Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn KHTN 6 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 3 đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình.

Với 3 đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều, còn giúp các em luyện giải đề, biết cách phân bổ thời gian cho hợp lý để ôn thi học kì 2 năm 2022 – 2023 đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn Toán, Ngữ văn. Chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Đề thi cuối kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều

  • Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều – Đề 1
  • Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều – Đề 2
  • Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều – Đề 3

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều – Đề 1

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Trường THCS:…………….. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Em hãy lựa lựa chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1. Trong các chất sau, đâu là chất tinh khiết?

A. Nước khoáng. 
B. Nước đường.
C. Nước cất.
D. Nước muối.

Câu 2. Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A. Bỏ thêm đá lạnh vào.
B. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.
C. Nghiền nhỏ muối ăn.
D. Đun nóng nước.

Câu 3. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

A. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
B. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.
C. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.

Câu 4. Động vật có xương sống bao gồm các lớp:

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
B. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.
C. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
D. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.

Câu 5. Trong các loài động vật sau đây, loài nào thuộc lớp thú?

A. Chim cánh cụt.
B. Cá heo.
C. Chim đà điểu.
D. Cá sấu.

Câu 6. Nhận định nào sau đây là đúng về môi trường sống của thực vật?

A. Chỉ sống trên cạn.
B. Chỉ sống dưới nước.
C. Đa dạng, ở khắp nơi trên Trái Đất.
D. Chỉ sống ở vùng Nhiệt đới.

Câu 7. Rêu là thực vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Có hạt.
B. Có hệ mạch.
C. Có bào tử.
D. Có hoa.

Câu 8. Hoạt động sau đây không làm suy giảm đa dạng sinh học?

A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa qua xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trường.
B. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép.
C. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm.
D. Trồng và bảo vệ rừng.

Câu 9. Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?

A. Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống.
B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức.
C. Động vật giúp con người bảo vệ mùa màng.
D. Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây.

Câu 10. Tại sao san hô giống thực vật nhưng lại được xếp vào nhóm Ruột khoang?

A. Sinh sản bằng cách nảy mầm.
B. Có khả năng quang hợp.
C. San hô dùng xúc tu quanh miệng để bắt mồi và tiêu hoá chúng.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11. Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng. 
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà.
D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà.

Câu 12. Dạng năng lượng nào không phải là năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng thuỷ triều.
B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng mặt trời.
D. Năng lượng khí đốt.

Câu 13. Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là

A. động năng và thế năng. 
B. nhiệt năng.
C. điện năng.
D. thế năng hấp dẫn.

Câu 14. Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa

A. quang năng thành điện năng. 
B. nhiệt năng thành điện năng.
C. quang năng thành nhiệt năng.
D. nhiệt năng thành cơ năng.

Câu 15. Khi máy tính hoạt động, ta thấy vỏ máy tính nóng lên. Năng lượng làm vỏ máy tính nóng lên là gì? Nó có ích hay hao phí?

A. Quang năng – có ích. 
B. Nhiệt năng – có ích.
C. Quang năng – hao phí.
D. Nhiệt năng – hao phí.

Câu 16. Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20cm. Khi treo một quả cân thì độ dài của lò xo là 22cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:

A. 6cm.
B. 10cm.
C. 24cm.
D. 26cm.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 17 (1,5 điểm). Nêu vai trò của động vật đối với con người. Hãy lấy ví dụ đối với mỗi vai trò?

Câu 18 (1,0 điểm). Nêu khái niệm lực không tiếp xúc. Cho ví dụ minh họa.

Câu 19 (1,0 điểm). Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 3,5 m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu (J)?

Câu 20 (1,5 điểm). Hãy kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất, hành tinh nào xa Mặt Trời nhất? Trái Đất của chúng ta là hành tinh thứ mấy theo thứ tự từ gần đến xa Mặt Trời?

Câu 21 (1 điểm). Kể tên các ngành thực vật? Lấy ví dụ mỗi ngành.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

A. TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đ/A

C

A

D

A

B

C

C

D

D

C

B

D

D

A

D

A

B: Tự luận: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 17

(1,5 điểm)

– Động vật có vai trò rất quan trọng đối với con người. Chúng cung cấp thức ăn, các sản phẩm từ động vật được sử dụng làm đồ mĩ nghệ và đồ trang sức, đồ dùng; phục vụ nhu cầu giải trí và an ninh, giúp con người bảo vệ mùa màng …

– Ví dụ:

+ Cung cấp thức ăn: lợn, bò, gà, cá, trâu….

+ Làm đồ mỹ nghệ, trang sức: trai, ốc,…

+ Đồ dùng: lông cừu, lông vũ, da cá sấu, da trâu bò…

+ Phục vụ nhu cầu giải trí, an ninh: cá heo, khỉ, chó,…

+ Giúp con người bảo vệ mùa màng: ong mắt đỏ, mèo diệt chuột…

0,75 điểm

0,75 điểm

Câu 18

(1,0 điểm)

– Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

– Ví dụ : Lực do nam châm tác dụng lên đinh sắt để gần nó.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 19

(1,0 điểm)

– Khi xách chiếc cặp từ tầng 1 lên tầng 3, HS ấy đã nâng chiếc cặp lên độ cao là:

h = 2 3,5 = 7,0 (m)

– Năng lượng cần để nâng chiếc cặp 100 N từ tầng 1 lên tầng 3:

A = 100 7,0 = 700 (J)

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 20

(1,5 điểm)

– Có 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời, đó là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc Tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

– Trong đó: Hành tinh gần Mặt Trời nhất là: Thủy tinh. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là: Hải Vương tinh. Trái Đất của chúng ta là hành tinh thứ 3 tính từ gần đến xa Mặt Trời.

0,75 điểm

0,75 điểm

Câu 21

(1,0 điểm)

Các ngành thực vật là:

– Rêu: VD: rêu tường.

– Dương xỉ: VD: Cây dương xỉ, cây lông culi.

– Hạt trần: VD: Thông, vạn tuế, bách tán.

– Hạt kín: VD: cam, bưởi.

1,0 điểm

(Kể tên và lấy VD mỗi ngành được 0,25 điểm)

Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Đa dạng thế giới sống (22 tiết)

1

4

2

1

1

2

7

4,25

2. Lực trong đời sống (9 tiết)

1

1

1

1

1,25

3. Năng lượng(12 tiết)

2

2

1

1

4

2,0

4. Trái đất và bầu trời(9 tiết)

1

1

1

1

1,75

5.Tách chất ra khỏi hỗn hợp (7 tiết)

1

2

3

0,75

Số câu

2

8

1

6

1

2

1

0

4

16

20

Điểm số

2,0

2,0

1,5

1,5

1,5

0,5

1,0

0

6

4

10

% điểm số

40%

30%

20%

10%

10 điểm

(100%)

Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu hỏi

Câu hỏi

TL

TN

TL

TN

1. Đa dạng thế giới sống (22 tiết)

– Sự đa dạng nguyên sinh vật, một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên.

– Sự đa dạng nấm, vai trò của nấm, một số bệnh do nấm gây ra.

– Sự đa dạng của thực vật, động vật.

– Tìm hiểu các sinh vật ngoài thiên nhiên.

Nhận biết

– Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật, nấm gây nên.

– Nêu được đặc điểm về kích thước, nơi sống, cơ quan sinh sản, vị trí hạt của các ngành thực vật.

1

C7

– Nêu được một số tác hại của thực vật, động vật trong đời sống.

– Nêu được các ngành thực vật có mạch và không có mạch. Chỉ ra đại diện của các nhóm, ngành phân loại.

1

C21

– Nhận biết, phân loại được các loài động vật thuộc các lớp/ngành có xương và không xương.

2

C4, C5

– Nhận biết được thế giới thực vật đa dạng, phong phú về loài, về kích thước và môi trường sống.

1

C6

– Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, …

Thông hiểu

– Nhận biết được một số đối tượng nguyên sinh vật thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (ví dụ: trùng roi, trùng đế giày, trùng biến hình, tảo silic, tảo lục đơn bào, …).

– Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.

– Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

– Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi, …). Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm.

– Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc,…).

– Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra.

– Trình bày được nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học, đề xuất các biện pháp bảo vệ.

1

C8

– Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, …).

– Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ.

– Nêu được tác hại của động vật đối với con người và với sinh vật khác. Lấy ví dụ minh họa.

– Nêu được vai trò của động vật trong tự nhiên và đối với con người. Lấy ví dụ minh họa.

1

C9

Vận dụng

– Thực hành quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi.

– Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp).

– Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.

– Lấy ví dụ được các vai trò của động vật với cuộc sống con người.

1

C17

– Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên.

1

C10

– Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.

Vận dụng cao

– Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, …

– Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận.

– Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, …).

– Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

– Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.

– Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.

– Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống).

2. Lực trong đời sống (9 tiết)

– Lực và tác dụng của lực

– Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

– Ma sát

– Lực cản của nước

– Khối lượng và trọng lượng

– Biến dạng của lò xo

Nhận biết

– Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.

– Nêu được đơn vị lực đo lực.

– Kể tên được một số ứng dụng của vật đàn hồi.

– Nhận biết được dụng cụ đo lực là lực kế.

– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ.

– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi hướng chuyển động.

– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm biến dạng vật.

– Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.

– Lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.

– Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

1

C18

– Kể tên được ba loại lực ma sát.

– Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

– Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát lăn.

– Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát trượt.

– Lấy được ví dụ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong môi trường (nước hoặc không khí).

– Nêu được khái niệm về khối lượng.

– Nêu được khái niệm lực hấp dẫn.

– Nêu được khái niệm trọng lượng.

– Nhận biết được khi nào lực đàn hồi xuất hiện.

– Lấy được một số ví dụ về vật có khả năng đàn hồi tốt, kém.

Thông hiểu

– Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.

– Biết cách sử dụng lực kế để đo lực (ước lượng độ lớn lực tác dụng lên vật, chọn lực kế thích hợp, tiến hành đúng thao tác đo, đọc giá trị của lực trên lực kế).

– Chỉ ra được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

– Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.

– Chỉ ra được nguyên nhân gây ra lực ma sát.

– Nêu được khái niệm về lực ma sát trượt (ma sát lăn, ma sát nghỉ). Cho ví dụ.

– Phân biệt được lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn.

– Chỉ ra được chiều của lực cản tác dụng lên vật chuyển động trong môi trường.

– Đọc và giải thích được số chỉ về trọng lượng, khối lượng ghi trên các nhãn hiệu của sản phẩm tên thị trường.

– Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lực.

– Chỉ ra được phương, chiều của lực đàn hồi khi vật chịu lực tác dụng.

– Chứng tỏ được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.

Vận dụng

– Biểu diễn được lực tác dụng lên 1 vật trong thực tế và chỉ ra tác dụng của lực trong trường hợp đó.

– Chỉ ra được tác dụng cản trở hay tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát nghỉ (trượt, lăn) trong trường hợp thực tế.

Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.

– Lấy được ví dụ thực tế và giải thích được khi vật chuyển động trong môi trường nào thì vật chịu tác dụng của lực cản môi trường đó.

Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật hoặc ngược lại.

– Tính được độ biến dạng, độ dãn của lò xo khi treo các vật theo phương thẳng đứng.

1

C16

– Giải thích được một số hiện tượng thực tế về: nguyên nhân biến dạng của vật rắn; lò xo mất khả năng trở lại hình dạng ban đầu; ứng dụng của lực đàn hồi trong kĩ thuật.

3. Năng lượng (12 tiết)

– Khái niệm về năng lượng

– Một số dạng năng lượng

– Sự chuyển hoá năng lượng

– Năng lượng hao phí

– Năng lượng tái tạo

– Tiết kiệm năng lượng

Nhận biết

– Chỉ ra được một số hiện tượng trong tự nhiên hay một số ứng dụng khoa học kĩ thuật thể hiện năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

– Kể tên được một số nhiên liệu thường dùng trong thực tế.

– Kể tên được một số loại năng lượng.

1

C13

– Chỉ ra được một số ví dụ trong thực tế về sự truyền năng lượng giữa các vật.

– Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

– Lấy được ví dụ về sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác từ dạng này sang dạng khác thì năng lượng không được bảo toàn mà xuất hiện một năng lượng hao phí trong quá trình truyền và biến đổi.

– Chỉ ra được một số ví dụ về sử dụng năng lượng tái tạo thường dùng trong thực tế.

1

C12

Thông hiểu

– Nêu được nhiên liệu là vật liệugiải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy. Lấy được ví dụ minh họa.

– Phân biệt được các dạng năng lượng.

– Chứng minh được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

– Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ.

Giải thích được các hiện tượng trong thực tế có sự chuyển hóa năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

1

C14

– Nêu được sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác từ dạng này sang dạng khác thì năng lượng không được bảo toàn mà xuất hiện một năng lượng hao phí trong quá trình truyền và biến đổi. Lấy được ví dụ thực tế.

1

C15

Vận dụng

– Giải thích được một số vật liệu trong thực tế có khả năng giải phóng năng lượng lớn, nhỏ.

– So sánh và phân tích được vật có năng lượng lớn sẽ có khả năng sinh ra lực tác dụng mạnh lên vật khác.

– Vận dụng được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên và ứng dụng của định luật trong khoa học kĩ thuật.

– Lấy được ví dụ thực tế về ứng dụng trong kĩ thuật về sự truyền nhiệt và giải thích được.

– Đề xuất biện pháp và vận dụng thực tế việc sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Vận dụng cao

– vận dụng tính được năng lượng tiêu hao khi thực hiện các hoạt động của con người, của thiết bị.

1

C19

4. Trái đất và bầu trời (9 tiết).

– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

– Hệ Mặt Trời

– Ngân Hà.

Nhận biết

– Mô tả được quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày quan sát thấy.

– Nêu được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

– Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

1

C11

– Nêu được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

Thông hiểu

– Giải thích được quy luật chuyển động mọc, lặn của Mặt Trời.

– Giải thích được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

– Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

1

C20

– Giải thích được hình ảnh quan sát thấy về sao chổi.

– Giải thích được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

Vận dụng

– Giải thích quy luật chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng.

– Thiết kế mô hình thực tế bằng vẽ hình, phần mền thông dụng để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp những ngày lễ trong tháng 4

5. Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp (7 tiết)

– Hỗn hợp các chất

– Tách các chất ra khỏi hỗn hợp

Nhận biết

– Nêu được khái niệm hỗn hợp.

– Nêu được khái niệm chất tinh khiết.

1

C1

– Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch.

– Nhận ra được một số các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.

Thông hiểu

– Phân biệt được dung môi và dung dịch.

– Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất.

– Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.

– Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước.

1

C2

– Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.

1

C3

Vận dụng

– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi là gì.

– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung dịch là gì.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

– Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

– Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều – Đề 2

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Sự đa dạng của động vật thể hiện rõ nhất ở:

A. cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
B. số lượng loài và môi trường sống.
C. môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
D. hình thức dinh dưỡng và hình thức di chuyển.

Câu 2: Động vật trong hình bên là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

Câu 2

A. Cá.
B. Thú.
C. Lưỡng cư.
D. Bò sát.

Câu 3. Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị đo lực là:

A. Niutơn ( N).
B. Kilôgam ( Kg).
C. Mét ( m).
D. Lít ( l).

Câu 4. Quan sát hình dưới đây và cho biết, vận động viên đã tác dụng lực gì vào quả tạ?

Câu 4

A. lực đẩy.
B. lực nén.
C. lực kéo.
D. lực uốn.

Câu 5. Trong các lực sau đây, lực nào là lực tiếp xúc?

A. Lực hút do Trái Đất tác dụng lên mặt trăng.
B. Lực hút của Mặt trời tác dụng lên Trái Đất.
C. Lực do Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
D. Lực do gió tác dụng vào cánh buồm.

Câu 6. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.
B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.

Câu 7. Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?

A. Năng lượng ánh sáng.
B. Năng lượng nhiệt.
C. Năng lượng hóa học.
D. Năng lượng âm thanh.

Tham khảo thêm:   Báo cáo thực trạng chất lượng giáo dục đại học

Câu 8. Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng tái tạo?

A.Than.
B. Khí tự nhiên.
C. Gió.
D. Dầu.

Câu 9. Một vật rơi từ trên cao xuống, khi đó có một dạng năng lượng giảm dần, đó là

A. Thế năng.
B. Thế năng hấp dẫn.
C. Động năng.
D. Năng lượng điện.

Câu 10. Khi cho bóng dòng điện chạy qua bóng đèn sợi đốt để thắp sáng, năng lượng hao phí là

A. nhiệt năng.
B. hóa năng.
C. cơ năng.
D. quang năng.

Câu 11. Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì Mặt Trăng

A. phát ra ánh sáng.
B. phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.
C. là một ngôi sao.
D. quay xung quanh Mặt Trời.

Câu 12. Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì:

A. Trái Đất quay xung quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
B. Trái Đất quanh quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.
C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

Câu 13. Ngân Hà là một

A. chùm sao sắp xếp kéo dài trên bầu trời.
B. một “dòng sông” sao trên bầu trời.
C. tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.
D. tập hợp hàng trăm tỉ ngôi sao và nằm ở ngoài hệ Mặt Trời.

Câu 14. Hệ Mặt Trời gồm mấy hành tinh?

A. 6.
B. 7.
C. 8.
D.9.

Câu 15. Trong hệ Mặt Trời, hành tinh xa Mặt Trời nhất là

A. Thủy tinh.
B. Thổ tinh.
C. Thiên vương tinh.
D. Hải vương tinh.

Câu 16. Khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng là

A.không Trăng.
B. Trăng Tròn.
C. Trăng khuyết.
D. Trăng bán nguyệt.

Phần II: Tự luận (6,0 điểm): Hãy viết câu trả lời hoặc lời giải cho các bài tập sau

Bài 1. (1,5 đ) Một vật nặng có khối lượng 300 gam được treo vào một sợi dây.

Kể tên các lực tác dụng vào vật nặng và cho biết đó là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?

Biểu diễn các lực đó theo tỉ lệ xích 1N tương ứng với 1cm.

Bài 2. (1,5 đ)

a. Em hãy cho biết năng lượng của xăng, dầu, ánh sáng Mặt Trời là năng lượng tái tạo hay năng lượng không tái tạo? Khi được đốt cháy thì xăng, dầu giải phóng ra các dạng năng lượng nào?

b. Hãy đề xuất biện pháp để tiết kiệm điện trong gia đình em.

Bài 3:

a) Dựa vào hình vẽ dưới đây, hãy cho biết hằng ngày từ trái đất, nhìn thấy mặt trời mọc và lặn như thế nào. Vì sao?

Bài 3

b) Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất, hành tinh nào xa Mặt Trời nhất?

Bài 4: (1,5 đ)

a) Cho các loài động vật có xương sống sau: Cá mè, ếch đồng, cá rô, hổ, cá sấu, cá heo, kì nhông, công, gà gô, rùa. Hãy sắp xếp các động vật trên vào các lớp sao cho phù hợp.

b) Hãy nêu đặc điểm của lưỡng cư thích nghi với đời sống nửa nước nửa cạn?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Phần I: Trắc nghiệm

1.B

2.B

3.A

4.A

5.D

6.D

7.B

8.C

9.A

10.A

11.B

12.A

13.C

14.C

15.D

16.B

Phần II: Tự luận

Câu 1: 1,5 điểm

Đáp án

Biểu điểm

a) Các lực tác dụng vào vật nặng:

– Trọng lực là lực không tiếp xúc

– Lực căng của sợi dây là lực tiếp tiếp xúc.

0.25

0,25

b) m= 300g = 0,3 kg

– Trọng lượng của vật:

P = 10.0,3=3N

– Biểu diễn lực:

Bài 1

0.5

0.5

Bài 2: (1,5 điểm)

a.

Điểm

Năng lượng xăng và dầu là năng lượng không tái tạo

0,25

Năng lượng Mặt Trời là năng lượng tái tạo.

0,25

Khi được đốt cháy thì xăng, dầu giải phóng ra năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng

0,25

b) Các biện pháp để tiết kiệm điện trong gia đình:

– Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện.

– Tận dụng ánh sáng tự nhiên.

– Chỉ sử dụng thiết bị điện khi thật cần thiết.

0,25

0,25

0,25

Bài 3: (1,5 điểm)

Điểm

a) Hằng ngày trái đất quay từ phía tây sang phía đông nên chúng ta nhìn thấy Mặt trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây

1,0

b) Thủy tinh gần Mặt Trời nhất, Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.

0,5

Câu 4 (1,5 điểm)

Biểu điểm

a) – Lớp cá: Cá mè, cá mú

– Lớp lưỡng cư: Ếch đồng, kì nhông

– Lớp bò sát: Cá sấu, rùa

– Lớp chim: Công, gà gô

– Lớp thú: hổ, cá heo

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

b) Da trần, da luôn ẩm ướt và dễ thấm nước hô hấp bằng da và phổi

0.25

Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Điểm số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1.Đa dạng thế giới sống (21 tiết)

– Thực vật

– Động vật

– Vai trò và bảo vệ sự đa dạng sinh học.

2

1

1

2

1,5

2. Lực (17 tiết)

– Lực và tác dụng của lực

– Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

– Ma sát

– Khối lượng và trọng lượng

– Biến dạng của lò xo

2

1

2

1

1

4

2,5

3. Năng lượng (17 tiết)

– Khái niệm về năng lượng

– Một số dạng năng lượng

– Sự chuyển hoá năng lượng

– Năng lượng hao phí

– Năng lượng tái tạo

– Tiết kiệm năng lượng

2

1

2

1

1

4

3,5

4. Trái đất và bầu trời (12)

– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

– Hệ Mặt Trời

– Ngân Hà

1

6

1

6

2,5

Số câu TN/ Số ý TL

1

12

2

4

2

6

1

0

3

16

Điểm số

1,0

3.0

2,0

1,0

2,0

0

1,0

0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu

Câu hỏi

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Đa dạng thế giới sống (tiết)

Đa dạng thực vật

Thông hiểu

– Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín).

– Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, …).

Vận dụng cao

-Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.

Đa dạng động vật

Nhận biết

Nêu được sự đa dạng của ĐV thể hiện số lượng loài và môi trường sống..

1

C1

Thông hiểu

– Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ.

– Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình.

– Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình.

Vận dụng

Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên.

Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên- Bảo vệ sự đa dạng

Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

Nhận biết

Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, …

1

C1

Vận dụng

Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.

Vận dụng cao:

– Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận.

– Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, …).

– Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.

– Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.

– Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống).

– Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

1

Bài 4

Lực và tác dụng của lực

– Lực và tác dụng của lực

Nhận biết

– Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.

1

C4

– Nêu được đơn vị lực đo lực.

1

C3

– Nhận biết được dụng cụ đo lực là lực kế.

– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ.

– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi hướng chuyển động.

– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm biến dạng vật.

Thông hiểu

– Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.

1

Bài 1

– Biết cách sử dụng lực kế để đo lực (ước lượng độ lớn lực tác dụng lên vật, chọn lực kế thích hợp, tiến hành đúng thao tác đo, đọc giá trị của lực trên lực kế).

Vận dụng

– Biểu diễn được lực tác dụng lên 1 vật trong thực tế và chỉ ra tác dụng của lực trong trường hợp đó.

– Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Nhận biết

– Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.

– Lấy được vi dụ về lực không tiếp xúc.

– Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Thông hiểu

– Chỉ ra được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

– Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.

1

C5

Ma sát

Nhận biết

– Kể tên được ba loại lực ma sát.

– Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

– Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát lăn.

– Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát trượt.

Thông hiểu

– Chỉ ra được nguyên nhân gây ra lực ma sát.

– Nêu được khái niệm về lực ma sát trượt (ma sát lăn, ma sát nghỉ). Cho ví dụ.

– Phân biệt được lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn.

1

C6

Vận dụng

– Chỉ ra được tác dụng cản trở hay tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát nghỉ (trượt, lăn) trong trường hợp thực tế.

Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.

– Lực cản của nước

Nhận biết

– Lấy được ví dụ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong môi trường (nước hoặc không khí).

Thông hiểu

– Chỉ ra được chiều của lực cản tác dụng lên vật chuyển động trong môi trường.

Vận dụng

– Lấy được ví dụ thực tế và giải thích được khi vật chuyển động trong môi trường nào thì vật chịu tác dụng của lực cản môi trường đó.

– Khối lượng và trọng lượng

Nhận biết

– Nêu được khái niệm về khối lượng.

– Nêu được khái niệm lực hấp dẫn.

– Nêu được khái niệm trọng lượng.

Thông hiểu

– Đọc và giải thích được số chỉ về trọng lượng, khối lượng ghi trên các nhãn hiệu của sản phẩm tên thị trường.

– Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lực.

Vận dụng

Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật hoặc ngược lại.

– Biến dạng của lò xo

Nhận biết

– Nhận biết được khi nào lực đàn hồi xuất hiện.

– Lấy được một số ví dụ về vật có khả năng đàn hồi tốt, kém.

– Kể tên được một số ứng dụng của vật đàn hồi.

Thông hiểu

– Chỉ ra được phương, chiều của lực đàn hồi khi vật chịu lực tác dụng.

– Chứng tỏ được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.

Vận dụng

– Giải thích được một số hiện tượng thực tế về: nguyên nhân biến dạng của vật rắn; lò xo mất khả năng trở lại hình dạng ban đầu; ứng dụng của lực đàn hồi trong kĩ thuật.

– Khái niệm về năng lượng

Nhận biết

– Chỉ ra được một số hiện tượng trong tự nhiên hay một số ứng dụng khoa học kĩ thuật thể hiện năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

– Kể tên được một số loại năng lượng.

– Kể tên được một số nhiên liệu thường dùng trong thực tế.

Thông hiểu

– Nêu được nhiên liệu là vật liệugiải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy. Lấy được ví dụ minh họa.

1

Bài 2

– Phân biệt được các dạng năng lượng.

1

1

Bài 2

C7

– Chứng minh được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Vận dụng

– Giải thích được một số vật liệu trong thực tế có khả năng giải phóng năng lượng lớn, nhỏ.

– So sánh và phân tích được vật có năng lượng lớn sẽ có khả năng sinh ra lực tác dụng mạnh lên vật khác.

– Sự chuyển hoá năng lượng

Nhận biết

– Chỉ ra được một số ví dụ trong thực tế về sự truyền năng lượng giữa các vật.

– Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Thông hiểu

– Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ.

Giải thích được các hiện tượng trong thực tế có sự chuyển hóa năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

2

C7.9

Vận dụng

– Vận dụng được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên và ứng dụng của định luật trong khoa học kĩ thuật.

– Lấy được ví dụ thực tế về ứng dụng trong kĩ thuật về sự truyền nhiệt và giải thích được.

– Năng lượng hao phí

– Năng lượng tái tạo

– Tiết kiệm năng lượng

Nhận biết

– Lấy được ví dụ về sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác từ dạng này sang dạng khác thì năng lượng không được bảo toàn mà xuất hiện một năng lượng hao phí trong quá trình truyền và biến đổi.

1

C10

– Chỉ ra được một số ví dụ về sử dụng năng lượng tái tạo thường dùng trong thực tế.

1

C8

Thông hiểu

– Nêu được sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác từ dạng này sang dạng khác thì năng lượng không được bảo toàn mà xuất hiện một năng lượng hao phí trong quá trình truyền và biến đổi. Lấy được ví dụ thực tế.

Vận dụng

– Đề xuất biện pháp và vận dụng thực tế việc sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

1

Bài 2

4. Trái đất và bầu trời

– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Nhận biết

– Mô tả được quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày quan sát thấy.

1

1

Bài 3

C12

Thông hiểu

– Giải thích được quy luật chuyển động mọc, lặn của Mặt Trời.

Vận dụng

Giải thích quy luật chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng

– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Nhận biết

– Nêu được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

2

C11, C16

Thông hiểu

– Giải thích được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

Vận dụng

– Thiết kế mô hình thực tế bằng vẽ hình, phần mềm thông dụng để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

– Hệ Mặt Trời

– Ngân Hà

Nhận biết

– Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

2

C14,15

– Nêu được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

1

C13

Thông hiểu

– Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

– Giải thích được hình ảnh quan sát thấy về sao chổi.

– Giải thích được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

Tham khảo thêm:   Quyết định 04/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương Quy chế hoạt động Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương trên Internet

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều – Đề 3

Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Cấp độChủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
TN TL TN TL TN TL

LỰC

1

1

1

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Số câu:2

Số điểm: 1.25

Tỉ lệ: 12.5%

Số câu: 3

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

NĂNG LƯỢNG

2

2

3

2

1

1

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 4

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ:15 %

Số câu: 5

Số điểm: 1.75

Tỉ lệ:17.5 %

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ:15 %

Số câu: 11

Số điểm: 4.75

Tỉ lệ: 47.5 %

CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG; HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

3

1

1

1

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 4

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ:25 %

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ:2.5 %

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 6

Số điểm: 3.75

Tỉ lệ: 37.5 %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:9

Số điểm: 4.25

Tỉ lệ: 42.5 %

Số câu: 8

Số điểm: 3.25

Tỉ lệ:32.5 %

Số câu: 3

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25 %

Số câu: 18

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100 %

Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối kì 2 môn KHTN 6

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ MÔ TẢ

LỰC

Nhận biết:

– Xác định được các loại lực và vai trò của lực

Thông hiểu:

– Thiết kế và giải thích được thí nghiệm của vật dưới tác dụng của lực hấp dẫn

Vận dụng

– Vận dụng được các kiến thức để làm một số bài tập về lực

NĂNG LƯỢNG

Nhận biết:

– Nhận biết được một số dạng năng lượng thường gặp.

– Lấy ví dụ về sự chuyển hoá và truyền năng lượng

– Nêu năng lượng hao phí là gì

– Nêu được định luật bảo toàn năng lượng

Thông hiểu:

– Xác định được năng lượng hao phí trong các trường hợp cụ thể

– Thiết kế và giải thích được thí nghiệm về sự truyền và chuyển năng lượng

Vận dụng:

– Áp dụng các kiến thức về năng lượng giải thích các hiện tượng tự nhiên, giải các bài tập về năng lượng

– Vận dụng trong thực tiễn: tiết kiệm năng lượng

CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG; HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

Nhận biết:

– Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời

– Các hành tinh trong hệ mặt trời và Ngân Hà

Thông hiểu:

– Xác định trên mô hình hoặc tranh ảnh vị trí, phương hướng, thời điểm trong ngày

– Thiết kế thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm

Vận dụng

– Vận dụng các kiến thức đã học xác định vị trí, phương hướng, thời gian trong ngày

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

TRƯỜNG THCS……….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN KHTN. LỚP 6
Năm học 2022 – 2023
(Thời gian làm bài 90 phút)

Phần I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khối lượng được đo bằng gam.
B. Kilogam là đơn vị đo khối lượng
C. Trái Đất hút các vật
D. Không có lực hấp dẫn trên mặt trăng

Câu 2: Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có:

A. Năng lượng ánh sáng
B. Năng lượng điện
C. Năng lượng nhiệt
D. Động năng

Câu 3: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi?

A. Dây cao su đang dãn
B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước
C. Ngọn lửa đang cháy
D. Quả táo trên mặt bàn

Câu 4: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành:

A. Năng lượng hoá học
B. Năng lượng nhiệt
C. Năng lượng ánh sáng
D. Năng lượng âm thanh

Câu 5: Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đó là một ví dụ về chuyển hoá:

A. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt
B. Năng lượng hạt nhân thành năng lượng hoá học
C. Năng lượng điện thành động năng
D. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện

Câu 6: Năng lượng nào sau đây KHÔNG PHẢI năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng mặt trời
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của than đá
D. Năng lượng của sóng biển

Câu 7: Ở Ninh Thuận, người ta dùng các tuabin gió để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là:

A. Năng lượng ánh sáng mặt trời
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của sóng biển
D. Năng lượng của dòng nước

Câu 8: Nói về hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?

A. Mặt trời mọc ở hướng tây
B. Mặt trời mọc ở hướng nam
C. Mặt trời lặn ở hướng tây
D. Mặt trời lặn ở hướng nam

Câu 9: Mặt trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt trời to và sáng hơn nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do:

A. Mặt trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà
B. Mặt trời là ngôi sao gần trái đất nhất
C. Mặt trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà
D. Mặt trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà

Câu 10: Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt trời?

A. Trái đất
B. Thuỷ tinh
C. Kim tinh
D. Hoả tinh

Câu 11: Ghép một số thứ tự ở cột A với một chữ ở cột b để được một câu đúng hoàn chỉnh.

Cột A Cột B
1. Một dây chun đang bị kéo dãn a. Có động năng
2. Tiếng còi tàu b. Có năng lượng âm thanh
3. Dầu mỏ, khí đốt c. Có thế năng đàn hổi
4. Ngọn nến đang cháy d. Có năng lượng hoá học
5. Xe máy đang chuyển động e. Cung cấp năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt.

Câu 12: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

STT

Nhận định

Đ

S

1

Mặt trời mọc ở phía tây vào lúc sáng sớm, cao dần lên và lặn ở phía đông lúc chiều tối

2

Trái đất quay từ phía tây sang phía đông quanh trục của nó nên chúng ta thấy mặt trời mọc và lặn hằng ngày.

3

Trái đất quay từ phía đông sang phía tây quanh trục của nó nên chúng ta thấy mặt trời mọc và lặn hằng ngày.

4

Trên Trái đất ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của mặt trăng

5

Hệ Mặt trời bao gồm trái đất và rất nhiều hành tinh, và là một phần của Ngân Hà

Phần 2: TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1.0 điểm):

Một viên bi được thả tự do từ vị trí 1. Nó rơi tự do đến các vị trí 2, 3, 4, 5 và xuống mặt đất.

a. Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thế năng của viên bi theo các vị trí?

b. Hãy so sánh động năng của viên bi ở vị trí số 1 và số 4?

Giải thích câu trả lời của em

Một viên bi được thả tự do

Câu 2. (1.5 điểm): Thế nào là năng lượng hao phí? Nêu tên năng lượng hao phí khi sử dụng bóng đèn điện? Em hãy đề xuất các biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong lớp học?

Câu 3 (1 điểm): Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.

Hình 2

Câu 4 (1 điểm): Hệ Mặt Trời gồm bao nhiêu hành tinh? Em hãy sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

Câu 5 (1 điểm): Nêu định luật bảo toàn năng lượng? Lấy một ví dụ cụ thể chứng minh năng lượng được bảo toàn?

Câu 6 (0.5 điểm): Hãy giải thích tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không bị thoát vào không gian?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Phần I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1- 10: Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

D

A

B

D

C

B

C

B

A

Câu 11 (1 điểm): Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm

1- C

2- B

3- D

4- E

5- A

Câu 12 (1 điểm): Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm

1- S

2- Đ

3- S

4- Đ

5- S

Phần 2: TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (1 điểm)

a. Sắp xếp theo thế năng giảm dần: 1> 2> 3> 4> 5

Thế năng của vật giảm dần theo độ cao

b. Động năng của viên bi ở vị trí 4> 1

Vật chuyển động càng nhanh thì có động năng càng lớn. Khi rơi từ trên cao xuống, vật sẽ chuyển động càng nhanh khi rơi càng gần mặt đất.

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

Câu 2

(1.5 điểm)

– Năng lượng hao phí là năng lượng vô ích bị thất thoát ra môi trường trong quá trình truyền hoặc chuyển năng lượng.

– Khi dùng bóng đèn điện một phần năng lượng điện bị chuyển thành năng lượng nhiệt bị hao phí

– Các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học:

Tắt đèn và quạt khi không cần thiết

Sử dụng loại bóng đèn và quạt điện tiết kiệm năng lượng

Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi lớp và ra về

Vệ sinh sạch sẽ quạt điện và bóng điện

Mở cửa sổ để tận dụng gió và ánh sáng mặt trời…

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 3 (1 điểm)

A- Bình minh

B- Giữa trưa

C- Hoàng hôn

D- Ban đêm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

Câu 4 (1 điểm)

Hệ Mặt Trời gồm Mặt trời, 8 hành tinh, các tiểu hành tinh và sao chổi

Sắp xếp: Mặt trời – Thuỷ tinh – Kim tinh – Trái đất – Hoả tinh – Mộc tinh – Thổ tinh – Thiên vương tinh – Hải vương tinh.

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 5 (1 điểm)

Định luật: Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, hoặc từ vật này sang vật khác.

HS lấy ví dụ cụ thể

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 6 (0.5 điểm)

Vì Trái đất có lực hấp dẫn, lực này hút và giữ bầu khí quyển ở xung quanh trái đất

0.5 điểm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn KHTN 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *