Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 7 Đề kiểm tra học kì 2 Hóa 10 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi cuối kì 2 Hóa 10 năm 2022 – 2023 tuyển chọn 7 đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo.

TOP 7 Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10 tập 2. Đề kiểm tra học kì 2 Hóa 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đồng thời đây là tư liệu hữu ích cho các thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh giúp cho con em học tập tốt hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 Toán 10, bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 10.

TOP 7 Đề thi học kì 2 môn Hóa 10 năm 2022 – 2023

  • Đề thi học kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo 
  • Đề thi cuối kì 2 Hóa 10 Cánh diều 
  • Đề thi học kì 2 Hóa 10 Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 2 môn Hóa học 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2022-2023

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là x mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(l.s). Giá trị của x là

A. 0,018.
B. 0,016.
C. 0,012.
D. 0,014.

Câu 2. Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hoá học của lưu huỳnh?

A. Lưu huỳnh không có tính oxi hoá, tính khử.
B. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá.
C. Lưu huỳnh có tính oxi hoá và tính khử.
D. Lưu huỳnh chỉ có tính khử

Câu 3. Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có khả năng thể hiện tính oxi hoá?

A. O3, H2SO4, F2
B. O2, Cl2, H2S
C. H2SO4, Br2, HCl
D. Cl2, S, SO3

Câu 4. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào axit H2SO4 là axit đặc?

A. H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4+ CO2 + H2O.
B. H2SO4 + Ca → CaSO4 + H2
C. 2H2SO4 + Cu → CuSO4 + 2H2O + SO2
D. 3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2

Câu 5. Dung dịch H2S để ngoài không khí sinh ra sản phẩm nào sau đây là chủ yếu?

A. H2
B. SO3
C. SO2
D. S

Câu 6. Ozon có tính oxi hóa tương tự oxi nhưng mạnh hơn oxi. Phản ứng với chất nào sau đây chứng tỏ tính chất trên?

A. Khí H2S
B. Dung dịch KI
C. Khí NH3
D. Khí SO2

Câu 7. Khí H2S không tác dụng với chất nào sau đây?

A. dung dịch CuCl2.
B. khí Cl2.
C. dung dịch KOH.
D. dung dịch FeCl2

Câu 8. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt khí H2S và SO2 đựng trong hai lọ riêng biệt?

A. dung dịch CuSO4
B. dung dịch Br2
C. dung dịch KMnO4
D. dung dịch NaOH

Câu 9. Kim loại nào sau đây bị thụ động với axit sunfuric đặc nguội?

A. Cu, Al
B. Fe, Mg
C. Al, Fe
D. Zn,Cr

Câu 10. Với số mol các chất ban đầu lấy bằng nhau, phương trình hoá học nào dưới đây điều chế được lượng oxi nhiều hơn?

A. 2KClO3overset{t^{o} }{rightarrow}2KCl + 3O2
B. 2KMnO4overset{t^{o} }{rightarrow}2K2MnO4 + MnO2 + O2
C. 2HgO overset{t^{o} }{rightarrow}2Hg + O2
D. 2KNO3overset{t^{o} }{rightarrow}2KNO2 + O2

Câu 11. Chất xúc tác trong phản ứng hóa học có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng, sau khi phản ứng sau chất xúc tác sẽ:

A. Phản ứng hết vừa đủ
B. Phản ứng nhưng vẫn còn dư
C. Phản ứng hết nhưng vẫn còn thiếu so với chất phản ứng
D. Không thay đổi

Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Dùng KMnO4 oxi hoá dung dịch HCl đặc tạo ra khí Cl2
B. Nhiệt phân KMnO4 tạo ra khí O2.
C. Cho dung dịch HCl dư vào CuS tạo ra khí H2S.
D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Na2SO3tạo ra khí SO2.

Câu 13. Ứng dụng nào sau đây không phải của lưu huỳnh?

A. Làm nguyên liệu sản xuất H2SO4 .
B. Làm chất lưu hóa cao su.
C. Khử chua đất.
D. Điều chế thuốc súng đen.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ với tích số nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.
B. Tốc độ phản ứng có thể nhận giá trị dương hoặc âm.
C. Tốc độ tức thời của phản ứng là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.
D. Tốc độ phản ứng đốt cháy cồn (alcohol) lớn hơn tốc độ của phản ứng gỉ sắt.

Câu 15: Dùng bình chứa oxygen thay cho dùng không khí để đốt cháy acetylene. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình biến đổi này là

A. áp suất.
B. nhiệt độ.
C. nồng độ.
D. chất xúc tác.

Câu 16: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 2 lần. Tốc độ phản ứng sẽ giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 70oC xuống 40oC?

A. 8.
B. 16.
C. 32
D. 64.

Câu 17: Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng:

A. Giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

B. Tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

C. Tăng nhiệt độ của phản ứng.

D. Giảm nhiệt độ của phản ứng.

Câu 18: Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate với xúc tác manganes dioxide. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau:

(1) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.

(2) Nung ở nhiệt độ cao.

(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.

(4) Nghiền nhỏ potassium chlorate.

Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 19: Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn là

A. Nhóm VA.
B. Nhóm VIA.
C. Nhóm VIIA.
D. Nhóm IVA.

Câu 20: Nguyên tử chlorine không có khả năng thể hiện số oxi hoá

A. +3.
B. 0.
C. +1.
D. +2.

Tham khảo thêm:   Lời dẫn Chương trình Hội thi nữ Giáo viên tài năng duyên dáng Lời dẫn chương trình hội thi giáo viên tài năng duyên dáng

Câu 21: Chất nào dưới đây có sự thăng hoa khi đun nóng?

A. Cl2.
B. I2.
C. Br2 .
D. F2.

Câu 22: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong các phản ứng hóa học, fluorine chỉ thể hiện tính oxi hóa.

(b) Hydrofluoric acid là acid yếu.

(c) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.

(d) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F, Cl, Br, I.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng

A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.

Câu 23: Cho phản ứng tổng quát sau:

X2(g) + 2KBr(aq) → 2KX(aq) + Br2(aq)

X có thể là chất nào sau đây?

A. Cl2.
B. I2.
C. F2.
D. O2.

Câu 24: Chọn phương trình phản ứng đúng?

A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
B. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2.
C 3Fe + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2.
D. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2.

Câu 25: Liên kết trong hợp chất hydrogen halide là

A. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
B. liên kết cho – nhận.
C. liên kết ion.
D. liên kết cộng hóa trị phân cực.

Câu 26: Hydrohalic acid nào sau đây được dùng để khắc hoa văn lên thuỷ tinh?

A. Hydrochloric acid.
B. Hydrofluoric acid.
C. Hydrobromic acid.
D. Hydroiodic acid.

Câu 27: Phản ứng giữa chất nào sau đây với dung dịch H2SO4 đặc, nóng không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NaBr.
B. KI.
C. NaCl.
D. NaI.

Câu 28: Hoá chất dùng để phân biệt hai dung dịch NaI và KCl là

A. Na2CO3.
B. AgCl.
C. AgNO3.
D. NaOH.

Phần II: Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron (chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, quá trình oxi hoá, quá trình khử).

a) Cl2 + KOH t ∘ →t° KCl + KClO3 + H2O

b) KI + H2SO4 → I2 + H2S + K2SO4 + H2O

Câu 2 (1 điểm): Cho nhiệt độ sôi của các halogen như sau:

Halogen

F2

Cl2

Br2

I2

Nhiệt độ sôi (oC)

-188

-35

59

184

Giải thích sự biến đổi nhiệt độ sôi từ fluorine đến iodine.

Câu 3 (1 điểm): Cho 1,49 gam hỗn hợp X gồm: MgCO3 và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 0,4958 lít khí B ở đkc. Xác định % khối lượng của các chất trong X.

Đề thi cuối kì 2 Hóa 10 Cánh diều

Đề thi học kì 2 môn Hóa học 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2022-2023

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Số oxi hoá của carbon trong hợp chất CO là

A. +1.
B. -1.
C. +2.
D. -2.

Câu 2: Cho các chất và ion sau: NH3; NO; Ca(NO3)2; NH4+; (NH4)2SO4; N2O3. Số trường hợp trong đó nitrogen có số oxi hoá -3 là

A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(a). Sự oxi hoá là sự nhường electron hay sự làm tăng số oxi hoá.

(b). Trong quá trình oxi hoá, chất khử nhận electron.

(c). Sự khử là sự nhận electron hay là sự làm giảm số oxi hoá.

(d). Trong quá trình khử, chất oxi hoá nhường electron.

Số phát biểu đúng là

A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.

Câu 4: Cho phản ứng sau: 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. Vai trò của H2SO4 trong phản ứng là

A. chất khử.
B. chất oxi hoá.
C. chất tạo môi trường.
D. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất tạo môi trường phản ứng.

Câu 5: Cho các phản ứng hoá học sau:

(1) Phản ứng đốt cháy hydrogen: 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l).

(2) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g).

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
B. Cả hai phản ứng đều toả nhiệt
C. Phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
D. Cả hai phản ứng đều thu nhiệt.

Câu 6. S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

A. S + O2 → SO2
B. S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
C. S + Mg → MgS
D. S + 6NaOH → 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(a). Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25 oC.

(b). Nhiệt (toả ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó.

(c). Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.

(d). Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường.

Số phát biểu đúng là

A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.

Câu 8: Cho phản ứng sau:

2H2(g) + O2(g) → 2H2O(g) Δ r H 0 298 = − 483 , 64 kJ ∆rH2980=-483,64kJ

Enthalpy tạo thành chuẩn của H2O(g) là

A. – 241,82 kJ/ mol.
B. 241,82 kJ/ mol.
C. – 483,64 kJ/ mol.
D. 483,64 kJ/ mol.

Câu 18. Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CO (k) + H2O (k) ⇆ CO2 (k) + H2 (k); ΔH < 0

Trong các yếu tố:

  1. tăng nhiệt độ;
  2. thêm một lượng hơi nước;
  3. thêm một lượng H2;
  4. tăng áp suất chung của hệ;
  5. dùng chất xúc tác.

Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là :

A. (1), (4), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).

Câu 10: Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là

Biết: Eb (H – H) = 436 kJ/mol, Eb (Cl – Cl) = 243 kJ/mol, Eb (H – Cl) = 432 kJ/ mol.

A. +158 kJ.
B. -158 kJ.
C.+185 kJ.
D. -185 kJ.

Câu 11: Khi cho một lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hoá học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ

A. không đổi cho đến khi kết thúc.
B. tăng dần cho đến khi kết thúc.
C. chậm dần cho đến khi kết thúc.
D. tuân theo định luật tác dụng khối lượng.

Câu 12 Cho 100ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 100 ml dung dịch HCl aM, sau phản ứng thu được dung dịch Y có chứa 6,9875 gam chất tan. Vậy giá trị a là

A. 0,75M
B. 0,5M
C. 1,0M
D. 0,25M

Câu 13. Hòa tan 2 gam một kim loại M thuộc nhóm IIA trong dung dịch HCl (dư). Cô cạn dung dịch, thu được 5,55 gam muối. Kim loại X là

A. Ca
B. Ba
C. Mg
D. Be

Câu 14. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?

A. dung dịch HCl
B. dung dịch Pb(NO3)2
C. dung dịch K2SO4
D. dung dịch NaCl

Câu 15. Cho 1,03 gam muối natri halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa nà sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. Công thức của muối X là

A. NaF
B. NaBr
C. NaI
D. NaCl

Câu 16. Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm Mô đun 2 Tiểu học - Tất cả các môn Đáp án trắc nghiệm Module 2 (10 môn)

A. H2S, O2, nước brom
B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4
C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4
D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom

Câu 17: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng?

A. Thanh củi được chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn.
B. Quạt gió vào bếp than để thanh cháy nhanh hơn.
C. Thức ăn lâu bị ôi thiu hơn khi để trong tủ lạnh.
D. Các enzyme làm thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Câu 18: Thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng giữa kẽm (zinc) với dung dịch hydrochloric acid của hai nhóm học sinh được mô tả bằng hình sau:

Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do

A. nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.
B. diện tích bề mặt kẽm bột lớn hơn kẽm miếng.
C. nồng độ kẽm bột lớn hơn.
D. áp suất tiến hành thí nghiệm nhóm thứ hai cao hơn nhóm thứ nhất.

Câu 19: Cho các phát biểu sau về nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA:

(a). Có 7 electron hóa trị.

(b). Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện giảm.

(c). Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì khả năng hút cặp electron liên kết giảm.

(d). Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm.

Số phát biểu đúng là

A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.

Câu 20: Khi phản ứng với các chất khác, nguyên tử halogen có xu hướng nào sau đây?

A. Nhận thêm 1 electron từ nguyên tử khác.
B. Góp chung electron hóa trị với nguyên tử nguyên tố khác.
C. Nhường đi 7 electron ở lớp ngoài cùng.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 21: Đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm halogen là

A. chất khí ở điều kiện thường.
B. có tính oxi hóa mạnh.
C. vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
D. phản ứng mãnh liệt với nước.

Câu 22: Cho phản ứng X2 + 2NaBr(aq) → 2NaX(aq) + Br2. X có thể là chất nào sau đây?

A. Cl2.
B. I2.
C..F2.
D. O2.

Câu 23. Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

A. H2S, O2, nước brom
B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4
C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4
D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom

Câu 24: Cho các phát biểu sau về ion halide X-:

(a). Dùng dung dịch silver nitrate sẽ phân biệt được các ion F-, Cl-, Br-, I-.

(b). Với sulfuric acid đặc, các ion Cl-, Br-, I- thể hiện tính khử, ion F- không thể hiện tính khử.

(c). Tính khử của các ion halide tăng theo dãy: Cl-, Br-, I-.

(d). Ion Cl- kết hợp ion Ag+ tạo AgCl là chất không tan, màu vàng.

Số phát biểu đúng là

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 25: Dung dịch nước của chất nào sau đây được sử dụng để khắc các chi tiết lên thủy tinh?

A. HF.
B. HCl.
C. HBr.
D. HI.

Câu 26: Hòa tan 0,48 gam magnesium (Mg) trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được thể tích khí H2 ở điều kiện chuẩn là

A. 0,2479 lít.
B. 0,4958 lít.
C. 0,5678 lít.
D. 1,487 lít.

Câu 27: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?

A. Fe.
B. Na.
C. Ag.
D. Al.

Câu 28: Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là

A. HF.
B. HCl.
C. HBr.
D. HI.

Phần II: Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Cho potassium iodide (KI) tác dụng với potassium permanganate (KMnO4) trong dung dịch sulfuric acid (H2SO4), thu được 3,02 g manganese(II) sulfate (MnSO4), I2 và K2SO4.

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, quá trình oxi hoá, quá trình khử.

b) Tính khối lượng potassium iodide (KI) đã tham gia phản ứng.

Câu 2 (1 điểm): Cho một lượng khí Cl2 vừa đủ vào dung dịch chứa 7,14 muối KX (X là một nguyên tố halogen) thu được 4,47 gam một muối duy nhất. Xác định muối KX.

Câu 3 (1 điểm): Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất sau: HBr; NaI; KCl chứa trong các lọ riêng biệt, mất nhãn.

Đáp án đề thi học kì 2 Hóa học 10

I. Trắc nghiệm

1 – C 2 – B 3 – C 4 – D 5 – C 6 – D 7 -D 8 – A 9 – B 10 – D
11 – C 12 – A 13 – A 14 – B 15 – B 16 – B 17 – C 18 – B 19 – B 20 – D
21 – B 22 – A 23 – C 24 – B 25 – A 26 – B 27 – C 28 – A

II. Tự luận

Câu 1:

a) mathrm{K}^{-1} mathrm{I}+mathrm{KM}^{+7} mathrm{O}_4+mathrm{H}_2 mathrm{SO}_4 rightarrow stackrel{0}{mathrm{I}}_2+stackrel{+2}{mathrm{Mn}} mathrm{SO}_4+mathrm{K}_2 mathrm{SO}_4+mathrm{H}_2 mathrm{O}

Chất khử: KI.

Chất oxi hoá: mathrm{KMnO}_4.

Quá trình khử: stackrel{+7}{mathrm{Mn}}+5 e rightarrow stackrel{+2}{M} n.

Quá trình oxi hoá: 2 stackrel{-1}{mathrm{I}} rightarrow stackrel{0}{mathrm{I}}_2+2 mathrm{e}

Phương trình hoá học được cân bằng:

10 mathrm{KI}+2 mathrm{KMnO}_4+8 mathrm{H}_2 mathrm{SO}_4 rightarrow 5 mathrm{I}_2+2 mathrm{MnSO} mathrm{O}_4+6 mathrm{KSO}_4+8 mathrm{H}_2 mathrm{O}

b) Ta có số mol manganese(II) sulfate = 0,02 mol

Khối lượng potassium iodide đã tham gia phản ứng: 0,1.166 = 16,6 g.

Câu 2:

begin{aligned}
& mathrm{Cl}_2+2 mathrm{KX} rightarrow 2 mathrm{KCl}+mathrm{X}_2 \
& n_{K X}=n_{K C l}=frac{4,47}{74,5}=0,06(m o l) \
& M_{K X}=frac{7,14}{0,06}=119 \
& text { Vậy } mathrm{M}_X=119-39=80 text { nên KX là KBr. }
end{aligned}

Câu 3:

Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

– Sử dụng quỳ tím làm thuốc thử.

+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ → HBr.

+ Nếu quỳ tím không đổi màu → NaI; KCl (nhóm I).

– Phân biệt nhóm I bằng AgNO3.

+ Nếu có kết tủa trắng → KCl.

KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3.

+ Nếu có kết tủa vàng → NaI.

NaI + AgNO3 → AgI + NaNO3.

Đề thi học kì 2 Hóa 10 Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 môn Hóa 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2022-2023

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Số oxi hoá của carbon trong hợp chất CH4

A. +1.
B. -1.
C. +4.
D. -4.

Câu 2: Cho các hợp chất sau: SO2; H2SO4; Na2SO4; Na2S; CaSO3. Số hợp chất trong đó sulfur có số oxi hoá +4 là

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 3: Cho các phản ứng hoá học sau, phản ứng oxi hoá – khử là

A. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
B. CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.
C. K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O.
D. 2KClO3 t ∘ → →t° 2KCl + 3O2.

Câu 4: Cho phản ứng hoá học sau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Chất bị oxi hoá là

A. Fe.
B. HCl.
C. FeCl2.
D. H2.

Câu 5: Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau:

left.left.mathrm{CO}(mathrm{g})+frac{1}{2} mathrm{O}_2(mathrm{~g}) rightarrow mathrm{CO}_2right) mathrm{~g}right)

Câu 6: Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy 12,395 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là

A. – 852,5 kJ.
B. – 426,25 kJ.
C. 852,5 kJ.
D. 426,25 kJ.

Câu 6: Cho các phương trình nhiệt hoá học sau:

(1) C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g)

(2) Fe2O3(s) + 2Al(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s)

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Cả hai phản ứng đều toả nhiệt.
B. Cả hai phản ứng đều thu nhiệt.
C. Phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
D. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.

Tham khảo thêm:   Mẫu TP-TGPL-3B: Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý

Câu 7: Cho phương trình nhiệt hoá học sau:

N2(g) + O2(g) → 2NO(g)

Nhiệt tạo thành chuẩn của NO(g) là

A. +180,6 kJ/ mol.
B. –180,6 kJ/ mol.
C. +90,3 kJ/mol.
D. -90,3 kJ/mol.

Câu 8: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là

A. biến thiên nhiệt lượng của phản ứng.
B. biến thiên enthalpy của phản ứng.
C. enthalpy của phản ứng.
D. biến thiên năng lượng của phản ứng.

Câu 9: Công thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng theo năng lượng liên kết là

A. Delta_{mathrm{r}} mathrm{H}_{298}^0=Sigma mathrm{E}_{mathrm{b}}(mathrm{cd})+Sigma mathrm{E}_{mathrm{b}}(mathrm{sp}).

B. Delta_{mathrm{r}} mathrm{H}_{298}^0=Sigma mathrm{E}_{mathrm{b}}(mathrm{cd})-sum mathrm{E}_{mathrm{b}}(mathrm{sp}).

C. Delta_{mathrm{r}} mathrm{H}_{298}^0=Sigma mathrm{E}_{mathrm{b}}(mathrm{sp})-Sigma mathrm{E}_{mathrm{b}}(mathrm{cd}).

D. Delta_{mathrm{f}} mathrm{H}_{298}^0=Sigma mathrm{E}_{mathrm{b}}(mathrm{sp})-Sigma mathrm{E}_{mathrm{b}}(mathrm{cd}).

Câu 10: Cho phản ứng: 2 mathrm{NaCl}(s) rightarrow 2 mathrm{Na}(s)+mathrm{Cl}_2(g).

Biết Delta_{mathrm{f}} mathrm{H}_{298}^0(mathrm{NaCl})=-411,2left(mathrm{kJmol}^{-1}right). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng này là

A. -822,4 kJ
B. +822,4 kJ.
C. -411,2 kJ
D. +411,2 kJ.

Câu 11: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

A. Tốc độ phản ứng.
B. Cân bằng hóa học.
C. Phản ứng một chiều.
D. Phản ứng thuận nghịch.

Câu 12: Cho phản ứng phân hủy N2O5 như sau: 2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g).

Tại thời điểm ban đầu, nồng độ của N2O5 là 0,02M; Sau 100s, nồng độ N2O5 còn 0,0169M. Tốc độ trung bình của phản ứng phân hủy N2O5 trong 100s đầu tiên là

A. 1,55.10-5 (mol/ (L.s)).
B. 1,55.10-5 (mol/ (L.min)).
C. 1,35.10-5 (mol/ (L.s)).
D. 1,35.10-5 (mol/ (L.min)).

Câu 13: Cho phản ứng đơn giản sau: 2NO + O2 → 2NO2. Mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nồng độ các chất tham gia phản ứng là

A. 1,55.10-5 (mol/ L.s))
B. 1,55.10-5 (mol/ L.min))
C. 1,35.10-5 (mol/ L.s))
D. 1,35.10-5 (mol/ L.min))

Câu 14: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng: CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + CO2(g) + H2O(l)?

A. Pha loãng dung dịch HCl.
B. Nghiền nhỏ đá vôi (CaCO3).
C. Sử dụng chất xúc tác.
D. Tăng nhiệt độ của phản ứng.

Câu 15: Xét phản ứng của acetone với iodine:

CH3COCH3 + I2 → CH3COCH2I + HI

Phản ứng có hệ số nhiệt độ γ trong khoảng từ 30oC đến 50oC là 2,5. Nếu ở 35oC phản ứng có tốc độ là 0,036 mol/ (L.h) thì ở 45oC phản ứng có tốc độ là

A. 0,060 mol/ (L.h).
B. 0,090 mol/ (L.h).
C. 0,030 mol/ (L.h).
D. 0,036 mol/ (L.h).

Câu 16: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 2 lần. Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC?

A. 2 lần.
B. 8 lần.
C. 16 lần.
D. 32 lần.

Câu 17: Năng lượng hoạt hóa là

A. năng lượng cần cung cấp cho phản ứng hóa học.
B. năng lượng tối đa có thể cung cấp cho các hạt (nguyên tử, phân tử hoặc ion) để gây ra phản ứng hóa học.
C. năng lượng tối thiểu cần cung cấp cho các hạt (nguyên tử, phân tử hoặc ion) để va chạm giữa chúng gây ra phản ứng hóa học.
D. lượng nhiệt tỏa ra hoặc thu vào khi hình thành phản ứng hóa học.

Câu 18: Hãy cho biết yếu tố nồng độ đã được áp dụng cho quá trình nào sau đây?

A. Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại.
B. Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5.
C. Bột nhôm (aluminum) phản ứng với dung dịch HCl nhanh hơn so với dây nhôm.
D. Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn.

Câu 19: Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là

A. tính khử.
B. tính base.
C. tính acid.
D. tính oxi hóa.

Câu 20: Halogen nào sau đây thể lỏng ở điều kiện thường?

A. Fluorine.
B. Chlorine.
C. Bromine.
D. Iodine.

Câu 21: Chlorine vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử trong phản ứng hoá học nào sau đây?

A. H2 + Cl2 t  →t° 2HCl.
B. HCl + NaOH → NaCl + H2O.
C. 2KMnO4 + 16HCl t  →t° 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O.
D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

Câu 22: Thể tích khí Cl2 (ở điều kiện chuẩn) vừa đủ để tác dụng hết với dung dịch KI thu được 2,54 gam I2 là

A. 247,9 ml.
B. 495,8 ml.
C. 371,85 ml.
D. 112 ml.

Câu 23: Đính một mẩu giấy màu ẩm vào dây kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác có chứa khí chlorine. Hiện tượng quan sát được là

A. mẩu giấy đậm màu hơn.
B. mẩu giấy bị nhạt màu dần đến mất màu.
C. không có hiện tượng gì.
D. mẩu giấy chuyển màu xanh.

Câu 24: Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. HF.
B. HCl.
C. HBr.
D. HI.

Câu 25: Dung dịch silver nitrate không tác dụng với dung dịch nào sau đây?

A. KI.
B. NaF.
C. HCl.
D. NaBr.

Câu 26: Hòa tan 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được 2,479 lít (đkc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của FeO trong hỗn hợp là

A. 56,25%
B. 43,75%.
C. 66,67%.
D. 33,33%.

Câu 27: Hoàn thiện phát biểu sau: “Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ bền liên kết …”

A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. không đổi
D. tuần hoàn.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Từ fluorine đến iodine nhiệt độ nóng chảy tăng dần, nhiệt độ sôi giảm dần.
B. Fluorine chỉ có số oxi hoá -1 trong hợp chất.
C. Hầu hết các muối halide đều dễ tan trong nước.
D. HF là acid yếu.

Phần II: Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra vào 500 mL dung dịch KOH 4M ở điều kiện thường.

a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra, chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá.

b) Xác định nồng độ mol/ L của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

Câu 2 (1 điểm): Cho 6,56 gam hỗn hợp A gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là 2 nguyên tố halogen ở 2 chu kỳ kế tiếp, MX < MY) phản ứng hoàn toàn và vừa đủ với 50 ml dung dịch AgNO3 1 M, thu được hai chất kết tủa. Xác định hai nguyên tố X, Y.

Đáp án đề thi học kì 2 Hóa 10

Phần I: Trắc nghiệm

1 – D

2 – B

3 – D

4 – A

5 – D

6 – A

7 – C

8 – B

9 – B

10 – B

11 – A

12 – A

13 – C

14 – B

15 – B

16 – B

17 – C

18 – A

19 – D

20 – C

21 – D

22 – A

23 – B

24 – A

25 – B

26 – A

27 – B

28 – A

Phần II: Tự luận

Câu 1:

a) Phương trình hoá học của các phản ứng:

(1) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Chất khử: HCl; chất oxi hoá: MnO2.

(2) Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O.

Cl2 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.

b)

n_{mathrm{MnO}_2}=frac{69,6}{87}=0,8 mathrm{~mol} ; n_{mathrm{KOH}}=0,5.4=2 mathrm{~mol}

Theo (1) có:

n_{C_2}=n_{M n O_2}=0,8 mathrm{~mol}

Theo (2) có:

begin{aligned}
& n_{mathrm{KCl}}=n_{mathrm{KClO}}=n_{mathrm{Cl}_2}=0,8 mathrm{~mol} ; \
& n_{mathrm{KOH} mathrm{H} mathrm{l}}=2 . n_{mathrm{Cl}_2}=1,6 mathrm{~mol}
end{aligned}

Nồng độ mol/ L của các chất trong dung dịch sau phản ứng:

begin{aligned}
& C_{M(K C l)}=C_{M_{(K C I O)}}=frac{0,8}{0,5}=1,6 M \
& C_{M(K O H ~ d u)}=frac{2-16}{0,5}=0,8 M
end{aligned}

Câu 2:

Cả hai muối đều tạo kết tủa với AgNO3.

Phương trình hoá học:

mathrm{Na} bar{R}+mathrm{AgNO}_3 rightarrow mathrm{Ag} overline{mathrm{R}} downarrow+mathrm{NaNO}_3

begin{aligned}
& n_{N a bar{R}}=frac{6,56}{23+M_{bar{R}}} mathrm{~mol} ; n_{mathrm{AgNO}_3}=0,05 mathrm{~mol} \
& text { Có: } n_{mathrm{Na overline {R }}}=n_{mathrm{AgNO}_3} Leftrightarrow frac{6,56}{23+M_{bar{R}}}=0,05 Leftrightarrow M_{bar{R}}=108,2
end{aligned}

Vậy X là bromine và I là iodine (thỏa mãn).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 7 Đề kiểm tra học kì 2 Hóa 10 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *