Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Văn 6 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo gồm 4 đề thi, có đáp án, bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn.

Với 4 đề thi cuối kì 2 môn Văn 6 CTST, còn giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Khoa học tự nhiên, Công nghệ. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí 4 đề thi học kì 2 môn Văn 6:

Đề thi cuối kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo

  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1
  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2
  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 3

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn trước đáp án đúng.

Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “ Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.”

(Theo Tuổi mới lớn, NXB trẻ)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất
C. Ngôi thứ hai
B. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba.

Câu 2: Nhan đề nào phù hợp với nội dung được đề cập tới trong đoạn trích trên?

A. Mẹ tôi 
B. Chiếc áo rét
C. Những bàn tay cóng
D. Vì sao phải đeo găng vào tay mùa đông?

Câu 3: Từ Hán Việt nào dưới đây đồng nghĩa với từ “không” trong cụm từ “không bị lạnh”?

A. bất
B. nhất
C. hữu
D. thất

Câu 4: Ý nghĩa của thành phần trạng ngữ “hôm ấy” là

A. chỉ nơi chốn 
B. chỉ nguyên nhân
C. chỉ phương tiện
D. chỉ thời gian.

Câu 5: Trong lúc dọn dẹp người mẹ phát hiện thứ gì trong túi áo rét của con gái?

A. Lá thư
B. Đôi găng tay
C. Đôi bông tai
D. Đôi tất.

Câu 6: Dòng nào dưới đây là lời của nhân vật

A. Tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái.
B. Tôi phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay.
C. Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ.
D. Tôi hỏi con vì sao con mang tơi hai đôi trong túi áo

Câu 7: Dòng nào sau đây nói đúng về nhân vật người con trong đoạn trích?

A. Giàu lòng yêu thương.
B. Giàu ước mơ, thấu hiểu.
C. Hồn nhiên, trong sáng.
D. Giàu lòng vị tha.

Câu 8: Chủ đề của đoạn trích là:

A. Ca ngợi tình cảm gia đình
B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.
C. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
D. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.

Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ của người con trong đoạn trích không? Theo em, sau khi nghe con trả lời, người mẹ sẽ nói điều gì với con?

Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Xã hội hiện nay có biết bao phận người bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Em hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân khi đã làm được một việc tốt để giúp đỡ người khác.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Văn 6

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU
1 A 0,5
2 C 0,5
3 A 0,5
4 D 0,5
5 B 0,5
6 C 0,5
7 A 0,5
8 D 0,5

9

– Đồng tình với suy nghĩ của người con

– Người mẹ sẽ khen ngợi, động viên……( có thể có câu trả lời khác, miễn hợp lí)

0,5

0,5

10

HS có thể nêu được cụ thể một số bài học sau:

– Biết chia sẻ, giúp đỡ, yêu thương, quan tâm tới bạn bè , những người có hoàn cảnh khó khăn…

– Biết ơn những người giúp đỡ mình…

1

I

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

– Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

– Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

– Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.

0,25

0,25

0,25

c. Nội dung

* Mở bài:

+ Giới thiệu việc tốt giúp đỡ người khác mà em đã làm.

+ Cảm nghĩ, ấn tượng của em về trải nghiệm ấy.

* Thân bài:

+ Nêu hoàn cảnh, lí do xuất hiện trải nghiệm ( trải nghiệm bắt đầu ở đâu, với ai, như thế nào?)

+ Kể diễn biến của trải nghiệm ( Em đã làm việc tốt như thế nào? Ai là người nhận? Họ có cử chỉ, lời nói, cảm xúc ra sao?…)

+ Kết thúc trải nghiệm ra sao? Em có suy nghĩ, mong muốn hoặc cảm xúc gì về trải nghiệm không?

*Kết bài:

Nêu suy nghĩ, cảm nhận và mong ước của em sau trải nghiệm của bản thân.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, lối kể sáng tạo.

0,25

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 22 (Nâng cao) Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt

Ma trận đề thi học kì 2 môn Văn 6

TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng% điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Văn 6

TT

Chương

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

– Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

– Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

– Nhận ra tự đơn và từ phức ; từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu.

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện.

– Nêu được chủ đề của văn bản.

– Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu.

– Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện.

– Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

– Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Vận dụng:

– Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

– Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Nhận biết: Nhận diện được kiểu văn bản (Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân)

Thông hiểu: Hiểu cách xây dựng bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân (Cần có nhân vật, sự việc, cốt truyện…)

Vận dụng: Sử dụng các yếu tố để viết….

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2

Ma trận đề thi học kì 2 môn Văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Mức độ
Chủ đề/Bài
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng
1. Văn bản đọc (ngoài chương trình) Số câu 1 1 2
Số điểm 0,5 0,5 1
2. Giải nghĩa từ Số câu 1 1
Số điểm 0,5 0,5
3.Dấu phẩy Số câu 1 1
Số điểm 0,5 0,5
4. Trạng ngữ Số câu 1 1
Số điểm 0,25 0,25
5. Biện pháp tu từ Số câu 1 1
Số điểm 0,75 0,75
6.Văn nghị luận Số câu 1 1
Số điểm 2 2
7. Văn tự sự Số câu 1 1
Số điểm 5 5
Tổng số câu 3 3 1 1 8
Tổng số điểm 1,25 1,75 2 5 10
Tỉ lệ 12,5% 17,5% 20% 50% 100%

Bảng đặc tả đề thi học kì 2 môn Văn 6 sách Chân trời sáng tạo

TT Chủ đề/Bài Mức độ nhận thức Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
NB TH VD VDC

1

Văn bản đọc (ngoài chương trình)

Nhận biết:

Nhận biết được ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Thông hiểu:

Hiểu và trình bày được nội dung chính của một văn bản đã cho.

1

1

2

2

Giải nghĩa từ,

Thông hiểu:

– Hiểu và giải được nghĩa của từ.

– Đặt được câu với nghĩa phù hợp

1

1

3

Dấu phẩy

Nhận biết:

Nhận biết được công dụng dấu phẩy trong câu văn.

1

1

4

Trạng ngữ

Nhận biết:

Nhận biết được trạng ngữ trong câu văn.

1

1

5

Biện pháp tu từ

Thông hiểu:

Hiểu và trình bày được tên, tác dụng của biện pháp tu từ trong câu.

1

1

6

Văn nghị luận

Vận dụng:

Viết được đoạn văn thể hiện quan điểm của mình về một vấn đề xã hội (nghị luận xã hội) được đặt ra.

1

1

7

Văn tự sự

Vận dụng cao:

Xác định được kiểu bài tự sự; sử dụng ngôi kể thứ nhất; trải nghiệm có ý nghĩa với bản thân; sắp xếp ý và tạo được sự liên kết câu, đoạn . Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng để kể hấp dẫn, lôi cuốn; viết được bài văn tự sự đảm bảo bố cục.

1

1

Tổng số câu

3

3

1

1

8

Tổng số điểm

1,25

1,75

2

5

10

Tỉ lệ

12,5%

17,5%

20%

50%

100%

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

PHÒNG GD & ĐT………
TRƯỜNG THCS……….

ĐỀKIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023
 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
THỜI GIAN: 90 PHÚT(Không kể phát đề)

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Trời mưa, rô mẹ dặn rô con:

– Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé!

Trời vừa tạnh, Rô Ron và Cá Cờ cùng chơi trước cửa hang. Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ, Rô Ron bảo bạn:

– Chúng mình cùng vượt dòng nước nhé!

Cá Cờ vẫy đuôi nói:

– Nhưng mẹ tớ dặn không được rong chơi xa. Hay là chúng ta chơi quanh đây thôi.

– Thế thì cậu hãy xem tớ đây này!

Vừa nói Rô Ron vừa giương vây, nhún mình lấy đà phóng lên bờ.

(Trích Cá Rô Ron không vâng lời mẹ)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo ngôi thứ mấy? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Tham khảo thêm:   Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Hà Giang - Tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích là gì?

Câu 3 (0,5 điểm). Tác dụng của dấu phẩy trong câu: Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé!

Câu 4 (0,5 điểm). Em hãy giải thích nghĩa của từ lạc đường. Đặt một câu với từ trong nghĩa đó.

Câu 5 (0,75 điểm). Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.

Câu 6 (0,25 điểm). Tìm trạng ngữ trong câu: Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ, Rô Ron bảo bạn.

PHẦN II. VIẾT (7 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Tục ngữ Việt Nam có câu:

Cá không ăn muối cá ươn.
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Từ câu tục ngữ trên em hãy viết một đoạn văn (150-200 chữ) nêu quan điểm của em về vấn đề: vâng lời cha mẹ.

Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

I.

ĐỌC-HIỂU

3.0

1

– Đoạn trích trên được viết theo ngôi thứ : Ba

– Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự

0.25

0.25

2

Nội dung chính của đoạn trích : Trời mưa, mẹ dặn Rô ở nhà nhưng Rô đã không vâng lời mẹ.

0.5

3.

Tác dụng của dấu phẩy trong câu: Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé!: Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

0.5

4

– Giải thích từ “lạc đường”: không đúng đường phải đi (hoặc không thỏa ý nguyện).

– Học sinh đặt câu: Tùy theo câu học sinh đặt miễn phù hợp

Ví dụ : Nghĩa thứ nhất: Cô ấy lạc đường về nhà.

Nghĩa thứ hai: Vì không nghe cha mẹ nên cô ấy đã lầm lỡ, lạc đường.

0,25

0,25

5

Học sinh xác định được:

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là: nhân hóa.

– Tác dụng: Làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người; làm cho việc kể chuyện trở nên hấp dẫn, việc miêu tả trở nên sinh động.

0,25

0,5

6

Trạng ngữ trong câu: Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ .

0,25

II

VIẾT

7.0

1

Viết đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ) trình bày quan điểm về vấn đề: Vâng lời cha mẹ

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thứcđoạn văn: Đoạn văn hoàn chỉnh viết theo phương thức nghị luận. Có thể trình bày theo các cách khác nhau.

b. Xác định đúng yêu cầu nghị luận: vâng lời cha mẹ

c. Triển khai đoạn văn: HS trình bày suy nghĩ, cần đáp ứng những ý cơ bản sau:

– Luận điểm (quan điểm): Đồng ý với câu tục ngữ:

– Lí lẽ:

+ Cha mẹ là người sinh thành ra chúng ta nên lúc nào cũng yêu thương con cái vô điều kiện.

+ Cha mẹ rất yêu thương con nên luôn muốn con đạt được những điều tốt đẹp, chỉ dạy con những điều đúng đắn.

+ Cha mẹ là người đi trước có nhiều kinh nghiệm sống, biết được đúng sai, biết được việc nên làm, việc phải tránh.

+ Thực tế nhiều bạn cãi lời cha mẹ, phớt lờ lời khuyên của cha mẹ (như cá không ăn muối) mà phải nhận những thất bại cay đắng.

+ Nếu con cái để ngoài tai những lời của cha mẹ thì mãi mãi vẫn không thể trưởng thành, không tiến bộ và nên người được, ngược lại còn khiến mình trở thành người con bất hiếu, vô giáo dục.

+ Chính vì vậy, người con phải biết lắng nghe và tiếp thu sự chỉ bảo của cha mẹ một cách chọn lọc.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng để bày tỏ quan điểm hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục

0,25

0,25

1,0

0,25

0,25

2.

Viết bài văn kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ.

5.0

A . Yêu cầu chung:

I. Hình thức:

-Một bài văn hoàn chỉnh viết theo phương thức biểu đạt chính là tự sự, kết hợp với các phương thức biểu đạt khác: miêu tả, biểu cảm,…

– Sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi” trong suốt bài văn

II. Nội dung: Trải nghiệm về buổi lao động đáng nhớ.

B . Yêu cầu cụ thể: học sinh lần lượt triển khai theo các ý sau:

– Dẫn dắt, giới thiệu trải nghiệm về buổi lao động khiến em nhớ mãi.

– Giới thiệu chung về trải nghiệm đó:

+ Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm.

+ Không gian xảy ra trải nghiệm.

+ Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai?

– Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí:

+ Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào?

+ Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó quên? Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?

– Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào? Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra?

– Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em.

C. Biểu điểm:

– Điểm 5: Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, đầy đủ các ý nêu trên , nắm vững phương pháp làm bài văn tự sự, diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc, kết hợp tốt các phương thức biểu đạt. Mắc vài lỗi không đáng kể

– Điểm 4- 3 : Kể được trải nghiệm nhưng chưa đảm bảo các ý, còn đôi chỗ lủng củng trong cách diễn đạt. Mắc khoảng 5 lỗi các loại.

– Điểm 2: Kể được trải nghiệm nhưng thiếu nhiều ý , chưa nêu được bài học và còn lủng củng trong cách diễn đạt. Mắc khoảng 7 lỗi các loại.

– Điểm 1: Bài viết sơ sài, không hoàn chỉnh, sai về phương thức biểu đạt chính. Mắc nhiều lỗi .

– Điểm 0: Bài bỏ giấy trắng hoặc viết một vài câu không có giá trị nội dung

Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Toán năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Thanh Hóa Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 3

Ma trận đề thi học kì 2 môn Văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Mức độ thấp Mức độ cao

I. Đọc- hiểu: một văn bản ngắn có thể loại phù hợp với VB đã học.

– Nhận diện ngôi kể, nhân vật, biện pháp tu từ, chi tiết trong văn bản.

– Hiểu được ý nghĩa của chi tiết/ vấn đề được gửi gắm trong văn bản.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

15 %

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

15 %

Số câu: 4

Số điểm: 3

Tỉ lệ %: 30

II. Làm văn

Đoạn văn nghị luận theo yêu cầu

Viết bài văn theo yêu cầu

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 2

10%

Số câu: 1

Số điểm: 5

50%

Số câu: 2

Số điểm: 7.0

Tỉ lệ %: 40

Tổng số câu

Tổng điểm

Phần %

Số câu: 4

Số điểm: 3

30%

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 1

Số điểm:2.0

20%

Số câu: 1

Số điểm: 5

50%

Số câu: 6

Số điểm: 10

100%

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

Trường:………………..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2022 – 2023
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút

I. Phần đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN

Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.

Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)

Câu 1 (1 điểm) Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào? Được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể có trong câu chuyện không?

Câu 2 (0,5 điểm) Chim Én giúp Mèn đi chơi bằng cách nào?

Câu 3 (0,5 điểm) Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

Câu 4 (1,0 điểm) Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào? Em suy nghĩ gì về hành động của Dế Mèn?

Phần 2. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy để nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác.

Câu 2 (5 điểm): Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Câu Yêu cầu Điểm

I. Đọc hiểu

1

– Các nhân vật: Chim Én, Dế Mèn

Ngôi thứ 3.

– Người kể không có trong truyện.

0,5đ

0,25

0,25

2

– Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa.

0,5

3

So sánh: nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

0,5

4

HS nêu được theo hướng:

– Chim Én: Nhân ái, giúp đỡ người khác.

– Dế Mèn: Ích kỉ, ngu ngốc.

0,5

0,5

Phần II. Làm văn

Câu 1 (2 điểm): Nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác. HS bộc lộ suy nghĩ theo hướng:

Mỗi người đều có sự khác biệt, không ai giống ai, vì thế nên tôn trọng sự khác biệt.

0,5

Vì sao cần tôn trọng sự khác biệt hình thức: hình thức không quan trọng bằng tính cách, tâm hồn tài năng.

0,75

Nếu ai đó khiếm khuyết về mặt hình thức, cần cảm thông, chia sẻ với họ

0,75

Chế giễu sẽ làm tổn thương người khác dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.

(Học sinh có thể diễn đạt bằng từ ngữ khác nhưng phải làm nổi bật lời khuyên không nên chế giễu người khác thì vẫn được tính điểm.)

0,5

Hình thức

Viết đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, dùng từ đặt câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa đảm bảo chính xác

0,5

Câu 2 (5 điểm): Kể lại một trải nghiệm.

– Mở bài: giới thiệu sơ lược về trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

Thân bài:

+ Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

+ Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng.

+ Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm.

Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

0.5

3.25

0.5

Các tiêu chí về hình thức phần II viết bài văn:0,75 điểm

Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.

0,25

Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.

0,25

Bài làm cần kết hợp giữa – miêu tả – biểu cảm hợp lí.

0,25

>> Tải file để tham khảo trọn bộ các đề thi môn Văn 6 CTST

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Văn 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *