Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 2 Đề kiểm tra học kì 2 Lý 10 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10 Cánh diều năm 2022 – 2023 tuyển chọn 2 đề kiểm tra cuối học kì 2 có đáp án kèm theo. Giúp thầy cô giáo dễ dàng tham khảo, ra đề thi học kỳ 2 cho học sinh của mình.

Với 2 đề thi cuối học kì 2 Vật lý 10 Cánh diều này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn. Bên cạnh đề thi môn Vật lý các bạn xem thêm: đề thi học kì 2 môn Toán 10 Cánh diều, bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Cánh diều, bộ đề thi học kì 2 Tiếng Anh 10 Cánh diều.

Bộ đề thi học kì 2 Vật lý 10 sách Cánh diều (Có đáp án)

  • Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lí 10 Cánh diều – Đề 1
  • Đề thi cuối học kì 2 Vật lí 10 Cánh diều – Đề 2

Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lí 10 Cánh diều – Đề 1

Đề thi học kì 2 Vật lí 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2022-2023

Môn Vật lí 10

Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Chọn phát biểu đúng.

Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động cùng vận tốc và ngược chiều thì sau va chạm mềm hai vật sẽ

A. chuyển động với hướng bất kỳ.
B. chuyển động với vận tốc giống như vận tốc lúc đầu của hai vật.
C. đứng yên.
D. chuyển động với vận tốc gấp hai lần lúc đầu.

Câu 2: Công cơ học là một đại lượng

A. vecto.
B. luôn dương.
C. luôn âm.
D. vô hướng.

Câu 3: Khi vận tốc của vật tăng 2 lần và khối lượng không đổi thì động năng sẽ

A. tăng lên 2 lần.
B. tăng lên 4 lần.
C. không thay đổi.
D. Giảm đi 2 lần.

Câu 4: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào tuân theo định luật bảo toàn động lượng?

A. Chuyển động của ô tô trên đường.
B. Chuyển động của máy bay dân dụng.
C. Chuyển động của con sứa đang bơi.
D. Chuyển động của khinh khí cầu đang bay lên.

Câu 5: Khi chất điểm chuyển động chỉ dưới tác dụng của trường lực thế, phát biểu nào đúng?

A. Thế năng không đổi.
B. Động năng không đổi.
C. Cơ năng không đổi.
D. Lực thế không sinh công.

Câu 6: Một quả bóng có khối lượng 500 g được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi quả bóng đạt đến độ cao cực đại h = 8 m thì bắt đầu rơi xuống. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất và gia tốc rơi tự do bằng 9,8 m/s2. Thế năng của quả bóng tại độ cao cực đại là

A. 39,2 J.
B. 400 J.
C. 200 J.
D. 0,08 J.

Câu 7: Một vật có khối lượng 500 g chuyển động chậm dần đều với vận tốc đầu 6 m/s dưới tác dụng của lực ma sát. Công của lực ma sát thực hiện cho đến khi dừng lại bằng

A. 9 J.
B. –9 J.
C. 15 J.
D. –1,5 J.

Câu 8: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h có động lượng là

A. 105 kg.m/s.
B. 7,2.104 kg.m/s.
C. 0,72 kg.m/s.
D. 2.104 kg.m/s.

Câu 9: Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m_1=300 mathrm{~g}m_2=2 mathrm{~kg} chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược hướng nhau với các vận tốc tương ứng v_1=2 mathrm{~m} / mathrm{s}, v_2=0,8 mathrm{~m} / mathrm{s}. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Độ lớn và chiều của vận tốc sau va chạm là

A. 0,86 m/s và theo chiều xe thứ hai.
B. 0,43 m/s và theo chiều xe thứ nhất.
C. 0,86 m/s và theo chiều xe thứ nhất.
D. 0,43 m/s và theo chiều xe thứ hai.

Câu 10:Câu 10: Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc lần lượt là v1, v2 .  Động lượng của hệ hai vật được tính theo biểu thức?

A. vec{p}=2 mathrm{~m} overrightarrow{v_1}
B. vec{p}=2 m overrightarrow{v_2}
C. vec{p}=mathrm{m} overrightarrow{v_1}+mathrm{m} overrightarrow{v_2}
D. p=m v_1+m v_2

Câu 11: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên, trong quá trình chuyển động của vật thì?

A. Động năng tăng, thế năng tăng.
B. Động năng giảm, thế năng giảm.
C. Động năng tăng, thế năng giảm.
D. Động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 12: Quả cầu có khối lượng m1 = 400g  chuyển động với vận tốc 10 m/s đến đập vào quả cầu có khối lượng m2 = 100g đang nằm yên trên sàn. Sau va chạm, hai quả cầu dính vào nhau. Bỏ qua mọi ma sát. Vận tốc của hai quả cầu ngay sau khi va chạm là?

A. 400 m/s.
B. 8 m/s.
C. 80 m/s.
D. 0,4 m/s.

Tham khảo thêm:   Last Stand trong Axie Infinity là gì?

Câu 13: Một kiện hàng khối lượng 15 kg được kéo cho chuyển động thẳng đều lên cao 10 m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g = 10 m/s2. Công suất của lực kéo là?

A. 150 W.
B. 5 W.
C. 15 W.
D. 10 W.

Câu 14: : Một quả cầu khối lượng m, bắt đầu rơi tự do từ độ cao cách mặt đất 80 m. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Vận tốc quả cầu khi vừa chạm đất là (bỏ qua sự mất mát năng lượng)?

A. 2 √20 m/s
B. 40 m/s.
C. 80 m/s.
D. 20 m/s.

Câu 15: Ném một vật có khối lượng m từ độ cao 1 m theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất, vật này lên tới độ cao h’ = 1,8 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mất mát năng lượng khi vật chạm đất. Vận tốc ném ban đầu có giá trị bằng?

A. 4 m/s.
B. 3,5 m/s.
C. 0,3 m/s.
D. 0,25 m/s.

Câu 16: Một vật khối lượng m = 500 g, chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc 72 km/h. Động lượng của vật có giá trị là?

A. 10 kg.m/s.
B. – 5 kg.m/s.
C. 36 kg.m/s.
D. 5 kg.m/s.

Câu 17: Một vật khối lượng 0,9 kg đang chuyển động nằm ngang với tốc độ 6 m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy trở lại với tốc độ 3 m/s. Độ lớn độ biến thiên động lượng của vật là?

A. 8,1 kg.m/s.
B. 4,1 kg.m/s.
C. 36 kg.m/s.
D. 3,6 kg.m/s.

Câu 18: Một vật rơi tự do từ độ cao 180 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Động năng của vật lớn gấp đôi thế năng tại độ cao?

A. 20 m.
B. 30 m.
C. 40 m.
D. 60 m.

Câu 19: Một đĩa tròn quay đều mỗi vòng trong 1 s. Tìm tốc độ góc của điểm A nằm trên vành đĩa:

A. 2,5πrad/s
B. 2πrad/s
C. 4πrad/s
D. πrad/s

Câu 20: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?

A. Chuyển động quay của bánh xe tải khi đang hãm phanh.
B. Chuyển động quay của cánh cối xay gió khi trời không có gió.
C. Chuyển động quay của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay.
D. Chuyển động quay của kim phút trên mặt đồng hồ chạy đúng giờ.

Câu 21: Chuyển động tròn đều có

A. vận tốc có độ lớn phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
B. tốc độ góc phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
C. vận tốc phụ thuộc vào chiều quay.
D. vectơ vận tốc không đổi.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là chính xác? Trong chuyển động tròn đều

A. gia tốc hướng tâm luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
B. vecto vận tốc luôn không đổi.
C. phương, chiều và độ lớn của vận tốc luôn thay đổi.
D. vecto gia tốc luôn không đổi.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là chính xác? Trong chuyển động tròn đều

A. vecto vận tốc luôn không đổi.
B. vật có thể chuyển động theo quỹ đạo cong tùy ý miễn sao vận tốc không đổi.
C. phương, chiều và độ lớn của vận tốc luôn thay đổi.
D. vecto vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

Câu 24: Một đồng hồ treo tường có kim giờ dài 8 cm, cho rằng kim quay đều. Hãy tính tốc độ góc của điểm đầu kim giờ đó.

A. π/21600 rad/s
B. π/1800 rad/s
C. π/3200 rad/s
D. π/15800 rad/s

Câu 25: Xe đạp của học sinh chuyển động thẳng đều với v = 18 km/h. Biết bán kính của lốp bánh xe là 25 cm. Tính gia tốc hướng tâm tại một điểm trên lốp bánh xe.

A. 150 m/s2
B. 100 m/s2
C. 120 m/s2
D. 180 m/s2

Câu 26: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10 cm và có độ cứng là 40 N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1 N để nén lò xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là bao nhiêu?

A. 7,5 cm.
B. 15 cm.
C. 8 cm.
D. 7 cm.

Câu 27: Cho lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 20 cm. Lò xo được giữ cố định một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5,0 N. Khi ấy lò xo dài 25 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?

A. 125 N/m.
B. 20 N/m.
C. 23,8 N/m.
D. 100 N/m.

Câu 28: Treo vật 200 g lò xo có chiều dài 34 cm; treo thêm vật 100 g thì lò xo dài 36 cm. Tính chiều dài ban đầu của lò xo và độ cứng của lò xo, lấy g = 10m/s2

A. 0,4m; 50 N/m
B. 0,3m; 50 N/m
C. 0,3m; 40 N/m
D. 0,4m; 40 N/m

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Một thùng nước nặng 6 kg được kéo từ dưới đáy của một cái giếng sâu 20 m. Cho rằng thùng di chuyển thẳng đều từ đáy giếng lên tới miệng giếng trong thời gian 1 phút. Lấy g = 9,8 m/s2. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?

Bài 2: Một người trượt hết một cầu trượt nước có chiều dài d; chiều cao h; hợp với phương thẳng đứng một góc  0 như hình dưới. Lấy g = 9,8 m/s 2 . Trọng lực của người này thực hiện một công có giá trị là bao nhiêu?

Bài 3: Khi đến một ngã tư (xem là hai đường thẳng giao nhau vuông góc), có hai ô tô giống nhau khối lượng 1 tấn đang chuyển động song song thì có một chiếc rẽ phải. Biết vận tốc của hai xe lần lượt là 15,0 m/s và 61,2 km/h. Tính độ lớn động lượng của hệ hai ô tô khi ô tô đã rẽ.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 12/2014/TT-NHNN Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh

Đáp án đề thi học kì 2 Vật lí 10

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

1 – C 2 – D 3 – C 4 – A 5 – C 6 – C 7 -B 8 – D 9 – A 10 – C
11 – D 12 – B 13 – C 14 – C 15 – A 16 – A 17 – A 18 – D 19 – B 20 – D
21 – A 22 – A 23 – D 24 – A 25 – B 26 – A 27 – D 28 – B

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1:

Độ lớn của lực kéo:F_{mathrm{k}}=mathrm{P}do thùng nước di chuyển thẳng đều.

Công phát động của lực kéo:

A_{mathrm{k}}=F_{mathrm{k}}=mathrm{Ph}=mathrm{mgh}.

Thời gian thực hiện công: mathrm{t}=1 phút =60 mathrm{~s}.

Công suất của lực kéo:mathrm{P}=frac{A_k}{t}=frac{m g h}{t}=frac{6.9,8.20}{60}=19,6 mathrm{~W}

Bài 2:

A_{vec{P}}=P d cos theta=P h=m g h=70.9,8.2,5=1715 J

Bài 3: Do hai véc tơ động lượng vuông góc với nhau. Ta có:

p_h=sqrt{p_1^2+p_2^2+2 p_1 p_2 cos alpha}=sqrt{15000^2+17000^2} approx 22672 mathrm{~kg} cdot mathrm{m} / mathrm{s}

Đề thi cuối học kì 2 Vật lí 10 Cánh diều – Đề 2

Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Chọn câu sai.

A. Công của trọng lượng có thể có giá trị dương hay âm.
B. Công của trọng lực không phụ thuộc dạng đường đi của vật.
C. Công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực.
D. Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực.

Câu 2: Đơn vị của công là

A. J.
B. N.
C. K.
D. m.

Câu 3: Công suất là đại lượng

A. đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
B. đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.
C. đặc trưng cho mức độ thay đổi vận tốc nhanh hay chậm.
D. đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Câu 4: Một người nhấc một vật có m = 2 kg lên độ cao 2 m rồi mang vật đi ngang được một độ dịch chuyển 10 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

A. 40 J.
B. 2400 J.
C. 120 J.
D. 1200 J.

Câu 5: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?

A. Lực cùng hướng với vận tốc vật.
B. Lực vuông góc với vận tốc vật.
C. Lực ngược hướng với vận tốc vật.
D. Lực hợp với vận tốc một góc nào đó.

Câu 6: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:

A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng.

Câu 7: Một vật khối lượng 2 kg có thế năng 8 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vật ở độ cao

A. 0,4 m.
B. 1,0 m.
C. 9,8 m.
D. 32 m.

Câu 8: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 4 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Cho g = 10 m/s2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng

A. 0,4 m.
B. 0,8 m.
C. 0,6 m.
D. 2 m.

Câu 9: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?

A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật được ném ngang.
C. Vật đang rơi tự do.
D. Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín

A. các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
B. các nội lực từng đôi một trực đối.
C. không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.
D. nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.

Câu 11: Một vật 3 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2.

A. 60 kg.m/s.
B. 61,5 kg.m/s.
C. 57,5 kg.m/s.
D. 58,8 kg.m/s.

Câu 12: Hãy tính độ lớn động lượng tổng cộng của hệ hai vật có cùng khối lượng bằng 1kg. Biết vận tốc của vật một có độ lớn 4 m/s và có hướng không đổi, vận tốc của vật hai là 3 m/s và cùng phương cùng chiều với vận tốc vật một.

A. 3 (kg.m/s).
B. 7 (kg.m/s).
C. 1 (kg.m/s).
D. 5 (kg.m/s).

Câu 13: Hai vật va chạm với nhau, động lượng của hệ thay đổi như thế nào? Xét hệ này được coi là hệ kín.

A. Tổng động lượng trước lớn hơn tổng động lượng sau.
B. Tổng động lượng trước bằng tổng động lượng sau.
C. Tổng động lượng trước nhỏ hơn tổng động lượng sau.
D. Động lượng của từng vật không thay đổi trong quá trình va chạm.

Câu 14: Trong va chạm đàn hồi, tổng động năng của các vật thay đổi như thế nào?

A. Tăng lên.
B. Giảm đi.
C. Không thay đổi.
D. Ban đầu tăng sau đó giảm.

Câu 15: Một búa máy có khối lượng m1 = 1000 kg rơi từ độ cao 3,2 m vào một cái cọc có khối lượng m2 = 100 kg. Va chạm là mềm. Lấy g = 10 m/s2. Tính tỉ số (tính ra phần trăm) giữa nhiệt tỏa ra và động năng của búa.

A. 8,4%.
B. 7,3 %.
C. 6 %.
D. 3 %.

Câu 16: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 300 (m/s) thì nổ và vỡ thành hai mảnh có khối lượng lần lượt là 15 kg và 5 kg. Mảnh to bay theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 400√3 (m/s). Hỏi mảnh nhỏ bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu? Bỏ qua sức cản không khí.

Tham khảo thêm:   Thông tư liên tịch số 212/2013/TTLT-BTC-BQP Hướng dẫn thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công, viên chức và nhân viên hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng

A. 3400 m/s; α = 200.
B. 2400 m/s; α = 300.
C. 1400 m/s; α = 100.
D. 5400 m/s; α = 200.

Câu 17: Chọn ý sai. Chuyển động tròn đều có

A. gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
B. tốc độ góc không đổi theo thời gian.
C. quỹ đạo chuyển động là đường tròn.
D. vectơ gia tốc luôn không đổi.

Câu 18: Chọn phát biểu sai.

A. Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng là lực hướng tâm.
B. Lực hướng tâm tác dụng lên một vật chuyển động tròn đều có độ lớn tỉ lệ với bình phương tốc độ dài của vật.
C. Khi một vật chuyển động tròn đều, hợp lực của các lực tác dụng lên vật là lực hướng tâm.
D. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ nghịch với khối lượng vật chuyển động tròn đều.

Câu 19: Một đĩa quay đều quanh trục qua tâm O, với vận tốc qua tâm là 300 vòng/phút. Tính tốc độ góc, chu kì, tốc độ dài, gia tốc hướng tâm của 1 điểm trên đĩa cách tâm 10 cm, lấy g = 10 m/s2.

A. 10π rad/s; 0,2 s; 31,4 m/s; 98,7 m/s2.
B. 20π rad/s; 0,4 s; 3,14 m/s; 98,7 m/s.
C. 20π rad/s; 0,3 s; 3,14 m/s; 9,87 m/s2.
D. 10π rad/s; 0,2 s; 3,14 m/s; 98,7 m/s2.

Câu 20: Một vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính xác định. Khi tốc độ dài của vật tăng lên hai lần thì

A. tốc độ góc của vật giảm đi 2 lần.
B. tốc độ góc của vật tăng lên 4 lần.
C. gia tốc của vật tăng lên 4 lần.
D. gia tốc của vật không đổi.

Câu 21: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 40 cm được treo thẳng đứng. Đầu trên cố định đầu dưới treo một quả cân 500 g thì chiều dài của lò xo là 45 cm. Hỏi khi treo vật có m = 600g thì chiều dài lúc sau là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2.

A. 0,42 m.
B. 0,45 m.
C. 0,43 m.
D. 0,46 m.

Câu 22: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
B. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không giới hạn.
C. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật biến dạng.
D. Lực đàn hồi luôn ngược hướng với biến dạng.

Câu 23: Chọn câu sai.

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng và trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng.
B. Lực đàn hồi có hướng ngược với hướng của biến dạng.
C. Độ cứng k phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.
D. Giới hạn đàn hồi là độ giãn tối đa mà lò xo chưa bị hỏng.

Câu 24: Khi vật chịu biến dạng nén thì chiều dài của vật có sự thay đổi như thế nào?

A. Chiều dài không đổi.
B. Chiều dài ngắn lại.
C. Chiều dài tăng lên.
D. Chiều dài ban đầu giảm sau đó tăng lên.

Câu 25: Hai điểm A, B nằm trên cùng bán kính của một vô lăng đang quay đều cách nhau 20 cm. Điểm A ở phía ngoài có vận tốc vA = 0,6 m/s, còn điểm B có vận tốc v­B = 0,2 m/s. Tính vận tốc góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay.

A. 2 (rad/s); 0,1 m.
B. 1 (rad/s); 0,2 m.
C. 3 (rad/s); 0,2 m.
D. 0,2 (rad/s); 3 m.

Câu 26: Một khẩu súng có khối lượng 4 kg bắn ra viên đạn khối lượng 20 g. Vận tốc đạn ra khỏi nòng súng là 600 m/s. Súng giật lùi với vận tốc có độ lớn là

A. −3 m/s.
B. 3 m/s.
C. l,2 m/s.
D. −l,2 m/s.

Câu 27: Một hòn bi khối lượng 2 kg đang chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm vào hòn bi có khối lượng 4 kg đang nằm yên, sau va chạm hai viên bi gắn vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Xác định giá trị vận tốc của hai viên bi sau va chạm?

A. 10 m/s.
B. 15 m/s.
C. 1 m/s.
D. 5 m/s.

Câu 28: Một người nặng 60 kg leo lên 1 cầu thang. Trong 10 s người đó leo được 8 m tính theo phương thẳng đứng. Cho g = 10 m/s2. Công suất người đó thực hiện được tính theo Hp (mã lực 1 Hp = 746 W) là:

A. 480 Hp.
B. 2,10 Hp.
C. l,56 Hp.
D. 0,643 Hp.

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1: Một vật có khối lượng 1 kg chuyển động với vận tốc 2 m/s thì va chạm vào một vật có khối lượng 3 kg đang đứng yên. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với cùng một vận tốc. Tính độ lớn vận tốc ngay sau va chạm đó.

Câu 2:Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 22 cm. Lò xo được treo thẳng đứng, một đầu giữ cố định, còn đầu kia gắn một vật nặng. Khi ấy lò xo dài 27 cm, cho biết độ cứng lò xo là 100 N/m. Tính độ lớn lực đàn hồi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 2 Đề kiểm tra học kì 2 Lý 10 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *