán 3. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn tiếng Việt – Đề 1

A. Đọc thầm bài văn sau:

THƯ CỦA MẸ

Sáng nay, ở trường về, con đi qua mặt một người đáng thương đang bế trên tay một đứa trẻ xanh xao và ốm yếu. Con nhìn bà ta , và con không cho gì hết, dù trong túi có tiền.

Nghe mẹ bảo, con ạ. Đừng quen thói dửng dưng đi qua trước người nghèo khổ, và hơn nữa đi trước một người mẹ, xin một xu cho con mình. Con hãy nghĩ rằng đứa bé ấy đang đói, hãy nghĩ đến nỗi khắc khoải của người mẹ đáng thương!

Hãy tin lời mẹ, En – ri – cô ạ, thỉnh thoảng con phải biết trích ra một đồng từ túi tiền của con để giúp một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bánh ăn, một đứa trẻ không có mẹ. Con hãy nghĩ rằng con chẳng thiếu thứ gì hết và người nghèo khổ thì thiếu thốn tất cả mọi thứ. Trong lúc con ước mong được sung sướng thì họ cầu xin để khỏi chết đói. Thật là buồn khi nghĩ rằng giữa bao nhiêu nhà giàu có , ngoài phố xá bao nhiêu là xe cộ và trẻ con mặc toàn quần áo nhung mà lại có những bà mẹ và trẻ con không có gì mà ăn cả! Không có cái gì mặc cả! Ôi! En – ri – cô, từ nay về sau đừng có bao giờ đi qua trước một bà mẹ xin cứu giúp mà không đặt vào tay họ một đồng nào.

(Theo Những tấm lòng cao cả)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Khi ở trường về, En – ri – cô đã gặp ai ?

a. Một người ăn xin bị què chân.

b. Một người đáng thương dang bế trên tay đứa trẻ gầy còm xanh xao và ốm yếu.

c. Một cậu bé đánh giày.

Câu 2: Vì sao mẹ không hài lòng về cách cư xử của En – ri – cô với người đàn bà đáng thương đó ?

a, Vì khi gặp người đó En – ri – cô đã tránh đi vì trong túi không có tiền.

b, Vì khi gặp người đó En – ri – cô đã nhìn bà ta và không cho gì hết.

c, Vì khi gặp người đó En – ri – cô đã cho bà ta tiền.

Câu 3: Theo mẹ của En – ri – cô, vì sao cần phải giúp đỡ những người nghèo

khổ?

a. Vì họ là những người không có cái ăn, cái mặc rất đáng thương.

b. Vì giúp đỡ họ sẽ được họ biết ơn.

c. Vì giúp đỡ họ mình sẽ gặp được nhiều may mắn.

Câu 4: Bức thư của mẹ En – ri – cô cũng nhắn nhủ chúng ta điều gì ?

a, Bức thư của mẹ En – ri – cô muốn nhắc chúng ta không nên để ý đến những người nghèo khổ .

b, Bức thư của mẹ En – ri – cô cũng nhắn nhủ chúng ta phải biết quan tâm, thông cảm và giúp đỡ những người nghèo khổ, gặp khó khăn hoạn nạn.

c, Bức thư của mẹ En – ri – cô cũng nhắn nhủ chúng ta phải biết quan tâm chào hỏi những người nghèo khổ.

Câu 5: Đặt 1 câu theo mẫu Ai là gì? để nói về mẹ của En – ri – cô.

B. Luyện từ và câu:

Câu 6: Dòng nào nêu đúng các từ chỉ sự vật trong câu văn: “Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.” ?

a, không khí, xe, núi, ngắm, cảnh, hoa quả, rừng.

b, hôm , xe, núi, thưởng thức, hoa, quả, rừng.

c, hôm, không khí, xe, núi, hoa quả, rừng.

Câu 7. Đặt câu hỏi trả lời cho bộ phận in đậm trong từng câu sau:

a) Mùa đông đến, chim én bay về phương Nam tránh rét.

b, Cây hoa được trồng ở trong vườn.

c) Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch.

d) Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.

Câu 8: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

Nóng – ………….; yếu – …………..; to – …………; dài – …………..; thấp – ……………..

Câu 9: Điền tiêp vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh .

Hai bàn tay em bé như ………………………………………………..

C. Tập làm văn:

Dựa vào các câu hỏi sau đây, em hãy viết một đoạn văn (từ 4 câu đến 5 câu ) về ảnh Bác Hồ .

a. Ảnh Bác Hồ được treo ở đâu ?

b. Trông Bác như thế nào (râu tóc, vầng trán, đôi mắt, khuôn mặt ……)

c. Em muốn hứa với Bác điều gì ?

ĐÁP ÁN

A. Đọc hiểu: (3 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
B B A B
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm

Câu 5: (1 điểm): VD: Mẹ của En – ri – cô là người có tấm lòng nhân hâu>

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Tiny Love

B. Luyện từ và câu: (3 điểm)

Câu 6: (0,5 điểm): C

Câu 7: (1 điểm): mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

a) Khi nào chim én bay về phương Nam tránh rét?

b, Cây hoa được trồng ở đâu ?

c) Những cậu rô đực như thế nào ?

d) Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để làm gì ?

Câu 8: (1 điểm)

Câu 9: (0,5 điểm)

C. Tập làm văn: (4 điểm)

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn tiếng Việt – Đề 2

Phần 1: Kiểm tra đọc hiểu (5 điểm)

Núi rừng Tây Nguyên

Các dòng thác đẹp điểm tô cho non nước là báu vật thiên nhiên ban tặng mảnh đất Tây Nguyên. Từ trên cao chảy xuống thềm đá, thác nước tung bọt trắng xóa, tạo thành những bức tranh sinh động. Mỗi thác nước có một vẻ đẹp thu hút riêng. Thác Dray Nur giống như bức tường thành hiên ngang với dòng chảy ào ạt, cùng bụi nước bay như sương, phủ cả một khúc sông. Thác Phú Cường thì như một dải lụa len lỏi qua các kẽ đá, vắt giữa núi rừng Gia Lai. Dòng thác Liêng Nung đổ xuống từ vách đá cao lớn trên một hang động kỳ bí… Với khung cảnh tráng lệ và thời tiết mát mẻ, những dòng thác ở Tây Nguyên luôn thu hút du khách đổ về chiêm ngưỡng, dù phải lặn lội đường xa cách trở.

Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Thiên nhiên đã ban tặng báu vật nào cho mảnh đất Tây Nguyên? (0,5 điểm)

A. Các ngọn núi

B. Các dòng thác

C. Những bãi biển

D. Các hang động

2. Dưới đây, đâu không phải là tên của một dòng thác ở Tây Nguyên? (0,5 điểm)

A. Đăk Lăk

B. Dray Nur

C. Phú Cường

D. Liêng Nung

3. Đặc điểm nổi bật của thác Dray Nur là gì?

A. Như một dải lụa len lỏi qua các kẽ đá, vắt giữa núi rừng Gia Lai.

B. Đổ xuống từ vách đá cao lớn trên một hang động kỳ bí.

C. Dòng chảy ào ạt, cùng bụi nước bay như sương, phủ cả một khúc sông.

D. Mặt nước phẳng lặng, trôi lững lờ, mềm mại như mái tóc cô gái Tây Nguyên.

4. Dòng thác Niêng Lung bắt nguồn từ đâu? (0,5 điểm)

A. Từ vách đá cao lớn trên một hang động kỳ bí.

B. Từ một đồng bằng rộng lớn

C. Từ ngọn núi cao lớn nhất Tây Nguyên

D. Từ thượng nguồn sông Đà

5. Vì sao các dòng thác ở Tây Nguyên lại luôn thu hút được nhiều khách du lịch ghé thăm? (0,5 điểm)

A. Vì có những món ăn rất ngon

B. Vì đường đến tham quan rất tiện lợi

C. Vì có khung cảnh tráng lệ và thời tiết mát mẻ

D. Vì người dân sống ở thác nước rất thân thiện

Câu 2: Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu dưới đây (0,5 điểm)

Thác Phú Cường thì như một dải lụa len lỏi qua các kẽ đá, vắt giữa núi rừng Gia Lai.

– Câu hỏi: ___________________________________________________________

Câu 3: Em hãy tìm từ có thể thay thế được cho từ in đậm ở câu sau (1 điểm):

Thác Dray Nur giống như bức tường thành hiên ngang với dòng chảy ào ạt, cùng bụi nước bay như sương, phủ cả một khúc sông.

– Từ thay thế cho từ in đậm là ____________________________________________

Câu 4: Em hãy đặt 1 câu theo kiểu câu Ai thế nào? để miêu tả một thác nước. (1 điểm)

Phần 2: Kiểm tra viết (5 điểm)

Câu 1: Chính tả (2 điểm)

Một con cáo nhìn thấy những chùm nho chín mọng trên cành liền tìm cách hái chúng. Nhưng loay hoay mãi Cáo ta vẫn không với tới được chùm nho. Để dẹp nỗi bực mình, cáo ta bèn nói:

– Nho còn xanh lắm!

Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) miêu tả một loài hoa mà em thích nhất.

ĐÁP ÁN

STT Nội dung cần đạt Điểm

Phần 1

Câu 1

1. B

2. A

3. C

4. A

5. C

Mỗi câu 0,5 điểm

Câu 2

– Câu hỏi: Cái gì như một dải lụa len lỏi qua các kẽ đá, vắt giữa núi rừng Gia Lai?

0.5 điểm

Câu 3

– Gợi ý từ thay thế cho từ in đậm: ào ào, ồ ạt, mạnh mẽ, mãnh liệt…

1 điểm

Câu 4

– Gợi ý:

  • Dòng thác chảy như một tấm lụa trải thẳng từ bầu trời xuống mặt đất.
  • Dòng thác như một chiếc đàn tạo ra những âm thanh hào hùng của rừng núi Tây Nguyên.

1 điểm

Phần 2

Câu 1

– Trình bày sạch đẹp, đúng quy định

0,5 điểm

– Viết đúng từ ngữ, dấu câu, đủ nội dung bài

0,5 điểm

– Chữ viết rõ ràng, đủ nét, đúng chính tả, kiểu chữ nhỏ

1 điểm

Câu 2

Gợi ý dàn bài

1. Mở bài

– Giới thiệu về loài hoa mà em muốn tả.

0,5 điểm

2. Thân bài

– Miêu tả hình dáng và màu sắc của cánh hoa

– Miêu tả cách các cánh hoa xếp lại với nhau

– Miêu tả mùi hương của bông hoa

– Lý do mà em thích loài hoa ấy

– Kể những ý nghĩa và dịp người ta thường sử dụng loài hoa ấy

2 điểm

3. Kết bài

– Nêu những tình cảm của em dành cho loại hoa trên.

0,5 điểm

Bài tham khảo:

Trong các loài hoa thì em thích nhất là hoa mai. Cánh hoa mai có hình tròn kéo dài. Hoa mai thường có màu vàng nhạt, tươi sáng như ánh nắng mùa xuân. Mỗi bông hoa sẽ gồm có năm cánh hoa chụm lại với nhau. Các cánh hoa mai mỏng, nhẹ, đung đưa trong gió xuân giống hệt như những cánh bướm nhịp nhàng. Hằng năm, mỗi khi thấy hoa đào nở, thì chính là thời điểm năm mới đang đến. Mọi người nô nức mua sắm, đi chơi, đoàn tụ đầu xuân. Vì thế, em rất yêu thích hoa mai vàng.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 3

Phần 1: Kiểm tra đọc hiểu (5 điểm)

Thỏ con thông minh

Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ con thông minh sống cùng mẹ. Ngày ngày, Thỏ con thường tung tăng chạy ra bờ sông uống nước. Trước khi đi, bao giờ Thỏ mẹ cũng nhắc:

Tham khảo thêm:   Mẫu báo cáo tự đánh giá trường Mầm non Báo cáo tự đánh giá kiểm định chất lượng trường Mầm non

– Con phải cẩn thận nhé vì Cáo cũng hay ra sông dạo chơi lắm đấy!

Thế rồi một ngày nọ, sau khi khom lưng uống nước no bụng. Lúc Thỏ con ngẩng đầu lên nhìn thì đã thấy Cáo đang tiến lại gần mình với vẻ mặt rất thân thiện:

– Chào Thỏ con, lên lưng anh cõng vào rừng hái nấm và hoa nào!

Thỏ con chần chừ nhìn Cáo. Chợt nhớ lời mẹ dặn, Thỏ con hồ hởi, tươi cười nói:

– Em thích lắm nhưng anh Cáo ơi, chờ em về nhà lấy nón đội che nắng đã nhé!

Nói rồi Thỏ con nhanh nhẹn chạy ào về nhà. Sà vào lòng mẹ, Thỏ con kể lại câu chuyện gặp Cáo và cách mình thoát khỏi con Cáo gian ác để chạy về với mẹ. Thỏ mẹ ôm Thỏ con vào lòng, khen con thông minh và nhanh trí. Ngoài bờ sông, con Cáo gian ác và ngờ nghệch cứ đứng chờ mãi, chờ mãi mà không thấy Thỏ con trở lại. Cuối cùng, khi ông mặt trời đã đi ngủ, nó không thể chờ được nữa nên đành ôm cái bụng đói meo lủi về rừng.

Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Hằng ngày, Thỏ con thường ra bờ sông để làm gì? (0,5 điểm)

A. Để tắm mát

B. Để uống nước

C. Để rửa bát

D. Để soi gương

2. Vì sao Thỏ mẹ lại dặn Thỏ con cần phải cẩn thận khi ra bờ sông? (0,5 điểm)

A. Vì bờ sông rất trơn, dễ bị trượt chân

B. Vì gia đình cá sấu sống ở sông rất hung dữ

C. Vì Cáo rất hay ra bờ sông dạo chơi

D. Vì bờ sông cây cối mọc um tùm rất dễ bị lạc đường

3. Cáo đã dùng cách nào để dụ dỗ Thỏ con đi vào rừng? (0,5 điểm)

A. Bảo Thỏ con lên lưng để mình cõng vào rừng hái nấm và hoa

B. Bảo Thỏ con rằng Thỏ mẹ đang chờ ở trong rừng

C. Bảo Thỏ con lên lưng để mình chở vào rừng ăn tiệc sinh nhật

D. Bảo Thỏ con có một dòng suối ngon ngọt hơn ở đây

4. Thỏ con đã dùng cách nào để thoát khỏi con Cáo gian ác? (0,5 điểm)

A. Xin bác Gấu ở gần đó cứu giúp mình

B. Lừa con Cáo là có bác thợ săn đang tiến lại đây

C. Lừa con Cáo chờ mình về nhà lấy nón đội che nắng

D. Lừa con Cáo là mình không thích hái nấm rồi bỏ về nhà

5. Cuối cùng, con Cáo gian ác đã phải gánh chịu hậu quả gì? (0,5 điểm)

A. Bị bác Gấu đánh một trận đòn đau

B. Ôm cái bụng đói meo về rừng

C. Bắt cá dưới sông để ăn tối

D. Bắt được Thỏ con

Câu 2: Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu sau (0,5 điểm):

Ngoài bờ sông, con Cáo gian ác và ngờ nghệch cứ đứng chờ mãi, chờ mãi mà không thấy Thỏ con trở lại.

Câu 3: Em hãy tìm hai từ trái nghĩa với từ được in đậm trong câu sau (0,5 điểm):

Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ con thông minh sống cùng mẹ.

– Từ trái nghĩa với từ in đậm là ________________________________________________

Câu 4: Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của câu sau (0,5 điểm)

Ngày ngày, Thỏ con thường tung tăng chạy ra bờ sông uống nước.

– Câu hỏi: _________________________________________________________________

Câu 5: Em hãy đặt câu theo kiểu câu Ai thế nào?, trong đó có sử dụng từ “thông minh” (0,5 điểm)

Câu 6: Em có suy nghĩ gì về nhân vật Thỏ con trong câu chuyện trên (0,5 điểm)

Phần 2: Kiểm tra viết (5 điểm)

Câu 1: Chính tả (2 điểm)

Hoa sen đã nở

Rực rỡ đầy hồ

Thoang thoảng gió đưa

Mùi hương thơm ngát

Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 10 đến 15 câu) miêu tả khu vườn vào buổi sáng.

ĐÁP ÁN

STT Nội dung cần đạt Điểm

Phần 1

Câu 1

1. B

2. C

3. A

4. C

5. B

Mỗi câu 0,5 điểm

Câu 2

– Gạch chân như sau:

Ngoài bờ sông, con Cáo gian ácngờ nghệch cứ đứng chờ mãi, chờ mãi mà không thấy Thỏ con trở lại.

Gạch đúng 1 từ được 0,25 điểm

Câu 3

– Gợi ý từ trái nghĩa với từ in đậm: ngốc nghếch, ngu ngốc, ngu dốt, ngờ nghệch…

Tìm được 1 từ được 0,25 điểm

Câu 4

– Câu hỏi: Ngày ngày, Thỏ con thường tung tăng chạy ra bờ sông làm gì?

0,5 điểm

Câu 5

– Gợi ý đặt câu:

  • Bạn Lan được cô giáo khen là rất thông minh.
  • Chú Thỏ con đã rất thông minh khi nhanh chóng nghĩ ra cách hay để thoát khỏi con Cáo gian ác.

0,5 điểm

Câu 6

– Gợi ý trả lời: Bạn Thỏ con trong câu chuyện rất thông minh, nhanh trí. Và bạn ấy cũng rất ngoan khi luôn nhớ lời mẹ dặn.

0,5 điểm

Phần 2

Câu 1

– Trình bày sạch đẹp, đúng quy định

0,5 điểm

– Viết đúng từ ngữ, dấu câu, đủ nội dung bài

0,5 điểm

– Chữ viết rõ ràng, đủ nét, đúng chính tả, kiểu chữ nhỏ

1 điểm

Câu 2

Bài tham khảo:

Vào buổi sáng chủ nhật, em thức dậy sớm để ra thăm khu vườn nhỏ phía sau nhà. Lúc đó, ông mặt trời vừa thức dậy sau một giấc ngủ dài. Ánh sáng màu đỏ ấm áp xua tan đi sự lạnh lẽo của đêm khuya. Những cây cối trong vườn cũng dần tỉnh giấc. Trên những chiếc lá xanh còn đọng lại những giọt sương, long lanh dưới ánh nắng như những viên ngọc. Phía góc vườn, những cây xoài, cây ổi rì rào tán lá trong ngọn gió mát rượi. Những bông hoa hồng ở lối vào cũng vươn mình nở rộ. Thỉnh thoảng, vang lên tiếng ríu rít của những chú chim gọi nhau, hót chào sáng sớm. Em lấy nước, cẩn thận tưới cho từng gốc cây. Để chúng có thể phát triển khỏe mạnh. Một cơn gió thổi qua, các cành cây đung đưa như đang cảm ơn em. Thật là một buổi sáng tuyệt vời.

Tham khảo thêm:   Lịch phát sóng Anh Trai Say Hi

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 4

Phần 1: Kiểm tra đọc hiểu (5 điểm)

Vào một ngày đẹp trời, các bộ phận của cơ thể bỗng nghĩ rằng chúng phải làm tất cả mọi việc trong khi cái bụng chẳng làm gì mà lại được ăn hết mọi thứ. Vì vậy, chúng tổ chức một buổi họp, và sau một hồi bàn luận, liền quyết định đình công cho đến khi nào bụng cũng phải chịu gánh một phần công việc.

Thế là tay từ chối không lấy thức ăn nữa, miệng không chịu mở ra cho thức ăn vào, và răng chẳng có gì để nhai. Thế nhưng vài ngày sau nữa, các bộ phận cơ thể bỗng thấy mình không còn mạnh khỏe: tay không cử động nổi, miệng khô ran, chân không đứng được. Vì thế chúng mới nhận ra rằng: cái bụng tuy âm thầm nhưng lại giúp cho cả cơ thể được khỏe mạnh. Cần có cái bụng thì các bộ phận khác của cơ thể mới hoạt động bình thường được.

Từ đó, các bộ phận lại làm việc như bình thường, không ai tị nạnh nhau nữa.

(Truyện ngụ ngôn của Aesop)

Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Vì sao các bộ phận của cơ thể lại tổ chức cuộc họp? (0,5 điểm)

A. Vì các bộ phận muốn phân chia lại thời gian làm việc của mình

B. Vì các bộ phận muốn phân chia lại vị trí làm việc của mình

C. Vì các bộ phận cho rằng cái bụng không phải làm gì mà được ăn tất cả mọi thứ

D. Vì các bộ phận muốn trao đổi kinh nghiệm làm việc với nhau

2. Sau khi họp thì các bộ phận đã có quyết định gì? (0,5 điểm)

A. Đến nhà cái bụng và yêu cầu cái bụng cũng phải làm việc như mọi người

B. Đình công cho đến khi nào bụng cũng phải chịu gánh một phần công việc

C. Chấp nhận việc cái bụng không làm việc

D. Tìm đến nhà cái bụng và mắng cái bụng vì tội lười biếng không chịu làm việc

3. Sau khi quyết định đình công thì miệng đã làm điều gì? (0,5 điểm)

A. Từ chối không lấy thức ăn nữa

B. Chạy nhảy tung tăng khắp nơi

C. Không chịu mở ra cho thức ăn vào

D. Không nhai thức ăn nữa

4. Sau nhiều ngày đình công thì các bộ phận nhận ra điều gì? (0,5 điểm)

A. Cần có cái bụng thì các bộ phận khác của cơ thể mới hoạt động bình thường được

B. Không cần làm việc thì cơ thể thấy khỏe mạnh hơn

C. Nếu không cho cái bụng ăn thì sẽ có nhiều thời gian để đi chơi

D. Cái bụng cuối cùng cũng phải tự mình đi tìm thức ăn khi đói

Câu 2:

Thế nhưng vài ngày sau nữa, các bộ phận cơ thể bỗng thấy mình không còn mạnh khỏe: tay không cử động nổi, miệng khô ran, chân không đứng được.

a. Em hãy cho biết câu văn trên thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm)

– Câu văn thuộc kiểu câu ________________________________________________

b. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng của câu. (0,5 điểm)

– Câu hỏi: ____________________________________________________________

Câu 3: Em hãy tìm 1 từ đồng nghĩa và 1 từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau (1 điểm):

Vì thế chúng mới nhận ra rằng: cái bụng tuy âm thầm nhưng lại giúp cho cả cơ thể được khỏe mạnh.

– Từ đồng nghĩa với từ in đậm: ____________________________________________

– Từ trái nghĩa với từ in đậm: _____________________________________________

Câu 4: Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho mình? (1 điểm)

Phần 2: Kiểm tra viết (5 điểm)

Câu 1: Chính tả: Nghe – viết (2 điểm)

Cùng với ánh nắng mặt trời vàng dịu, hiu hiu buông mình trêu đùa với những bông hoa li ti, đung đưa trong gió, loài hoa tam giác mạch như một tấm áo khoác khổng lồ trải dài lên những sườn đồi xa của cao nguyên đá, khiến cho vùng đất nơi đây đột nhiên trở nên dịu dàng và đầy quyến rũ.

Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả một dụng cụ học tập mà em yêu thích.

ĐÁP ÁN

STT

Nội dung cần đạt

Điểm

Phần 1

Câu 1

1. C

2. B

3. C

4. A

Mỗi câu 0,5 điểm

Câu 2.a

– Câu văn thuộc kiểu câu: Ai thế nào?

0.5 điểm

Câu 2.b

– Câu hỏi: Thế nhưng vài ngày sau nữa, các bộ phận cơ thể bỗng thấy như thế nào?

0,5 điểm

Câu 3

– Gợi ý:

– Từ đồng nghĩa với từ in đậm: khỏe khoắn, cường tráng, mạnh khỏe…

– Từ trái nghĩa với từ in đậm: yếu đuối, ốm yếu, yếu ớt…

1 điểm

Câu 4

– Bài học rút ra: chúng ta cần luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được kết quả tốt, chứ không nên so bì, tị nạnh với nhau.

1 diểm

Phần 2

Câu 1

– Trình bày sạch đẹp, đúng quy định

0,5 điểm

– Viết đúng từ ngữ, dấu câu, đủ nội dung bài

0,5 điểm

– Chữ viết rõ ràng, đủ nét, đúng chính tả, kiểu chữ nhỏ

1 điểm

Câu 2

Bài tham khảo:

Trong các dụng cụ học tập của mình em thích nhất là cuốn sổ ghi chép. Cuốn sổ này là món quà mà mẹ tặng em lúc vào năm học mới. Nó có hình chữ nhật, chỉ to bằng bàn tay nên rất tiện lợi để mang theo. Bìa của cuốn sổ có màu hồng. Có in hình một cây hoa đào đang nở rộ, và một cô bé ngồi trên chiếc xích đu, đung đưa trong gió. Nhìn vô cùng đáng yêu. Bên trong là rất nhiều các trang giấy trắng để ghi chép. Em thường dùng sổ để ghi lại những lời dặn dò của thầy cô, các công thức quan trọng và rất nhiều điều nữa. Nhờ có cuốn sổ mà em luôn nhớ được những điều cần lưu ý ở trên lớp. Em yêu quý cuốn sổ ghi chép của mình rất nhiều.

3 điểm

….

>>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 3!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 – 2024 6 đề thi môn Tiếng Việt lớp 3 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *