Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học 6 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều gồm 3 đề thi, có đáp án, bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn.
Với 3 đề thi cuối kì 2 môn Tin học 6 Cánh diều, còn giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Toán, Ngữ văn. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí 3 đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6:
Đề thi học kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều – Đề 1
Đề thi học kì 2 môn Tin học 6
A. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 14 (mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1: Để tìm kiếm từ “Học tập” trong văn bản ta cần thực hiện:
A. Chọn thẻ home -> Editing -> Find
B. Nhấn tổ hợp CTRL + F
C. Tất cả 2 đáp án đều đúng
D. Tất cả 2 đáp án đều sai
Câu 2: Tìm kiếm gồm có 3 bước, sắp xếp lại các bước theo đúng trật tự:
a. Nháy chuột vào thẻ Home.
b. Gõ từ, cụm từ cần tìm rồi nhấn phím Enter.
c. Trong nhóm lệnh EditingFind.
Trật tự sắp xếp:
A. a – b – c
B. a – c – b
C. c – a – b
D. b – a – c
Câu 3: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?
A. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,…
B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.
C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.
D. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.
Câu 4: Để chèn thêm một hàng trong Table, ta thực hiện như sau:
A. Đặt con trỏ tại nơi cần chèn hàng trong Table, chọn Table – Insert – Rows Above hoặc Rows Below.
B. Chọn ô tại nơi cần chèn hàng, chọn Table – Insert – Cells – Insert Entire Row.
C. Đặt con trỏ tại ô cuối cùng bên phải của Table, bấm phím Tab.
D. Tất cả các thao tác trên đều đúng.
Câu 5: Để định dạng đoạn văn bản em sử dụng các lệnh nào?
A. Format/Font
B. Home /Paragraph
C. Page Layout/Page Setup
D. Format/Paragraph
Câu 6: Trong các phông chữ cho hệ điều hành WINDOWS dưới đây, phông chữ nào không dùng mã VNI?
A. Time New Roman
B. VNI-Times
C. VNI-Top
D. Cả B và C đều đúng
Câu 7: Hãy sắp xếp các bước sử dụng phần mềm MindMaple Lite vẽ sơ đồ tư duy:
1. Tạo sơ đồ tư duy mới
2. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ
3. Tạo chủ đề chính
4. Tạo chủ đề nhánh
5. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn
A. 1-3-4-5-2.
B. 1-2-3-4-5.
C. 5-1-2-3-4.
D. 5-4-3-2-1.
Câu 8: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Có thể dùng sơ đồ tư duy để ghi chép những ý chính của một bài học.
B. Trong sơ đồ tư duy chỉ có hai loại chủ đề: chủ đề trung tâm và chủ đề chính xung quanh chủ đề trung tâm.
C. Các nhanh nối cho biết mỗi chủ đề được triển khai thành những chi tiết nào.
D. Có thể dùng sơ đồ tư duy để trình chiếu trong một cuộc họp.
Câu 9: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Có thể chỉnh sửa tên của một chủ đề.
B. Phải tạo ra hết các chủ đề con chủ đề rồi mới có thể triển khai chi tiết được cho một chủ đề con.
C. Không thể di chuyển được vị trí sơ đồ tư duy đang vẽ trên màn hình.
D. Muốn xóa được chủ đề phải lần lượt xóa tất cả các chủ đề con của nó trước.
Câu 10: Để tạo một chủ đề mới, ta thực hiện?
A. File→ New
B. File→ Open
C. File→ Save
D. Edit→ New
Câu 11: Nếu coi gia đình là chủ đề mẹ thì chủ đề con là:
A. Bố
B. Mẹ
C. Anh
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 12: Input là gì?
A. Thông tin vào.
B. Thông tin ra.
C. Thuật toán.
D. Chương trình.
Câu 13: Nguyên lí Phôn Nôi-Man đề cập đến vấn đề nào?
A. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình, truy cập theo địa chỉ.
B. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập bất kỳ.
C. Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.
D. Điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.
Câu 14: Với mỗi phát biểu sau đây, hãy cho biết phát biểu đó là sai:
A. Chỉ có một thuật toán để giải một bài toán.
B. Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán.
C. Đầu vào của bài toán cũng là đầu vào của thuật toán.
D. Đầu ra của bài toán cũng là đầu ra của thuật toán.
E. Đáp án A, D đều sai.
B. TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Nêu cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước?
Câu 2: (1,0 điểm) Cho biết câu lệnh sau Do thực hiện mấy lần? Kết quả của đoạn chương trình sau?
i := 5;
Dem:=0;
Tong:=0;
While i>=1 do
Begin
i := i – 1;
Dem:=Dem+1;
Tong:=Tong+1;
End;
Write (‘dem:’, Dem, ‘Tong:’,Tong);
Câu 3: (1,0 điểm) Cho sơ đồ khối mô tả thuật toán đếm số số hạng dương trong dãy sau, hãy viết thuật toán dưới dạng liệt kê.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tin học 6
A. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
(Mỗi câu đúng được 0,5đ)
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
C |
B |
C |
D |
C |
A |
A |
B |
A |
A |
D |
A |
C |
E |
B. Tự luận: (3,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 (1,0đ) |
Cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước: while <điều kiện> do ; trong đó: + Điều kiện: thường là 1 phép so sánh + Câu lệnh: có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép. |
0,5 0,25 0,25 |
2 (1,0đ) |
– Cho biết câu lệnh sau Do thực hiện 5 lần vì i = 5 mỗi lần kiểm tra i>=1 thì giảm i đi 1 đơn vị qua câu lệnh i := i – 1; Thông qua biến Dem ta biết số lần lặp là 5. Vậy câu lệnh được thực hiện 5 lần. – Kết quả của đoạn chương trình là: Dem: 5; Tong: 15 |
0,5 0,5 |
3 (1,0đ) |
Thuật toán đếm số số hạng dương trong dãy dưới dạng liệt kê là: Bước 1. Nhập N, các số hạng a1, a2…, aN Bước 2. i = 0, k= 0, Bước 3. Nếu ai > 0 thì k = k+1; Bước 4. i = i + 1 Bước 5: Nếu i > N thì đưa ra giá trị k, rồi kết thúc; Bước 6. Quay lại bước 3. |
0,125 0,125 0,125 0,125 0,25 0,25 |
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học 6
Cấp độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
1. Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản |
– Biết được cách sử dụng công cụ tìm kiếm và thay thế. |
– Trình bày được tác dụng của công cụ tìm kiếm và thay thế |
|||||||
Số câu |
1 |
1 |
2 |
||||||
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
||||||
Tỉ lệ (%) |
5 |
5 |
10 |
||||||
2. Trình bày thông tin ở dạng bảng |
– HS biết được khái niệm trình bày thông tin ở dạng bảng. |
HS hiểu được các lệnh trong điều chỉnh hàng, cột trong trình bày thông tin ở dạng bảng. |
|||||||
Số câu |
1 |
1 |
2 |
||||||
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
||||||
Tỉ lệ (%) |
5 |
5 |
10 |
||||||
3. Sơ đồ tư duy |
Hs biết được các chức năng cơ bản chung của phần mềm sơ đồ tư duy. |
HS hiểu được ưu, nhược điểm của sơ đồ tư duy. |
|||||||
Số câu |
2 |
1 |
3 |
||||||
Số điểm |
1,0 |
0,5 |
1,5 |
||||||
Tỉ lệ (%) |
10 |
5 |
15 |
||||||
4. Khái niệm thuật toán |
– Biết thuật toán rất thông dụng, có nhiều việc thường ngày ta vẫn thực hiện theo thuật toán. |
Diễn tả được sơ lược thuật toán là gì, nêu được ví dụ minh họa. |
|||||||
Số câu |
1 |
1 |
2 |
||||||
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
1,5 |
||||||
Tỉ lệ (%) |
5 |
5 |
15 |
||||||
5. Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán |
– Biết được chương trình máy tính là gì và quan hệ của chương trình máy tính với thuật toán. |
Hiểu được tại sao cần mô tả thuật toán cho tốt. |
Mô tả được cấu trúc tuần tự trong thuật toán |
||||||
Số câu |
1 |
1 |
1 |
3 |
|||||
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
2,0 |
|||||
Tỉ lệ (%) |
5 |
5 |
10 |
20 |
|||||
6. Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán |
Biết được cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán là gì và khi nào trong trong thuật toán có cấu trúc rẽ nhánh |
Thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh thông qua các bài toán cụ thể. |
|||||||
Số câu |
2 |
1 |
3 |
||||||
Tỉ lệ (%) |
10 |
10 |
20 |
||||||
Số điểm |
1,0 |
1,0 |
2,0 |
||||||
7. Cấu trúc lặp trong thuật toán |
– Biết được cấu trúc lặp trong thuật toán là gì và khi nào trong trong thuật toán có cấu trúc lặp |
Thể hiện được cấu trúc lặp khi biết và khi không biết trước số lần lặp cần làm. |
|||||||
Số câu |
1 |
1 |
2 |
||||||
Số điểm |
0,5 |
1,0 |
1,0 |
||||||
Tỉ lệ (%) |
5 |
10 |
10 |
||||||
Tổng số câu |
9 |
5 |
1 |
2 |
17 |
||||
Tổng số điểm |
4,5 |
2,5 |
1,0 |
2,0 |
10 |
||||
Tỉ lệ (%) |
45 |
25 |
30 |
100 |
Đề thi học kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều – Đề 2
Đề thi học kì 2 môn Tin học 6
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO……. |
ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 |
A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu em cho là đúng
Câu 1: Ưu điểm của việc tạo SĐTD thủ công trên giấy là gì?
A. Dễ sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung.
B. Sản phẩm tạo ra dễ dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau như: Đưa vào bài trình chiếu, gửi cho bạn qua thư điện tử, ….
C. Sản phẩm tạo ra nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ cho nhiều người ở các địa điểm khác nhau.
D. Có thể thực hiện ở bất cứ đâu, chỉ cần giấy và bút. Thể hiện được phong cách riêng của người tạo
Câu 2: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?
A. Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu quên còn hỏi bạn
B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
C. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết
D. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên
Câu 3: Để đặt hướng cho trang văn bản, trên thẻ Page Layout vào nhóm lệnh Page Setup sử dụng lệnh
A. Size
B. Orientation
C. Margins
D. Columns
Câu 4: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?
A. Thêm hình ảnh vào văn bản
B. Chọn chữ màu xanh
C. Căn giữa đoạn văn bản
D. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng
Câu 5: Để tạo bảng ta có thể chọn nút lệnh:
Câu 6: Trong khi soạn thảo văn bản, giả sử ta cần tìm kiếm chữ “Thầy giáo” thì ta thực hiện chọn:
A. Dải Home chọn lệnh Editing/Clear…
B. Dải Home chọn lệnh Editing/Find…
C. Dải Home chọn lệnh Editing/Replace…
D. Dải Home chọn lệnh Editing/Goto…
Câu 7: Khi định dạng đoạn văn bản, muốn tăng mức thụt lề trái em phải nháy chuột vào nút nào?
Câu 8: Thuật toán là gì?
A. Các mô hình và xu hướng được sử dụng để giải quyết vấn đề.
B. Một thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu
C. Một ngôn ngữ lập trình
D. Một dãy các chỉ dẫn từng bước để giải quyết vấn đề.
Câu 9: Có ba cấu trúc điều khiển cơ bản để mô tả thuật toán là gì?
A. Tuần tự, rẽ nhánh, lặp
B. Tuần tự, rẽ nhánh và gán
C. Rẽ nhánh, lặp và gán
D. Tuần tự, lặp và gán
Câu 10: Để viết chương trình cho máy tính, người lập trình sử dụng loại ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ chỉ sử dụng 2 kí hiệu 0 và 1
B. Ngôn ngữ lập trình
C. Ngôn ngữ tự nhiên
D. Ngôn ngữ chuyên ngành
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Nêu tác hại, nguy cơ khi dùng Internet?
Câu 2: (2,5 điểm) Mô tả thuật toán của bài toán “Rửa rau” bằng 2 hình thức, liệt kê và sơ đồ khối?
Câu 3: (1,0 điểm) Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em làm thế nào để sử dụng mạng xã hội và chia sẻ thông tin trên Internet có hiệu quả?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tin học 6
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Đúng mỗi câu 0,5 điểm, sai ghi 0 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
C |
B |
A |
A |
B |
C |
A |
A |
B |
PHẦN II : TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung đáp án |
Biểu điểm |
Câu 1: 1,5 điểm |
* Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp * Máy tính bị nhiễm virus hay bị mã độc * Bị lừa đảo, đe dọa, dụ dỗ, bắt nạt trên mạng Internet. * Thông tin không chính xác. * Nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng. |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2: 2,5 điểm |
* Hình thức liệt kê: 1. Cho rau vào chậu và xả nước cho ngập rau 2. Dùng tay đảo rau trong chậu 3. Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu đi 4. Lặp lại bước 1 đến bước 3 cho đến khi rau sạch thì kết thúc. * Hình thức sơ đồ khối:
|
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 1,5 điểm |
Câu 3: 1,0 điểm |
– Có trách nhiệm trên môi trường trực tuyến(không đưa những thông tin sai lệch, không đúng sự thật mang tính phản động, dụ dỗ, lôi kéo) – Sử dụng công nghệ thông tin để làm bạn với sự giám sát của gia đình, thầy cô giáo.(Thời gian sử dụng Internet rõ ràng hợp lý, được sự cho phép của người lớn) – Khuyến khích, động viên bạn bè và người thân chia sẻ thông tin phòng chống Covid-19 lành mạnh và bảo vệ bản thân theo bộ y tế 5K trên mạng Internet. |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm |
……
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học 6 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Tin học 6 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.