Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 cấp Huyện (Có đáp án) 7 đề thi học sinh giỏi Văn 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 cấp Huyện gồm 7 đề thi, có đáp án chi tiết kèm theo, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, ôn tập tốt hơn.

Qua 7 đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 giúp cho quý thầy cô giáo và các em học sinh ôn luyện, củng cố kiến thức nhằm chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Đề 1

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm…

(Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục, 2014)

Câu 1(0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2( 0,5 điểm): Câu thơ mở đầu được ngắt thành hai dòng Tre xanh/ Xanh tự bao giờ có tác dụng gì?

Câu 3(1,0 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Rễ siêng không ngại đất nghèo/Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.

II. PHẦN LÀM VĂN (18,0 điểm)

Câu 1 (6,0 điểm):

TRỞ NGẠI

Ngày xưa, có một ông vua muốn thử xem dân chúng ra sao, liền ăn mặc quần áo thường dân đi thật xa ra ngoài cung thành. Ông đặt một tảng đá thật to giữa một con đường nhiều người qua lại, không phải để bắt buộc người dân phải bê nó đi, mà muốn xem người dân sẽ phản ứng tự nhiên ra sao với những vật gây cản trở mà họ bất ngờ gặp trên đường. Sau khi đặt tảng đá, ông nấp vào một chỗ gần đó, làm người quan sát. Nhiều người trông rất giàu có và lịch sự, ăn mặc rất diện đi qua. Họ than phiền với nhau rằng tảng đá làm nghẽn đường đi, coi nó là một vật đáng ghét. Thậm chí còn xúc phạm Đức Vua đã không cho người giữ đường đi sạch sẽ. Nhưng rõ ràng ai cũng bỏ qua tảng đá ở đó, họ thà đi vòng qua nó chứ không chịu đẩy nó ra khỏi đường đi. Rồi một bác nông dân nghèo đi chợ về ngang với một giỏ đầy rau. Nhìn thấy tảng đá, bác đặt giỏ của mình xuống và cố đẩy tảng đá đi. Nhiều người đi qua thấy vậy, cười giễu bác là nhiễu sự. Không ai dừng lại giúp đỡ bác. Sau nhiều nỗ lực cuối cùng bác nông dân cũng thành công. Khi đẩy tảng đá đi được, bác mới phát hiện có một cái túi nằm trên đường, ở chỗ mà lúc nãy tảng đá nằm. Bác mở cái túi thì thấy có rất nhiều tiền. Bác đã hiểu được một điều mà nhiều người khác không hiểu.

(Theo songdep.xitrum.net)

Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về điều bác nông dân hiểu mà nhiều người khác không hiểu trong mẩu chuyện trên.

Câu 2 (12,0 điểm):

Bàn về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt có ý kiến cho rằng: “Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”.

Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.

———— HẾT ————

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Đáp án đề thi học sinh giỏi Văn 9

A. HƯỚNG DẪN CHUNG.

– Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt.

– Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp.

– Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Câu hỏi Nội dung Điểm

1

Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm.

0,25 điểm

0,25 điểm

2

Câu thơ mở đầu được ngắt thành hai dòng nhằm nhấn mạnh màu xanh của tre Việt Nam đã có từ xa xưa và tạo ấn tượng mạnh cho người đọc.

0,5 điểm

3

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: nhân hóa.

– Hiệu quả: khiến cây tre trở nên sinh động, có hồn giống như con người cần mẫn, chịu thương, chịu khó….

(Nếu thí sinh chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ khác mà hợp lí thì vẫn cho điểm như bình thường.)

0,5 điểm

0, 5 điểm

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình Ngữ văn 12 năm 2024 - 2025

II. PHẦN LÀM VĂN (18,0 điểm)

Câu 1:

I. Yêu cầu:( 6 điểm)

1. Về kĩ năng:

– Học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội với các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…

– Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.

2. Về kiến thức:

– Giải thích được điều bác nông dân hiểu mà nhiều người khác không hiểu. Đó chính là vấn đề cần nghị luận: Mỗi trở ngại đều ẩn chứa những cơ hội cho mỗi con người.

– Bàn luận.

+ Trở ngại là những khó khăn thử thách mà con người cần vượt qua. Khi nỗ lực vượt qua trở ngại, con người sẽ được rèn luyện về ý chí, bản lĩnh, trưởng thành về nhiều mặt, có nhiều điều kiện đáp ứng với yêu cầu của hoàn cảnh nên sẽ dễ dàng gặp những cơ hội tốt đẹp.

+ Cơ hội không phải là điều tự nhiên mà có. Đó là phần thưởng cho những ai nỗ lực vượt qua gian khổ. Cơ hội như là kết quả tất yếu của một quá trình rèn luyện, vượt qua gian khổ.

+ Trong cuộc sống có nhiều người nỗ lực đối mặt và vượt qua những trở ngại lớn để giành được những phần thưởng xứng đáng.

+ Phê phán những người ngại khó, ngại khổ, không đối mặt với thử thách, lẩn tránh những vất vả, khó khăn.

– Bài học nhận thức và hành động

Nhận thức được khó khăn luôn ẩn giấu những cơ hội; không ngừng lao động, học tập, vượt khó để thành công..a) Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện:

II. Cách chấm điểm:

Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận thuyết phục.

Điểm 4: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.

Điểm 3: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.

Điểm 1-2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận, mắc lỗi nhiều về kĩ năng và diễn đạt.

Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.

*Lưu ý: Thí sinh có thể có những suy nghĩ, kiến giải khác với đáp án; nếu hợp lí, lập luận chặt chẽ, giám khảo vẫn cho điểm.

Câu 2: (12,0 điểm)

I. Yêu cầu:

1. Về kỹ năng:

– Học sinh biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm thơ để giải thích, chứng minh một nhận định.

– Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ.

– Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.

2. Về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, thí sinh cần làm sáng tỏ nhận định những gì thân thiết nhất với tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau đây:

a) Giải thích ngắn gọn ý kiến: những gì thân thiết nhất với tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

– Sức tỏa sáng: đây là ánh sáng của cái đẹp, của những điều thiêng liêng cao đẹp, ánh sáng ấy soi rọi, cứ mãi lung linh trong tâm hồn con người. Nó là thứ ánh sáng bất diệt.

– Nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời: đây là sự nâng đỡ về tinh thần, là sự bồi đắp tâm hồn con người. Từ ấu thơ cho tới khi trưởng thành, thậm chí đến khi con người ta đi hết cuộc đời, những điều cao đẹp ấy vẫn nâng đỡ, là điểm tựa là sức mạnh tinh thần.

b) Phân tích bài thơ Bếp lửa để chứng minh cho ý kiến: Việc phân tích bài thơ phải hướng vào, làm nổi bật chủ đề tư tưởng như lời nhận định, để thấy rằng lời nhận định mà đề bài nêu ra là đúng.

* Giới thiệu những nét nổi bật về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bếp lửa: bài thơ được sáng tác khi Bằng Việt du học ở nước ngoài, xa quê hương, xa tổ quốc.

* Mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, từ bếp lửa, cháu nhớ về bà, suy ngẫm về cuộc đời bà, về tình bà cháu, về những điều thiêng liêng cao đẹp. => Hình ảnh bếp lửa và bà là cặp hình tượng nghệ thuật sóng đôi trong suốt bài thơ.

– Bài thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ của cháu bên bà và bên bếp lửa. Bà và bếp lửa là những gì thân thiết nhất đối với cháu: Bà là người thân, là người đã nuôi nấng, dạy bảo, nâng đỡ cháu từ những ngày thơ ấu cho tới khi trưởng thành; còn bếp lửa là hình ảnh bình thường, giản dị, cũng thân thiết, gắn bó với cháu từ thời thơ ấu.

– Sức toả sáng của hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa có thể hiểu với hai nghĩa:

Tham khảo thêm:   Điều kiện và thủ tục vay vốn mua nhà trả góp Thủ tục vay vốn mua nhà ở xã hội

+ Bếp lửa thật do bàn tay bà nhóm lên, lung linh tỏa sáng, dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nà.

+ Một bếp lửa luôn tỏa sáng trong tâm hồn, trong kí ức của cháu: Bếp lửa luôn tỏa sáng, luôn lung linh trong tâm hồn cháu, ngay cả khi cháu trưởng thành, sống và học tập ở đất nước bạn xa xôi. Bởi vì trong tâm hồn cháu, ánh sáng bếp lửa là ánh sáng tượng trưng cho tình yêu thương bà dành cho cháu, tượng trưng cho niềm tin, nghị lực của bà, cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của bà trước những thách của cuộc sống…

( HS phân tích, chứng minh)

* Cùng với hình ảnh bếp lửa, hình ảnh bà tỏa sảng bởi những phẩm chất cao đẹp: bền bỉ, kiên cường, có nghị lực vững vàng trong hoàn cảnh gian khó, có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống; yêu thương cháu hết lòng; giàu đức hi sinh (sự hi sinh lặng thầm, cao cả)…

(HS phân tích, chứng minh)

* Bà và bếp lửa nâng đỡ cháu trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

(HS hiểu và phân tích, bình luận để làm rõ sự nâng đỡ về tinh thần của bà và bếp lửa đối với cháu, chú ý làm nổi bật được điều sau đây:

+ Cháu đã trải qua thời thơ ấu trong những năm tháng đói mòn đói mỏi, rồi thời niên thiếu trong giai đoạn đất nước chiến tranh, giặc giã, cha mẹ tham gia kháng chiến, cháu ở cùng bà, rồi cả làng, trong đó có ngôi nhà của hai bà cháu bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi…, trong những năm tháng ấy, bên bếp lửa của bà, cháu vẫn cảm nhận được tình yêu thương ấm áp, cháu được truyền cho niềm tin, nghị lực để vượt qua hoàn cảnh. Tâm hồn cháu được bồi đắp… Bà và bếp lửa đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cháu…

(HS lấy dẫn chứng thơ và phân tích. Chú ý đi sâu vào đoạn thơ:

Bà vẫn giữ…

Ôi kì là và thiêng liêng – bếp lửa! )

+ Khi cháu đã trưởng thành, đã bay cao bay xa, được tiếp xúc với những điều mới lạ, nhưng cháu vẫn không thể quên hình ảnh bà và bếp lửa. Bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa tinh thần cho cháu. (Phân tích 4 câu thơ kết bài để làm rõ điều này)

* Liên hệ thơ ca cùng đề tài:

(HS có thể liên hệ từ thực tế cuộc sống, từ những suy nghĩ của bản thân về vấn đề này, từ đó khái quát được ý nghĩa: mỗi chúng ta cần biết trân trọng ân tình với quá khứ, với quê hương và với những người thân yêu, biết trân trọng những điều bình thường giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh chúng ta.)

* Đánh giá khái quát:

+ Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự, nhiều hình ảnh thơ đẹp…

+Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời cháu.

+Bài thơ còn ngợi ca vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

II. Cách cho điểm:

Điểm 11-12: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Hành văn mạch lạc, giàu cảm xúc. Hệ thống luận điểm mạch lạc. Có khả năng chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm.

Điểm 9-10: Bài làm đáp ứng tốt những yêu cầu về kĩ năng và có thể thiếu một vài ý nhỏ. Diễn đạt trôi chảy, ít mắc lỗi. Lấy được dẫn chứng và phân tích làm sáng tỏ đề.

Điểm 7–8: Bài viết đáp ứng cơ bản các yêu cầu, nhưng các ý còn thiếu, có thể mắc một số lỗi diễn đạt. Còn hạn chế trong việc chọn và phân tích dẫn chứng.

Điểm 5–6 : Bài viết đáp ứng 1/2 các yêu cầu, nhưng các ý còn thiếu, có thể mắc một số lỗi diễn đạt. Còn hạn chế trong việc chọn và phân tích dẫn chứng.

Điểm 3–4: Các ý sơ sài, lỗi diễn đạt còn nhiều. Hệ thống luận điểm không rõ. Tỏ ra lúng túng khi làm sáng tỏ đề.

Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ đề, các ý sơ sài, diễn đạt yếu.

Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.

* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý và định hướng chung, giáo viên cần vận dụng linh hoạt dựa trên thực tế bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài có cảm nhận sâu sắc, có cảm xúc và sáng tạo trong cách viết.

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Đề 2

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9

Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Nín đi em, bố mẹ bận ra tòa!
Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi
Thằng bé khóc, bụng chưa quen chịu đói
Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm.
Bố mẹ đi từ sáng, khác mọi hôm
Không nấu nướng và không hề trò chuyện
Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm
Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?
Biết lấy gì dỗ cho em nín đâu
Ngoài hai tiếng ra tòa vừa nghe nói
Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi
Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về…

(Trích bài thơ Hai chị em, Vương Trọng, 1985)

Câu 1. Xác định thể thơ

Tham khảo thêm:   Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Long An môn Vật lý lớp 12 - Vòng 1, bảng B (có đáp án) Đề thi học sinh giỏi tỉnh

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ: Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm?

Câu 3. Em hiểu điều gì qua hai câu thơ:

Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi
Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về…

Câu 4. Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì ? Nêu lí do vì sao tâm đắc thông điệp đó.

Phần II. Làm văn: (16 điểm)

Câu 1: (6 điểm) Đọc văn bản sau:

THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT

Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.

– Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi

Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy tay, chân, đầu… rồi nói:

– Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.

Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì.

Ngài trao cục đất cho con người và nói:

– Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.

(Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, Tập 2, NXB Công an Nhân Dân)

Suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu chuyện trên?

Câu 2: (10 điểm)

Nhận xét về “Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Nhà phê bình Đồng Thị Sáo cho rằng hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù dung sớm nở, tối tàn.

Em hãy phân tích “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ nhận xét trên.

Đáp án đề thi học sinh giỏi Văn 9

Phần I. Đọc hiểu(4,0 điểm)

Câu 1: Thể thơ tự do

Câu 2: Hoán dụ – gợi lên sự chia cách, mong manh, dễ đổ vở

Câu 3: Câu thơ gợi sự hồn nhiên, thơ ngây chưa hiểu hết nổi đau, mất mát săp đến với chúng

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc đó là hạnh phúc gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất, quan trọng nhất. Đừng vì ích kỉ cá nhân mà làm đổ vỡ để rồi những đứa trẻ vô tội phải chịu thiệt thòi, chia rẽ/

Câu 5:

Phần II. Làm văn: (16 điểm)

Câu 1:

Phần II

Câu 1

(6 điểm)

1. Yêu cầu về kỹ năng:

– HS có kỹ năng viết bài nghị luận xã hội với những lập luận chặt chẽ; trình bày ý mạch lạc, rõ ràng.

– Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; Văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc các lỗi cơ bản về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.

2. Yêu cầu về nội dung:

– Giới thiệu ngắn gọn nội dung câu chuyện

+ Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng “biết hết”, hiểu hết mọi chuyện và tạo nên con người nhưng không thể nào hiểu được “hạnh phúc” là gì nên không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài người.

+ Con người: được thượng đế trao tặng nên sẵn có đầy đủ các bộ phận cơ thể ( yếu tố vật chất) nhưng lại không sẵn có hạnh phúc (yếu tố tinh thần).Vì thế, thượng đế yêu cầu con người “tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc”.

+ Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.

– Bàn luận về hạnh phúc:

+ Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thoải mái, dễ chịu khi thỏa mãn được một sở nguyện , một mong muốn nào đó .- Không sẵn có: Không bày ra để con người chiếm lĩnh dễ dàng và tùy tiện sử dụng hoặc phung phí

+ Tự tạo ra: Hạnh phúc chỉ có được khi tự mình hình thành và tự mình nỗ lực, cố gắng để đạt được

– Lí giải:

+Tại sao hạnh phúc không sẵn có

+Tại sao hạnh phúc phải do con người tạo ra?

– Chứng minh: Bằng những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống

– Bàn luận

+ Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống. Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Có thể nhận thấy hạnh phúc gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của mình.

+ Hạnh phúc không phải thứ có sẵn hay là món quà được ban phát. Hạnh phúc phải do chính con người tạo nên từ những hành động cụ thể.

+ Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận sâu sắc giá trị của bản thân và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Đó cũng chính là thứ hạnh phúc có giá trị bền vững nhất.

+Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển vông, mơ hồ. Bên cạnh đó, có một số người không biết đón nhận hạnh phúc khi mang những suy nghĩ bi quan,tiêu cực

– Bài học nhận thức và hành động

+ Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.

+ Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc.

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

…………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 cấp Huyện (Có đáp án) 7 đề thi học sinh giỏi Văn 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *