Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều 2 Đề kiểm tra cuối kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều năm 2022 – 2023 tuyển chọn 2 đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết và bảng ma trận đề thi.

Đề kiểm tra cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật10 Cánh diều được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đồng thời đây là tư liệu hữu ích cho các thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh giúp cho con em học tập tốt hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 Toán 10 Cánh diều.

Bộ đề thi cuối kì 2 Giáo dục KT&PL 10 Cánh diều (Có đáp án)

  • Đề thi cuối kì 2 Giáo dục KT&PL 10 Cánh diều – Đề 1
  • Đề thi học kì 2 môn Giáo dục KT&PL 10 Cánh diều – Đề 2

Đề thi cuối kì 2 Giáo dục KT&PL 10 Cánh diều – Đề 1

Đề thi cuối kì 2 Giáo dục KT&PL 10

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hiến pháp có vai trò như thế nào để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Cơ sở, nền tảng.
B. Chi phối, phụ thuộc.
C. Cụ thể hóa.
D. Chi tiết hóa.

Câu 2. Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?

A. Nhà nước.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Đảng Cộng sản.

Câu 3. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do lao động.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 4. Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Bất khả xâm phạm tính mạng.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 5. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?

A. Nhà nước.
B. Tòa án.
C. Viện kiểm sát.
D. Tổ chức xã hội.

Câu 6. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản

A. công.
B. cá nhân.
C. riêng.
D. đi kèm.

Câu 7. Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.
C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 8. Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội.
C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 9. Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; quyết định trưng cầu ý dân thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia.
C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 10. Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Đảng Lao động Việt Nam.
D. Đông Dương cộng sản Đảng.

Câu 11. Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguyên tắc nào sau đây?

A. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
B. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Quốc hội, Đảng lãnh đạo bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
C. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Chính phủ, Đảng quy định hình thức xét xử kịp thời, công bằng, công khai.
D. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Chính phủ, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT Hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu

Câu 12. Phương án nào dưới đây không phải nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Không lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan nhà nước nào.
B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Tập trung dân chủ.

Câu 13. Phương án nào dưới đây là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
B. Được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.
C. Bổ nhiệm Thẩm phán; bầu, cử Hội thẩm.
D. Suy đoán vô tội.

Câu 14. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?

A. Đảng giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
B. Đảng quán triệt về đời tư của cán bộ chủ chốt, đội ngũ cán bộ, đảng viên.
C. Đảng cung cấp, trao đổi thông tin và giải trình khi có yêu cầu của Nhà nước.
D. Đảng kiến nghị lên Nhà nước để được xử lý kịp thời thông tin.

Câu 15. Tính thống nhất của quyền lực Nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là

A. cộng đồng.
B. dân tộc.
C. nhân dân.
D. dân cư.

Câu 16. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền

A. lập pháp, hành pháp, tư pháp.
B. lập pháp, tư pháp, phân lập.
C. lập pháp, hành pháp, phân lập.
D. hành pháp, tư pháp, phân lập.

Câu 17. Thực hiện quyền giám sát tối cao là chức năng của

A. Quốc hội.
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chủ tịch nước.

Câu 18. Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào có chức năng lập hiến, lập pháp?

A. Quốc hội.
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chủ tịch nước.

Câu 19. Quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới là chức nào sau đây của Quốc hội?

A. Lập hiến.
B. Lập pháp.
C. Giám sát.
D. Điều chỉnh.

Câu 20. Cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp là

A. Toà án nhân dân.
B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Hội đồng nhân dân.
D. Ủy ban nhân dân.

Câu 21. Chức năng của Toà án nhân dân là

A. thi hành pháp luật, thực hiện quyền hành pháp.
B. bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích của bộ máy chính quyền.
C. xét xử, thực hiện quyền tư pháp.
D. xét xử, kiểm soát hoạt động tư pháp.

Câu 22. Cơ quan nào dưới đây thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp?

A. Viện kiểm sát nhân dân.
B. Toà án nhân dân.
C. Cơ quan điều tra.
D. Quốc hội.

Câu 23. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức

A. biểu quyết.
B. trưng cầu ý dân.
C. họp kín.
D. bầu cử.

Câu 24. Cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện và xã là

A. Ủy ban nhân dân.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Tòa án nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước?

Câu 2 (2,0 điểm). Xác định hành vi đúng/sai ở những tình huống sau:

a. K chăm chú xem truyền hình tường thuật trực tiếp phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội.

b. Ông M đề nghị mọi người trong gia đình đưa phiếu để mình đi bầu cử hộ.

Đáp án đề thi cuối kì 2 Giáo dục KT&PL 10

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-A

3-D

4-B

5-A

6-A

7-D

8-D

9-D

10-A

11-A

12-A

13-A

14-A

15-C

16-A

17-A

18-A

19-A

20-A

21-C

22-A

23-A

24-A

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

– Để thực hiện vai trò là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 88 Hiến pháp năm 2013 như sau:

+ Công bố Hiến pháp luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ;

+ Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;

quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước, quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ, quyết định đàm phán, kí điều ước quốc tế nhận danh Nhà nước,…

Tham khảo thêm:   Toán 3: Hình chữ nhật Giải Toán lớp 3 trang 107, 108 sách Cánh diều - Tập 1

Câu 2(2,0 điểm):

Việc làm của K là đúng vì thể hiện trách nhiệm tham gia quản lí nhà nước của công dân.

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục KT&PL 10 Cánh diều – Đề 2

Đề kiểm tra cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hệ thống các quy phạm pháp luật nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất ?

A. Hiến pháp.
B. Pháp luật.
C. Nghị định.
D. Thông tư.

Câu 2. Theo Hiến pháp 2013, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước

A. tự do, bình đẳng, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. độc lập, theo chế độ tư bản chủ nghĩa và thống nhất.
C. độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D. độc lập, theo chế độ xã hội chủ nghĩa, lãnh thổ chia cắt.

Câu 3. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về

A. sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
B. thư tín, điện thoại, điện tín.
C. bất khả xâm phạm chỗ ở.
D. tự do ngôn luận.

Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu

A. người đó đồng ý cho vào.
B. cơ quan nhà nước cho vào.
C. chính quyền không đồng ý.
D. không được người đó đồng ý.

Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, thành phần kinh tế nào của nước ta giữ vai trò chủ đạo?

A. Kinh tế tư nhân.
B. Kinh tế nhà nước.
C. Kinh tế tập thể, hợp tác xã.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 6. Căn cứ vào văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam có mấy thành phần kinh tế?

A. Bốn.
B. Năm.
C. Sáu.
D. Bảy.

Câu 7. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những cơ quan nào sau đây?

A. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ và cơ quan Tòa án.
B. Cơ quan lập pháp , cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
C. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Hội đồng nhân dân và cơ quan kiểm sát.
D. Cơ quan lập pháp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị xã hội.

Câu 8. Cơ quan lập pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan

A. đại biểu của nhân dân.
B. hành chính nhà nước.
C. xét xử, kiểm sát.
D. ngang bộ.

Câu 9. Cơ quan hành pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan

A. đại biểu của nhân dân.
B. hành chính nhà nước.
C. xét xử, kiểm sát.
D. nhà nước địa phương.

Câu 10. Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm

A. thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.
B. chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên.
C. tập trung quyền lực vào tay một nhóm người.
D. tiến đến xã hội tiến bộ, đóng góp vào hòa bình thế giới.

Câu 11. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
B. công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân.
C. công cụ quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.
D. tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Câu 12. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội là

A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội.
D. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 13. Theo Hiến pháp 2013, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua cơ quan nào sau đây?

A. Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
B. Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chủ tịch Quốc hội.

Câu 14. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?

A. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng cho Nhà nước.
B. Đảng cùng với Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội.
C. Đảng và Nhà nước cùng đề ra đường lối, chủ trương và cùng thực hiện.
D. Đảng chỉ đề ra phương hướng chung cho Nhà nước thực hiện.

Câu 15. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?

A. Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước.
B. Đảng chỉ đạo, hoạt động dưới sự giám sát của Nhà nước.
C. Đảng và Nhà nước cùng thực hiện mọi hoạt động song song.
D. Đảng hoạt động dưới sự hướng dẫn, giám sát của Nhà nước.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học Sở GD&ĐT Bình Thuận Đề thi thử đại học môn Sinh học năm 2017 Có đáp án

Câu 16. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?

A. Đảng thực hiện quy chế đào tạo theo quy chế của Tòa án, Bộ Quốc phòng.
B. Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội tham gia giám sát công tác cán bộ.
C. Đảng quản lý, điều chỉnh, làm hồ sơ nhân sự cho công chức nhà nước.
D. Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Câu 17. Thực hiện quyền giám sát tối cao là chức năng của

A. Quốc hội.
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chủ tịch nước.

Câu 18. Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào có chức năng lập hiến, lập pháp?

A. Quốc hội.
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chủ tịch nước.

Câu 19. Quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới là chức nào sau đây của Quốc hội?

A. Giám sát.
B. Lập hiến.
C. Lập pháp.
D. Điều chỉnh.

Câu 20. Hệ thống Toà án nhân dân bao gồm

A. Toà án nhân dân và Tòa án cấp tỉnh.
B. Toà án quân sự và Tòa án chuyên trách.
C. Toà án nhân dân và Toà án quân sự.
D. Toà án chuyên trách và Toà án quân sự.

Câu 21. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của

A. Quốc hội.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. các tổ chức chính trị – xã hội.

Câu 22. Toà án nhân dân có thể xét xử kín trong trường hợp nào sau đây?

A. Giữ bí mật nhà nước.
B. Xét xử tội phạm nước ngoài.
C. Xử tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
D. Theo mọi yêu cầu của bị cáo.

Câu 23. Hội đồng nhân dân là cơ quan

A. quyền lực nhà nước ở địa phương.
B. lãnh đạo ở địa phương.
C. hành chính ở địa phương.
D. giám sát ở địa phương.

Câu 24. Cơ quan nào sau đây do Hội đồng nhân dân bầu ra và là cơ quan chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương?

A. Quốc hội.
B. Tòa án nhân dân.
C. Ủy ban nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những cơ quan nào? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vị trí của các Cơ quan đó trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân?

Đáp án đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-A

4-D

5-B

6-A

7-B

8-A

9-B

10-A

11-A

12-A

13-A

14-A

15-A

16-D

17-A

18-A

19-B

20-C

21-A

22-A

23-A

24-C

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

– Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.

– Trong đó:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.

Câu 2 (2,0 điểm):

– Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm:

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao,

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh,

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện,

+ Viện kiểm sát quân sự.

– Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo.

– Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ma trận đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

NỘI DUNG HỌC TẬP Mức độ
NB TH VD VDC
Bài 14. Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1 1 1
Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị 1 1 1
Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1 1
Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường 1 1
Bài 18. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1 1 1
Bài 19. Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam 1 1 1 1
Bài 20. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1 1 1 1
Bài 21. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1 1 1

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều 2 Đề kiểm tra cuối kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *