Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 7 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn KHTN 6 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 7 đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình.

Với 7 đề thi học kì 2 môn KHTN 6 KNTT, còn giúp các em luyện giải đề, biết cách phân bổ thời gian cho hợp lý để ôn thi học kì 2 năm 2022 – 2023 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn Văn, Lịch sử – Địa lí 6. Chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Đề thi cuối kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1
  • Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2
  • Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 3
  • Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 4

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Trường THCS……………….

BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 Phút

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng trong các câu sau

Câu 1. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

A. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều trái sang phải.
B. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều phải sang trái.
C. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều dưới lên trên.
D. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều trên xuống.

Câu 2. Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với

A. khối lượng của vật treo.
B. lực hút của trái đất.
C. độ dãn của lò xo.
D. trọng lượng của lò xo.

Câu 3. Khi đi trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn vì

A. nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
B. khi xuống nước chúng ta nặng hơn.
C. nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.
D. lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

Câu 4. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Khi viết phấn trên bảng.
B. Viên bi lăn trên mặt đất.
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường.

Câu 5. Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?

A. Đun nóng vật.
B. Làm lạnh vật.
C. Chiếu sáng vật.
D. Cho vật chuyển động.

Câu 6: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa

A. cơ năng thành điện năng.
B. điện năng thành cơ năng.
C. điện năng thành hóa năng.
D. nhiệt năng thành điện năng.

Câu 7. Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?

A. Bàn là điện.
B. Máy khoan.
C. Quạt điện.
D. Máy bơm nước.

Câu 8. Thế năng đàn hồi của vật là năng lượng do vật

A. chuyển động.
B. có độ cao.
C. bị biến dạng.
D. có nhiệt độ.

Câu 9. Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì

A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.
B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất
D. Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 10. Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi

A. một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
B. toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Câu 11. Môi trường sống của rêu ở

A. dưới nước.
B. nơi ẩm ướt, ít ánh sáng.
C. nơi khô hạn.
D. vùng nước lợ.

Câu 12. Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.
B. Rắn, cá heo, hổ.
C. Ruồi, muỗi, chuột.
D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.

Câu 13. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?

A. Hình thái đa dạng.
B. Có xương sống.
C. Kích thước cơ thể lớn.
D. Sống lâu.

Câu 14. Đọc đoạn thông tin sau:

Rau Dớn là một loại dương xỉ có thân rễ nghiêng, mọc bò, sống dai, cao khoảng 15cm. Thân cây được bao phủ bởi vẩy ngắn hình mũi mác và có hình răng cưa ở bên mép, màu hung, kích thước khoảng 1mm.

Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết Rau Dớn thuộc ngành thực vật nào?

A. Dương xỉ.
B. Rêu
C. Hạt trần
D. hạt kín.

Câu 15. Vật chất di truyền của virut là

A. ARN và AND.
B. ARN và gai glycoprotein.
C. AND và gai glycoprotein.
D. AND hoặc ARN.

Câu 16. Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là

A. thế năng
B. quang năng
C. nhiệt năng
D. điện năng

Câu 17. Nguồn năng lượng nào dưới đây là năng lượng tái tạo?

A. Than
B. Khí tự nhiên
C. Gió
D. Dầu.

Câu 18. Ban ngày sẽ xuất hiện khi nào?

A. Trái đất được Mặt Trăng chiếu sáng.
B. Mặt Trăng không che lấp Trái Đất.
C. Phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng.
B. Các hành tinh và Sao Chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kỳ giống nhau.
D. Khoảng cách từ các hành tinh khác tới Mặt Trời là khác nhau.

Câu 20. Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng không tái tạo?

A. Mặt Trời.
B. Nước.
C. Gió.
D. Dầu

B. TỰ LUẬN

Câu 21. (0,5 điểm). Hãy đề xuất một ví dụ hoặc một thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác?

Câu 22. (1,5 điểm)

a. Nêu các hành tinh trong hệ Mặt Trời? Sắp xếp các hành tinh đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng.

b. Mặt Trăng là gì?

Câu 23. (1,0 điểm). Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,…) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?

Câu 24. (1,5 điểm)

a. Khi đo lực thì trường hợp nào bắt buộc phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng? Ngoài trường hợp đó ra thì phải đặt lực kế như thế nào?

b. Một học sinh lớp 6 có khối lượng 35kg. Trọng lượng của học sinh đó là bao nhiêu?

Câu 25. (1,5 điểm)

a. Hãy nêu các vai trò của thực vật? ở mỗi vai trò đó kể 3-5 loài mà em biết.

b. Hình ảnh dưới đây khiến em liên tưởng đến vai trò gì của thực vật đối với con người và động vật?

Câu 25

Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,2 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đ/A

D

A

D

A

D

B

A

C

B

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đ/A

B

C

B

A

D

A

C

C

C

D

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

21

– Gió làm thuyền trôi trên mặt nước: năng lượng gió truyền cho cánh buồm động năng làm thuyền trôi trên mặt nước…

(Có thể dùng các ví dụ khác về sự truyền năng lượng)

0,5

22

a. – Có 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời là: Thủy tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Trái Đất, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.

– Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng:

Thủy tinh => Hỏa tinh => Kim tinh => Trái Đất => Thiên vương tinh => Hải Vương tinh => Thổ tinh => Mộc tinh.

b. Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất mà chúng ta có thể nhìn thấy trên bầu trời.

0,5

0,5

0,5

23

– Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu.

VD: Khi dùng than, củi hoặc gas để nấu ăn chỉ để lửa ở mức phù hợp với việc đun nấu, không để quá to hoặc quá lâu khi không cần thiết.

0,5

0,5

24

a. – Trường hợp bắt buộc phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng là khi đo trọng lượng của vật (độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật) vì trọng lực có phương thẳng đứng.

– Ngoài trường hợp đó ra thì phải đặt lực kế theo phương của lực tác dụng lên vật.

b. Trọng lượng của học sinh đó là:

P = 10.35 = 350N

0,5

0,5

0,5

25

a.

– Vai trò của thực vật:

+ Làm lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, súp lơ, cà rốt,…

+ Làm thuốc: cây tam thất, cây đinh lăng, cây hà thủ ô, cây hoàng liên,…

+ Làm cảnh: hoa ly, hoa đào, hoa nhài, cây kim tiền,…

+ Cây ăn quả: cây nho, cây táo, cây mít, cây hồng xiêm,…

+ Cho bóng mát: cây bàng, cây phượng vĩ, cây hoa sữa, cây xà cừ,…

b. Thực vật là nguồn cung cấp oxygen cho con người và tất cả các loài động vật khác.

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

0,5

Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số ý/câu Điểm số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đa dạng thế giới sống (25 tiết)

3

1/2

2

1/2

1

5

2,5

Lực trong đời sống ( 15 tiết)

2

2

1

1

4

2,3

Năng lượng (12 tiết)

1

3

3

1

2

6

2,7

Trái đất và bầu trời (10 tiết)

1

2

3

1

5

2,5

Số câu

2

10

1/2

10

3/2

1

5

20

25

Điểm số

2,0

2,0

1,0

2,0

2,0

1,0

0

6,0

4,0

10

% điểm số

4,0

3,0

2,0

1,0

6,0

4,0

10

40%

30%

20%

10%

60%

40%

100%

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

…………

(Đề kiểm tra gồm có ….. trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC : 2022 – 2023
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Muỗi Anophen là vật chủ trung gian truyền bệnh gì cho người? – (Biết)

A. Bệnh dịch tả.
B. Bệnh sốt rét.
C. Bệnh ngủ li bì.
D. Bệnh viêm đường hô hấp.

Câu 2. Con hà bám dưới mạn tàu thuyền gây – (Biết)

A. ô nhiễm nguồn nước.
B. hại cho tôm cá.
C. bệnh truyền nhiễm.
D. hư hỏng tàu thuyền.

Câu 3. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học chủ yếu là do yếu tố – (Biết)

A. con người.
B. tự nhiên.
C. thực vật.
D. động vật.

Câu 4. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên là – (Biết)

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 10: Từ vựng Từ vựng Communication in the future - Kết nối tri thức

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm.
B. Cung cấp gỗ để làm nhà cửa.
C. Giúp duy trì và ổn định sự sống trên trái đất.
D. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch cho con người.

Câu 5. Lực ma sát xuất hiện giữa đế giày, dép với mặt đường làm mòn đế giày, dép là – (Biết)

A. lực ma sát trượt.
B. lực ma sát nghỉ.
C. lực ma sát lăn.
D. cả ma sát nghỉ và ma sát lăn.

Câu 6. Độ lớn của lực hút Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là – (Biết)

A. khối lượng của vật đó.
B. trọng lượng của vật đó.
C. thể tích của vật đó.
D. độ dài của vật đó.

Câu 7. Biến dạng của vật nào sau đây giống biến dạng của lò xo? – (Biết)

A. Cái bình sứ.
B. Hòn đá.
C. Quả bóng cao su.
D. Miếng kính

Câu 8. Các đồ dùng như quạt điện, đèn điện hoạt động được là nhờ dạng năng lượng nào? (Biết)

A. Cơ năng.
B. Điện năng
C. Thế năng hấp dẫn.
D. Động năng.

Câu 9. Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5 cm. Khi treo một quả cân 100 g thì độ dài của lò xo là 11 cm. Nếu treo quả cân 500 g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu? – H1

A. 2,5 cm.
B. 0,5 cm.
C. 2,0 cm.
D. 1,0 cm

Câu 10. Khi ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào tấm pin Mặt Trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đây là một ví dụ về chuyển hóa – (Hiểu)

A. Năng lượng từ ánh sáng thành năng lượng nhiệt.
B. năng lượng hạt nhân sang năng lượng hóa học.
C. năng lượng điện sang động năng.
D. năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.

Câu 11. Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì – (Hiểu)

A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
D. Trái Đất quay xung quanh Mặt trời.

Câu 12. Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì – (Hiểu)

A. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
C. Trái Đất quay quanh trục của nó liên tục.
D. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.

Câu 13. Khi dòng điện chạy vào quạt điện làm quạt điện quay thì điện năng đã được chuyển hóa thành các dạng năng lượng – H5

A. cơ năng và nhiệt năng trong đó cơ năng là năng lượng hao phí.
B. cơ năng và nhiệt năng trong đó nhiệt năng là năng lượng hao phí.
C. cơ năng và quang năng trong đó cơ năng là năng lượng hao phí.
D. cơ năng và hóa năng trong đó cơ năng là năng lượng hao phí.

Câu 14. Dây cung tác dụng lực F = 150N lên mũi tên đang bắn cung. Lực F này được biểu diễn bằng mũi tên với tỉ xích 0,5cm ứng với 50N. Trong các hình vẽ A, B, C, D hình nào vẽ đúng? – H6.

Câu 14

Câu 15. Một học sinh có khối lượng 35kg. Trọng lượng của học sinh đó là – VD1

A. 35N.
B. 3,5N.
C. 3500N.
D. 350N.

Câu 16. Hai học sinh A và B cùng đi từ tầng 1 lên tầng 3 của tòa nhà lớp học. Học sinh A xách chiếc cặp có khối lượng 2kg, học sinh B xách chiếc cặp có khối lượng 3kg. Câu so sánh nào sau đây là đúng khi nói về lực tay mỗi học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp xách cặp? – VD2

A. Lực tác dụng của học sinh A lớn hơn.
B. Lực tác dụng của học sinh B lớn hơn.
C. Lực tác dụng của 2 bạn là như nhau.
D. Lực tác dụng của học sinh A bằng frac{1}{5} lực tác dụng của học sinh B.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17 (1,5 điểm).

Thế nào là lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc? Lấy ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc? – B-1đ; H-0.5đ

Câu 18 (1,5 điểm).

a) Khi đốt cháy nhiên liệu, năng lượng được giải phóng tạo ra các dạng năng lượng nào? Lấy ví dụ minh họa? – H-1đ

b) Hãy đề xuất 2 biện pháp sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm, hiệu quả? VD-0,5đ

Câu 19 ( 2,0 điểm).

a) Hãy cho biết kích thước của hệ Mặt trời so với Ngân Hà?- B- 0,5đ

b) Hàng ngày đứng trên Trái Đất ta thấy Mặt Trời buổi sáng mọc ở phía Đông, buổi chiều lặn ở phía Tây. Em hãy mô tả quy luật chuyển động của Mặt trời? – B- 0,5đ

c) Giải thích quy luật chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng?- VD- 1 đ

Câu 20 ( 1,0 điểm). – VDC – 1đ

Trong buổi thực hành tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, nhóm của Hồng đã sưu tầm được một số động vật sau: Chuồn chuồn, ong, ruồi nhà, nhện, tôm, cua, châu chấu, muỗi, rết, giun đất.

Bằng kiến thức đã học về khóa lưỡng phân, em hãy giúp Hồng phân chia chúng thành các nhóm cho phù hợp?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

– Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 B 5 A 9 A 13 B
2 D 6 B 10 D 14 C
3 A 7 C 11 A 15 D
4 C 8 B 12 B 16 B

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17 ( 1,5 điểm):

Nội dung

Điểm

– Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

– Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc

– Ví dụ về lực tiếp xúc: Một học sinh dùng tay kéo chiếc bàn, lực kéo làm chiếc bàn di chuyển.

– Ví dụ về lực không tiếp xúc: Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt đặt gần nó.

0,5

0,5

0,25

0,25

Câu 18 (1,5 điểm):

Nội dung

Điểm

a) Nhiên liệu là vật liệugiải phóng năng lượng khi bị đốt cháy, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy.

– Ví dụ: Khi đốt củi ( gỗ) khô, củi cháy sẽ tạo ra nhiệt năng và năng lượng ánh sáng.

0,5

0,5

a) Các biện pháp tiết kiệm năng lượng ( có thể ):

– Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

– Tăng cường khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo nhằm hạn chế khai thác và tiết kiệm nguồn năng lượng không tái tạo

0,25

0,25

Câu 19(2 điểm):

Nội dung

Điểm

a) Hệ Mặt Trời có kích thước vô cùng nhỏ so với Ngân Hà

0,5

b) Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của nó.

Hàng ngày, Trái Đất quay từ Tây sang Đông nên ta thấy Mặt Trời mọc ở phí Đông, lặn ở phía Tây.

0,5

c) Trái Đất quay quanh Mặt Trời còn Mặt Trăng quay quanh Trái Đất ( hay Trái Đất là hành tinh của Mặt trời còn Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Ngoài ra Trái Đất còn tự quay quanh trục của nó nên có hiện tượng ngày và đêm

– Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời mất thời gian 365 ngày (1 năm).

– Mặt Trăng quay 1 vòng quanh Trái Đất mất thời gian khoảng 1 tháng

0,5

0,25

0,25

Câu 20(1 điểm):

Nội dung

Điểm

HS phân chia được 2 nhóm động vật bằng sơ đồ khóa lưỡng phân:

– Động vật có cánh: Chuồn chuồn, ong, ruồi nhà, châu chấu, muỗi.

– Động vật không có cánh: Nhện, tôm, cua, rết, giun đất.

Câu 20

(HS sắp xếp đúng đến từng loài thì cho điểm tối đa, nếu sai 1 loài ở mỗi nhóm trừ 0,125 điểm)

0,5

0,5

Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Tổng số câu TN, số ý TL Điểm số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đa dạng thế giới sống (38 tiết, đã dạy 12 tiết ở kì I)

Đa dạng thực vật

Đa dạng động vật

Vai trò của đa dạng sinh học

Bảo vệ đa dạng sinh học

Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

1

1

1,0

Lực (15 tiết)

Lực và tác dụng của lực

1

1

0,25

Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

1

1

1,0

Ma sát

1

1

0,25

Khối lượng và trọng lượng

1

1

1

1

1,5

Biến dạng của lò xo

2

2

0,5

Năng lượng (10 tiết)

Khái niệm về năng lượng

1

1

0,25

Một số dạng năng lượng

1

1

1

1

1,25

Sự chuyển hóa năng lượng

1

1

0,25

Năng lượng hao phí, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng

1

1

1

1

1,25

Trái đất và bầu trời (10 tiết)

Chuyển động nhìn thấy của mặt trời

2

2

0,5

Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng

2

2

0,5

Hệ mặt trời

1

1

1

1

1,25

Ngân hà

2

2

0,5

Số câu TN, số ý TL

0

16

3

0

2

0

1

0

6

16

10,00

Điểm số

0

4,0

3,0

0

2,0

0

1

0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn KHTN 6


Nội dung
Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu hỏi Câu hỏi
TL(Số ý) TN(Số câu) TL TN

Đa dạng thế giới sống

1

Đa dạng thực vật (4T)

Thông hiểu

– Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín).

– Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, …).

Vận dụng

– Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.

Đa dạng động vật (4T)

Nhận biết

– Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống.

Thông hiểu

– Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình.

– Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ.

– Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình.

Vận dụng

Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên.

Vai trò của đa dạng sinh học(2T)

Nhận biết

Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, …

Bảo vệ đa dạng sinh học(1T),

Vận dụng

Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.

Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên (3T)

Vận dụng cao

– Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận.

– Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.

– Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.

1

C17

– Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, …).

– Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống).

Lực (15 tiết)

2

5

Lực và tác dụng của lực (3T)

Nhận biết

– Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.

– Nêu được đơn vị lực đo lực.

– Nhận biết được dụng cụ đo lục là lực kế.

– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ.

– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi hướng chuyển động.

– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm biến dạng vật.

1

C1

Thông hiểu

– Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.

– Biết cách sử dụng lực kế để đo lực (ước lượng độ lớn lực tác dụng lên vật, chọn lực kế thích hợp, tiến hành đúng thao tác đo, đọc giá trị của lực trên lực kế).

Vận dụng

– Biểu diễn được lực tác dụng lên 1 vật trong thực tế và chỉ ra tác dụng của lực trong trường hợp đó

Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc (2T)

Nhận biết

– Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. Lấy được vi dụ về lực không tiếp xúc

– Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.

– Chỉ ra được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

Thông hiểu

– Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.

1

C18

Ma sát (5T)

Nhận biết

– Kể tên được ba loại lực ma sát.

– Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

– Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát lăn.

– Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát trượt.

1

C2

Thông hiểu

– Chỉ ra được nguyên nhân gây ra lực ma sát.

– Nêu được khái niệm về lực ma sát trượt (ma sát lăn, ma sát nghỉ). Cho ví dụ.

– Phân biệt được lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn.

Vận dụng

– Chỉ ra được tác dụng cản trở hay tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát nghỉ (trượt, lăn) trong trường hợp thực tế.

Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.

Khối lượng và trọng lượng (3T)

Nhận biết

– Nêu được khái niệm về khối lượng.

– Nêu được khái niệm lực hấp dẫn.

– Nêu được khái niệm trọng lượng.

1

C3

Thông hiểu

– Đọc và giải thích được số chỉ về trọng lượng, khối lượng ghi trên các nhãn hiệu của sản phẩm trên thị trường.

– Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lực.

Vận dụng

Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật hoặc ngược lại

1

C19

Biến dạng của lò xo (2T)

Nhận biết

– Nhận biết được khi nào lực đàn hồi xuất hiện.

– Lấy được một số ví dụ về vật có khả năng đàn hồi tốt, kém.

– Kể tên được một số ứng dụng của vật đàn hồi.

1

C4

Thông hiểu

– Chỉ ra được phương, chiều của lực đàn hồi khi vật chịu lực tác dụng.

– Chứng tỏ được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.

1

C5

Vận dụng

– Giải thích được một số hiện tượng thực tế về: nguyên nhân biến dạng của vật rắn; lò xo mất khả năng trở lại hình dạng ban đầu; ứng dụng của lực đàn hồi trong kĩ thuật.

Năng lượng ( 10 tiết)

2

4

Khái niệm về năng lượng (2T)

Nhận biết

– Chỉ ra được một số hiện tượng trong tự nhiên hay một số ứng dụng khoa học kĩ thuật thể hiện năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

1

C6

– Kể tên được một số nhiên liệu thường dùng trong thực tế.

Thông hiểu

– Chứng minh được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Vận dụng

– So sánh và phân tích được vật có năng lượng lớn sẽ có khả năng sinh ra lực tác dụng mạnh lên vật khác.

– Giải thích được một số vật liệu trong thực tế có khả năng giải phóng năng lượng lớn, nhỏ.

Một số dạng năng lượng (2T)

– Kể tên được một số loại năng lượng

1

C7

Nhận biết

– Nêu được nhiên liệu là vật liệugiải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy. Lấy được ví dụ minh họa.

– Phân biệt được các dạng năng lượng

Thông hiểu

– Phân biệt được các dạng năng lượng.

– Nêu được nhiên liệu là vật liệugiải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy. Lấy được ví dụ minh họa.

1

C20

Sự chuyển hoá năng lượng (3T)

Nhận biết

– Chỉ ra được một số ví dụ trong thực tế về sự truyền năng lượng giữa các vật.

– Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

1

C8

Thông hiểu

– Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ.

Giải thích được các hiện tượng trong thực tế có sự chuyển hóa năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

Vận dụng

– Vận dụng được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên và ứng dụng của định luật trong khoa học kĩ thuật

– Lấy được ví dụ thực tế về ứng dụng trong kĩ thuật về sự truyền nhiệt và giải thích được.

– Năng lượng hao phí

– Năng lượng tái tạo

– Tiết kiệm năng lượng

(3T)

Nhận biết

– Lấy được ví dụ về sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác từ dạng này sang dạng khác thì năng lượng không được bảo toàn mà xuất hiện một năng lượng hao phí trong quá trình truyền và biến đổi.

1

C9

– Chỉ ra được một số ví dụ về sử dụng năng lượng tái tạo thường dùng trong thực tế.

Thông hiểu

– Nêu được sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác từ dạng này sang dạng khác thì năng lượng không được bảo toàn mà xuất hiện một năng lượng hao phí trong quá trình truyền và biến đổi. Lấy được ví dụ thực tế.

Vận dụng

– Đề xuất biện pháp và vận dụng thực tế việc sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

1

C21

Trái đất và bầu trời ( 10 tiết)

1

7

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời (3T)

Nhận biết

– Mô tả được quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày quan sát thấy.

2

C10,11

Thông hiểu

– Giải thích được quy luật chuyển động mọc, lặn của Mặt Trời.

Vận dụng

Giải thích quy luật chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng (3T)

Nhận biết

– Nêu được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

2

C12,13

Thông hiểu

– Giải thích được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

Vận dụng

– Thiết kế mô hình thực tế bằng vẽ hình, phần mềm thông dụng để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

Hệ Mặt Trời (2T)

Nhận biết

– Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

1

C14

Thông hiểu

– Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

1

C22

– Giải thích được hình ảnh quan sát thấy về sao chổi.

Ngân Hà (2T)

Nhận biết

– Nêu được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

2

C15,16

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán trường THPT Hoàng Hoa Thám, Hưng Yên (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 3

Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Mức độChủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng cộng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Chủ đề: Đa dạng thế giới sống

– Phân biệt được: Nấm

Thực vật,Động vật,Vi khuẩn,Virus,Nguyên sinh vật

– Vai trò của thực vật

– Hệ thống phân loại sinh vật.

– Liên hệ giải thích vấn đề thực tế.

– Liên hệ giải thích vấn đề thực tế.

Số câu hỏi

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,5

5%

2

0,5

5%

1

1,5

15%

0,5

1,0

10%

0,5

0,5

5%

6

4,0

40%

Chủ đề: Trọng lực và đời sống

– Nhận biết về đặc điểm của trọng lực.

– Nhận biết khi nào có lực ma sát trong các hiện tượng thực tế. (C4)

Độ giãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật. (C2)

– Tính được độ biến dạng của lò xo trong thực tế.

Số câu hỏi: 4

4

4

Số điểm: 1điểm

Tỉ lệ: 10%

1,0

10%

1

10%

Chủ đề: Năng lượng

– Nhận biết được các dạng năng lượng trong thực tế.

– Hiểu được năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

– Phân loại được các dạng năng lượng thành hai nhóm.

Số câu hỏi: 5

2

2

1

5

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

0,5

5%

0,5

5%

1

10%

2

20%

Chủ đề: Trái đất và bầu trời

– Định nghĩa được trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất.

– hiểu được các hành tinh trong hệ mặt trời

– Vận dụng kiến thức về các hành tinh trong hệ mặt trời

Số câu hỏi: 2

1

0,5

0,5

2

Số điểm: 2,0 điểm

Tỉ lệ: 20%

2

20%

0,5

5%

0,5

5%

3

30%

Tổng số

câu hỏi: 27

Số điểm: 10 điểm

Tỉ lệ: 100%

9

4,0

40%

5,5

3,0

30%

1,5

2,0

20%

1,0

1,0

10%

16

10

100%

Đề thi cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

PHÒNG GD&ĐT……………..
TRƯỜNG THCS
……………

KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2022-2023
Môn: KHTN 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Hai lực F1 và F2 được biểu diễn như hình vẽ bên dưới. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hai lực cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau.
B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, độ lớn bằng nhau.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, F1 < F2.
D. Hai lực cùng phương, ngược chiều, F1 > F2.

Câu 2: Trên bao bì của gói bột giặt có ghi “khối lượng tịnh 400 g”. Con số đó cho biết điều gì?

A. Khối lượng của bột giặt bên trong bao bì là 400g.
B. Khối lượng của cả gói bột giặt là 400g.
C. Trọng lượng của bột giặt bên trong bao bì là 400g.
D. Trọng lượng của cả gói bột giặt là 400g.

Câu 3: Một lò xo có chiều dài ban đầu 15cm, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật 10g thì thấy lò xo dài 17 cm. Lò xo có chiều dài bao nhiêu khi treo vật 40g?

A. 19 cm
B. 21 cm
C. 23 cm
D.25 cm

Câu 4: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Khi viết phấn trên bảng.
B.Viên bi lăn trên mặt đất.
C. Khi ta đẩy quyển sách mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường

Câu 5: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có thế năng?

A. Đun nóng vật.
B. Làm lạnh vật.
C. Chiếu sáng vật.
D. Đưa vật lên cao.

Câu 6: Khi bếp ga hoạt động thì có sự chuyển hóa:

A. Hóa năng thành nhiệt năng.
B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.
D. Nhiệt năng thành điện năng.

Câu 7: Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng.

A. Bàn là điện.
B. Bóng đèn điện.
C. Quạt điện.
D. Bếp điện.

Câu 8: Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có dạng năng lượng nào sau đây:

A. Động năng
B. Thế năng đàn hồi
C. Thế năng hấp dẫn
D. Vừa động năng vừa thế năng hấp dẫn

Câu 9: Rêu là thực vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Có hạt.
B. Có hệ mạch.
C. Có bào tử.
D. Có hoa

Câu 10: Động vật nào được khuyến khích làm thức ăn cho con người?

1 – Heo.
2 – Tê giác.
3 – Voi.
4 – Gà.
5 – Tê tê.

A. 1-3-5.
B. 1-4.
c. 3-4-5.
D. 2 -4 -5

Câu 11: Trong các loài động vật sau đây, loài nào thuộc lớp thú?

A. Chim cánh cụt.
B. Dơi.
C. Chim đà điểu.
D. Cá sấu.

Câu 12: Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là:

A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa qua xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trường
B. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép
C. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm
D. Tất cả các ý trên.

B. TỰ LUẬN (7,0 Điểm)

Câu 13: (1,0 điểm) Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động và nhóm năng lượng lưu trữ: cánh quạt đang quay, năng lượng của que diêm, năng lượng của pháo hoa, năng lượng của dòng nước chảy.

Câu 14: (2,0 điểm) Nêu định nghĩa trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất.

Câu 15: Sao chổi là gì? Vì sao nó có cái đuôi lấp lánh rất đẹp? Sao chổi có tác hại gì không?

Câu 16: (1,5 điểm): Bạn An và Lan cùng nhau ra quán mua một số đồ ăn, An bảo Lan trước khi mua bạn phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của đồ ăn cần mua. Lan tỏ ra khó hiểu hỏi bạn: Tại sao? Bằng kiến thức đã học về bài Nấm em hãy thay An giải thích cho bạn Lan hiểu.

Câu 17: (1,5 điểm ) Vì sao cây rêu cạn lại chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt. Để tránh rêu mọc ở chân tường, sân, bậc thềm gây trơn trượt chúng ta nên làm gì?

Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

A. Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

B

C

C

D

A

C

C

C

B

B

D

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn 165-HD/BTGTW Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2021

B. Tự luận

Câu

Các ý trong câu

Điểm

Câu 13

Nhóm năng lượng gắn với chuyển động: cánh quạt đang quay; năng lượng của dòng nước chảy.

Nhóm năng lượng lưu trữ: năng lượng của que diêm, năng lượng của pháo hoa.

0,5

0,5

Câu 14

Trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó và chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông.

1,0

Câu 15

Sao chổi là thiên thể bị đóng băng dễ bị vỡ, gồm khối khí lẫn đá, có khối lượng mất dần sau mỗi lần xuất hiện đuôi do bị Mặt Trời làm bay hơi

0,5

0,5

Câu 16

– Khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng vì: Thực phẩm khi để lâu dễ xuất hiện nấm và sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (thay đổi màu sắc, mùi vị…), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

1,0

0,5

Câu 17

Rêu ở cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì:

– Rêu chưa có rễ chính thức(rễ giả). …

– Rêu đã có thân, lá, nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức (chưa thực hiện được chức năng hút và dẫn truyền hoàn chỉnh).

– Rêu sinh sản nhờ nước.

– Sử dụng sơn tường có khả năng chống rêu mốc, thường xuyên cọ rửa sân, bậc thềm thường xuyên để tránh rêu mọc.

0,25

0,25

0,5

0,5

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 4

Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng cộng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Hóa học

25%

Chủ đề 1: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng

– Biết ứng dụng của một số vật liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm (C9)

– Hiểu được calcium là chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương; sự cần thiết phải phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày (C11)

– Vận dụng kiến thức về nhiên liệu đưa ra được nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn (C20a )

– Vận dụng kiến thức về lương thực, thực phẩm nêu được cách xử lý rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày,làm phân bón cho cây trồng. (C21b)

Số câu hỏi

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,5

5%

1

0,25

2,5%

½

0,5

5%

½

0,25

2,5%

4

1,5

15%

Chủ đề 2: Hỗn hợp, tách chất ra khỏi hỗn hợp

– Phân biệt được sự chuyển thể của chất (C12)

– Hiểu được dạng tồn tại của 1 số hỗn hợp (C13)

– Biết cách phân loại rác thải trong gia đình (C21a)

Giải thích được các điều kiện ảnh hưởng đến sự đốt nhiên liệu của 1 chất

(C20b)

Số câu hỏi

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

1

0,25

2,5%

½

0,25

2,5%

½

0,5

5%

4

1

10%

Tổng Hóa

Số câu hỏi

Số điểm

Tỉ lệ %

3

0,75

7,5%

1

0,25

2,5%

1

0,75

7,5%

1

0,75

7,5%

6

2,5

25%

Sinh học

25%

Chủ đề: Đa dạng thế giới sống

-Phân biệt được: Nấm

Thực vật,Động vật,Vi khuẩn,Virus,Nguyên sinh vật (C13)

– Hiểu được vai trò của thực vật

(C14)

– Hệ thống phân loại sinh vật. (C15) (C23)

– Liên hệ giải thích vấn đề thực tế. (C16) (C22)

Số câu hỏi

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

1

0,25

2,5%

1

0,25

2,5%

1

0,75

7,5%

1

0, 25

2,5%

1

0,75

7,5%

6

2,5

25%

Vật lý

50%

Chủ đề: Trọng lực và đời sống

– Nhận biết về đặc điểm của trọng lực. (C1)

– Nhận biết khi nào có lực ma sát trong các hiện tượng thực tế. (C4)

– Hiểu độ giãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật. (C2)

– Tính được độ biến dạng của lò xo trong thực tế. (C3)

Số câu hỏi: 4

2

2

4

Số điểm: 1 điểm

Tỉ lệ: 10%

0,5

5%

0,5

5%

1

10%

Chủ đề: Năng lượng

– Nhận biết được các dạng năng lượng trong thực tế. (C5, C8)

– Hiểu được năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.(C6, C7)

– Phân loại được các dạng năng lượng thành hai nhóm. (C17)

Số câu hỏi: 5

2

2

1

5

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

0,5

5%

0,5

5%

1

10%

2

20%

Chủ đề: Trái đất và bầu trời

– Định nghĩa được trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất. (C18)

– Hãy kể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời. (C19a)

– Vận dụng kiến thức về các hành tinh trong hệ mặt trời để xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. (C19b)

Số câu hỏi: 2

1

0,5

0,5

2

Số điểm: 2,0 điểm

Tỉ lệ: 20%

1

10%

0,5

5%

0,5

5%

2

20%

Tổng

Tổng số

câu hỏi: 11

4

1

4

0,5

1

0,5

11

Số điểm: 5 điểm

1

1

1

0,5

1

0,5

5

Tỉ lệ: 50%

10%

10%

10%

5%

10%

5%

50%

20%

15%

10%

5%

Tổng

Ba phân môn

Tổng số

câu hỏi: 27

Số điểm: 10 điểm

Tỉ lệ: 100%

8

3,5

35%

7,5

2,5

25%

4

2,5

25%

3,5

1,5

15%

23

10

100%

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ ….
Trường THCS ….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Năm học 2022 – 2023
MÔN: KHTN- LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không tính thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: (0,25 điểm)Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng:

A. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều trái sang phải
B. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều phải sang trái
C. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều dưới lên trên
D. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều trên xuống

Câu 2:(0,25 điểm)Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng , tỉ lệ với:

A. Khối lượng của vật treo
B. Lực hút của trái đất
C. Độ dãn của lò xo
D. Trọng lượng của lò xo

Câu 3:(0,25 điểm)Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5cm. Khi treo một quả cân 100g thì độ dài của lò xo là 11cm. Nếu treo quả cân 500g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu?

A. 0,5cm
B. 1cm
C. 2cm
D. 2,5cm

Câu 4:(0,25 điểm)Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Khi viết phấn trên bảng.
B. Viên bi lăn trên mặt đất.
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường

Câu 5: (0,25 điểm)Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?

A. Đun nóng vật
B. Làm lạnh vật.
C. Chiếu sáng vật.
D. Cho vật chuyển động.

Câu 6: (0,25 điểm)Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

A. Cơ năng thành điện năng.
B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.
D. Nhiệt năng thành điện năng.

Câu 7: (0,25 điểm)Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

A. Bàn là điện.
B. Máy khoan.
C. Quạt điện.
D. Máy bơm nước.

Câu 8: (0,25 điểm)Thế năng đàn hồi của vật là:

A. Năng lượng do vật chuyển động.
B. Năng lượng do vật có độ cao.
C. Năng lượng do vật bị biến dạng.
D. Năng lượng do vật có nhiệt độ.

Câu 9:(0,25 điểm)Trong các vật liệu sau, vật liệu dẫn điện tốt là:

A. Thuỷ tinh.
B. Gốm.
C. Kim loại.
D. Cao su.

Câu 10:(0,25 điểm)Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là:

A. Đá vôi.
B. Cát.
C. Gạch.
D. Đất sét.

Câu 11: (0,25 điểm) Lứa tuổi từ 11 – 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:

A. carbohydrate.
B. chất béo.
C. protein.
D. Calcium

Câu 12: (0,25 điểm)Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

A. Ngưng tụ.
B. Hoá hơi.
C. Sôi.
D. Bay hơi.

Câu 13: (0,25 điểm)Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm?

A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản.
B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.
C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.
D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.

Câu 14:(0,25điểm).Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách

A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2

Câu 15:(0,25điểm).Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là:

A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
C. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống.

Câu 16: (0,25 điểm)Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học:

A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa qua xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trường
B. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép
C. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm
D. Tất cả các ý trên.

B.TỰ LUẬN

Câu 17: (1 điểm) Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động và nhóm năng lượng lưu trữ: Động năng của vật, năng lượng của thức ăn, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng của xăng dầu, năng lượng của dòng nước chảy.

Câu 18: (1 điểm) Nêu định nghĩa trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất.

Câu 19:a. (0,5 điểm) Hãy kể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

b. (0,5 điểm) Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời?

Câu 20: a. (0,5 điểm): Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,…) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?

b. (0,5 điểm):Bằng cách nào xử sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đình mình.

Câu 21: a. (0,25 điểm): Tại sao phải phân loại rác thải?

b. (0,25 điểm):Bằng cách nào xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng.

Câu 22: a. (0,75 điểm):Bạn An và Lan cùng nhau ra quán mua một số đồ ăn, An bảo Lan trước khi mua bạn phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của đồ ăn cần mua. Lan tỏ ra khó hiểu hỏi bạn: Tại sao? Bằng kiến thức đã học về bài Nấm em hãy thay An giải thích cho bạn Lan hiểu.

Câu 23: a. (0,75 điểm )Theo em, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín có đặc điểm nào giúp chúng có mặt ở nhiều nơi và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

A. Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

A

D

A

D

B

A

B

C

A

D

C

B

B

C

D

B. Tự luận.

Câu Các ý trong câu Điểm

Câu 17

Nhóm năng lượng gắn với chuyển động: Động năng của vật; năng lượng của gió đang thổi năng lượng của dòng nước chảy.

Nhóm năng lượng lưu trữ: Năng lượng của thức ăn; năng lượng của xăng dầu.

0,5

0,5

Câu 18

Trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó và chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông.

1

Câu 19

a. Bốn hành tinh vòng trong của hệ mặt trời: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất và Hoả tinh.

b. Trái đất ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần mặt trời. Là hành tinh duy nhất có sự sống.

0,5

0,5

Câu 20

a. Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu

b. Khi nhận thấy mùi khí gas bất thường, nếu đang nấu nhanh chóng tắt bếp, khóa van bình ga và nhanh chóng mở hết cửa cho thông thoáng để lượng khí gas thoát ra ngoài,

Dùng quạt tay, bìa carton quạt theo phương ngang để hỗ trợ đẩy nhanh khí gas thoát ra ngoài, không quạt theo phương đứng có thể khiến khí gas bay lên và bạn sẽ hít phải

0, 5

0,25

0,25

Câu 21

a. – Việc phân loại rác sinh hoạt góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Phân loại đúng còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải.

b. Rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày, ta băm nhỏ và trộn đều với đất làm phân bón cho cây trồng

0, 25

0,25

Câu 22

– Khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng vì: Thực phẩm khi để lâu dễ xuất hiện nấm và sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (thay đổi màu sắc, mùi vị…), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

0,75

Câu 23

+ Thực vật hạt kín có cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái, trong thân có mạch dẫn phát triển.

+ Thực vật hạt kín sinh sản bằng hạt, hạt được bao bọc trong quả nên tránh được các tác động của môi trường. Quả và hạt đa dạng, nhiều kiểu phát tán khác nhau.

– Nên thực vật hạt kín có mặt ở nhiều nơi.

0,25

0,25

0,25

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 7 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn KHTN 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *