Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2022 – 2023 7 Đề kiểm tra cuối 2 Tin 11 (Có ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi học kì 2 môn Tin học 11 năm 2022 – 2023 bao gồm 7 đề có đáp án chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi học kì 2 sắp tới.

Đề thi cuối kì 2 Tin học 11 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Tin học cuối kì 2 lớp 11 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra cuối học kì 2 đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 Toán 11, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11.

Đề thi cuối kì 2 Tin học 11

Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức
B. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức.
C. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức.
D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.

Tham khảo thêm:   Công văn 750/VPCP-KGVX Về thí điểm đưa lao động trở lại Libi

Câu 2: Để biết con trỏ tệp đã ở cuối dòng của tệp f hay chưa, ta sử dụng hàm:

A. eof(f)
B. eoln(f)
C. eof(f, ‘trai.txt’)
D. foe(f)

Câu 3: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Cả lời gọi hàm và lời gọi thủ tục đều phải có tham số thực sự.
B. Lời gọi thủ tục nhất thiết phải có tham số thực sự còn lời gọi hàm không nhất thiết phải có tham số thực sự
C. Lời gọi hàm nhất định phải có tham số thực sự còn lời gọi thủ tục không nhất thiết phải có tham số thực sự
D. Lời gọi hàm và lời gọi thủ tục có thể có tham số thực sự hoặc không có tham số thực sự tuỳ thuộc vào từng hàm và thủ tục.

Câu 4: Trong NNLT Pascal, khai báo nào sau đây là đúng khi khai báo tệp văn bản?

A. Var f: String;
B. Var f: byte;
C. Var f = record
D. Var f: Text;

Câu 5: Giả sử trên thư mục gốc của đĩa C có tệp f đã có nội dung sẵn. Khi thực hiện thủ tục Rewrite(f);

A. Nội dung trong tệp f sẽ hiện ra trên màn hình
B. Nội dung trong tệp cũ vẫn còn nguyên
C. Nội dung mới sẽ được ghi tiếp theo phía dưới tệp đã có sẵn
D. Nội dung trong tệp cũ sẽ bị xoá để chuẩn bị ghi dữ liệu mới

Câu 6: Câu lệnh dùng thủ tục đọc có dạng:

Tham khảo thêm:   Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học hệ Giáo dục thường xuyên 2012 Đáp án đề thi TN THPT môn Hóa

A. Read(<biến tệp>);
B. Read(<biến tệp>,<danh sách biến>);
C. Read(<danh sách biến>, <biến tệp>);
D. Read(<danh sách biến>);

Câu 7: Cho đoạn chương trình sau:

Var g:text;

I:integer;

Begin

Assign(g, ‘C:DLA.txt’);

Rewrite(g);

For i:=1 to 10 do

If i mod 2 <> 0 then write(g, i);

Close(g);

Readln

End.

Câu 8: Tệp f có dữ liệu 5, 9, 15 để đọc 3 giá trị trên từ tệp f và ghi các giá trị này vào 3 biến x, y, z ta sử dụng câu lệnh:

A. Read(f, x, y, z);
B. Read(f, ‘x’, ‘y’, ‘z’);
C. Read(x, y, z);
D. Read(‘x’, ‘y’, ‘z’);

Câu 9: Giả sử a = 5; b = 9; c = 15; để ghi các giá trị trên vào tệp f có dạng là 5, 9, 15 ta sử dụng thủ tục ghi:

A. Write(f, a,b,c);
B. Write(a, ‘ ’, b, ‘ ’, c);
C. Write(f, a, ‘ ’, bc);
D. Write(f, a ‘’, b‘’, c);

Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình chính.
B. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình con chứa nó.
C. Biến cục bộ là biến được dùng trong chương trình con chứa nó và trong chương trình chính.
D. Biến toàn cục chỉ được sử dụng trong chương trình chính và không được sử dụng trong các chương trình con.

PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm):

Câu 1: Cho chương trình sau

Program Baitap;

Var x, y, z , t: word;

Function BCNN(a, b:word):word;

Var du, c, d:word;

Begin

c:=a; d:=b;

While b<>0 do

Begin

du:=a mod b;

a:=b;

b:=du;

End;

BCNN:=(c*d) div a;

End;

Begin

Write(‘nhap 4 so x, y, z, t: ‘); readln(x, y, z, t);

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Quất Lâm, Nam Định - Lần 3 Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học

Write(‘BCNN cua 4 so la: ’, BCNN(BCNN(x, y),BCNN(z, t)));

Readln;

End.

Câu hỏi: Quan sát và:

a) Nêu các tham số thực sự, tham số hình thức?

b) Nêu tên các biến cục bộ, biến toàn cục?

Câu 2: Cho mảng A gồm N phần tử thuộc kiểu nguyên (N≤50)? Viết chương trình con thực hiện các yêu cầu sau:

a) Viết thủ tục nhập giá trị cho mảng A từ bàn phím.

b) Viết thủ tục in ra màn hình các phần tử âm trong mảng A.

Đáp án đề thi học kì 2 Tin học 11

PHẦN I :TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B B D D D B C A A B
Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5

PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm):

Câu 1: (2 điểm)

Tham số thực sự: x, y, z, t

Tham số hình thức: a, b

  1. Biến cục bộ: du, c, d

Biến toàn cục: x, y, z, t

Câu 2: (3 điểm)

a) Viết thủ tục nhập giá trị cho mảng A từ bàn phím

procedure nhap(var A:kmang; var n:integer);

begin

write(‘Nhap so phan tu cua mang N=’);

readln(n);

for i:=1 to n do

begin

write(‘Nhap phan tu thu A[‘,i,’]=’);

readln(A[i]);

end;

end;

b) Viết thủ tục in ra màn hình các phần tử âm trong mảng A.

procedure hienam(A:kmang;n:byte);

begin

for i := 1 to n do

if A[i] < 0 then write(A[i],’ ’);

end;

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Tin học 11

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2022 – 2023 7 Đề kiểm tra cuối 2 Tin 11 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *