Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2022 – 2023 gồm 25 đề thi sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện giải đề thật tốt để ôn thi học kì 2 năm 2022 – 2023 hiệu quả.
Với 25 đề thi học kì 2 môn GDCD 6 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, còn giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn Ngữ văn, Toán. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết:
Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Giáo dục công dân năm 2022 – 2023 sách mới
- Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều
Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
SỞ GD & ĐT………. TRƯỜNG THCS-THPT……. |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN GDCD 6 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian: 45’ |
I. TRẮC NGHIỆM: (1 điểm)
Câu 1: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?
A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
B. Luật hôn nhân và gia đình.
C. Luật đất đai.
D. Luật trẻ em.
Câu 2: Theo luật quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào sau đây không trở thành công dân Việt Nam:
A. Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.
B. Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam
C. Trẻ em sinh ra ở nước ngoài và có cha mẹ là người ngoài.
D. Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài.
Câu 3: Việc làm nào sau đây là việc làm không đúng với quyền trẻ em:
A. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
B. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
C. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
D. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
Câu 4: Ai là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ chăm sóc nuôi dạy trẻ em?
A. Bố mẹ hoặc ông bà nội.
B. Bố mẹ hoặc người đỡ đầu.
C. Bố mẹ hoặc ông bà ngoại.
D. Bố mẹ hoặc người lớn tuổi.
II. Theo em ý kiến dưới đây là đúng hay sai về Công dân? (đánh dấu X vào ô trống tương ứng) (1 điểm)
TT |
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
1 |
Quốc tịch là căn cứ để xác định Công dân của một nước |
||
2 |
Người Việt Nam ra nước ngoài nhập quốc tịch nước ngoài rồi thì không gọi là công dân Việt Nam |
||
3 |
Người nước ngoài sang sinh sống làm việc ở Viện Nam thì được công nhận là công dân Việt Nam |
||
4 |
Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước |
III. Điền từ, cụm từ còn thiếu vào dấu …. để hoàn thiện khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? (1 điểm)
A. Quyền cơ bản của Công dân là những(1)…………………………. cơ bản mà người công dân (2)……………………. và được pháp luật bảo vệ.
B. Nghĩa vụ cơ bản của Công dân là (3)………………… mà Nhà nước bắt buộc Công dân phải (4)…………………… theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
IV. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân một nước? 2đ
Câu 2: Em hãy nêu ý nghĩa của quyền trẻ em? Trình bày nhóm quyền sống còn. 2đ
Câu 3: Nhận được tin báo của anh Hải, cơ quan công an đã điều tra, bắt giữ vợ chồng ông Nam về hành vi thường xuyên đánh đập con nuôi là bé Tùng. Tòa án đã xét xử và tuyên phạt tù vợ chồng ông Nam về hành vi hành hạ người khác và hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
a. Nhận xét hành vi của vợ chồng ông Nam. (1 điểm)
b. Theo em, hành vi xâm phạm quyền trẻ em của vợ chồng ông Nam sẽ bị xử lí như thế nào? (1 điểm)
c. Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của ai? (1 điểm)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
I. Trắc nghiệm (1,0 điểm ).
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
C |
A |
D |
II.Theo em ý kiến dưới đây là đúng hay sai về Công dân? (đánh dấu X vào ô trống tương ứng) (1 điểm)
TT |
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
1 |
Quốc tịch là căn cứ để xác định Công dân của một nước |
X |
|
2 |
Người Việt Nam ra nước ngoài nhập quốc tịch nước ngoài rồi thì không gọi là công dân Việt Nam |
X |
|
3 |
Người nước ngoài sang làm việc ở Viện Nam thì được công nhận là công dân Việt Nam |
X |
|
4 |
Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước |
X |
III. Điền từ, cụm tự còn thiếu vào dấu …. để hoàn thiện khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? (1 điểm)
A. (1) lợi ích (2) được hưởng
B. (3) những việc (4) thực hiện
IV. Tự luận (7,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
– Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định. – Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó. |
1 điểm 1 điểm |
2 |
– Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần. – Nhóm quyền sống còn là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe. |
1 điểm 1 điểm |
3 |
– Hành vi của vợ chồng ông Nam là vi phạm pháp luật. – Hành vi của vợ chồng ông Nam bị phạt tù về tội xâm phạm quyền trẻ em theo quy định của pháp luật. – Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của chung của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Ma trận đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Công dân nước CHXHCN Việt Nam. |
Biết xác định công dân một nước. |
Biết được khái niệm công dân. |
Căn cứ vào quốc tịch để xác định công dân một nước. |
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
3 1,5 15% |
1/2 1 10% |
1/2 1 10% |
4 3,5 35% |
|||||
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. |
Biết được thế nào là quyền cơ bản của công dân. |
Hiểu được việc làm không đúng với quyền trẻ em. |
Hiểu được nghĩa vụ cơ bản của công dân. |
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1/2 0,5 5% |
1 0,25 2,5% |
1/2 0,5 5% |
2 1,25 12,5% |
|||||
Quyền cơ bản của trẻ em. |
Biết được nội dung của nhóm quyền sống còn. |
Hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em. |
|||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1/2 1 10% |
1/2 1 10% |
1 2 20% |
||||||
Thực hiện quyền trẻ em. |
Biết xác định được ai chịu trách nhiệm về bảo vệ, chăm sóc nuôi dạy trẻ em. |
Biết được hành vi của vợ chồng ông Nam là vi phạm quyền trẻ em. |
Hiểu được trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em là của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường, xã hội. |
Hành vi xâm phạm quyền trẻ em của vợ chồng ông Nam sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 0,25 2,5% |
1/3 1 10% |
1/3 1 10% |
1/3 1 10% |
2 3,25 32,5% |
||||
TS câu: TS điểm: Tỉ lệ: |
4 1,75 17,5% |
1+1/2+1/3 3,5 35% |
1 0,25 2,5% |
1 + 1/3 2,5 25% |
1/2 1 10% |
1/3 1 10% |
9 10 100% |
Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
Trường THCS:…………………… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM 2022 – 2023 |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng
Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội được gọi là:
A. tình huống sư phạm.
B. tình huống nguy hiểm.
C. tình huống vận động.
D. tình huống phát triển.
Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên?
A. Sóng thần
B. xúc tiến du lịch.
C. Cứu hộ ngư dân
D. Khắc phục sạt lở.
Câu 3: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức
A. của cải vật chất.
B. các truyền thống tốt đẹp.
C. các tư tưởng bảo thủ
D. lối sống thực dụng.
Câu 4: Chúng ta cần tiết kiệm những gì?
A. Thời gian
B. Tiền bạc
C. Điện, nước
D. tiền bạc thời gian, điện nước
Câu 5: Câu nói “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến việc thực hiện chưa tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Lãng phí, thừa thãi.
B. Cần cù, siêng năng.
C. Trung thực, thẳng thắn.
D. Tiết kiệm..
Câu 6: Căn cứ để xác định công dân của một nước là dựa vào:
A. Quốc tịch.
B. chức vụ.
C. tiền bạc.
D. địa vị
Câu 7: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người:
A. có Quốc tịch Việt Nam.
B. sinh sống ở Việt Nam.
C. đến Việt Nam du lịch.
D. hiểu biết về Việt Nam
Câu 8: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì được gọi là
A. công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam.
B. không phải công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam.
C. công dân có hai quốc tịch.
D. Công dân người nước ngoài.
Câu 9: Người nào dưới đây là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Trẻ em có cha mẹ là người Mỹ.
B. Người nước ngoài đến du lịch Việt Nam.
C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam, cha không rõ là ai.
Câu 10: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.
Câu 11: Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ… là:
A. Bổn phận trẻ em đối với gia đình.
B. Bổn phận trẻ em đối với bản thân.
C. Bổn phận trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.
D. Bổn phận trẻ em đối với quê hương
Câu 12: Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền sống còn.
B. Nhóm quyền bảo vệ.
C. Nhóm quyền phát triển.
D. Nhóm quyền tham gia.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Các bạn An, Hải, Nam trong các trường hợp dưới đây có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?
a. An sinh ra ở nước Pháp nhưng cha mẹ đều mang quốc tịch Việt Nam.
b. Nam được sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, có bố là người Mỹ, mẹ là người Việt Nam.
c. Hải sinh ra và lớn lên trong làng SOS Hà Nội. Em không biết bố mẹ mình là ai.
Câu 2: (2 điểm) Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Em có nhận xét gì về gợi ý của nhóm bạn V. Nếu là V em sẽ nói với các bạn như thế nào?
Câu 3: (2 điểm) Thông tin: Ngày 20/1/2022, Công an TP. Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi, là thợ mộc, trú tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Huyên là nghi phạm chính trong vụ án bé Đ.N.A (3 tuổi) bị đóng 10 chiếc đinh ghim vào đầu. Bé gái phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, co giật. Sau 2 tháng điều trị bé đã tử vong tối ngày 12/3/2022. (Theo báo Công an nhân dân).
a. Từ thông tin trên em thấy việc làm của Huyên đã xâm phạm tới những nhóm quyền cơ bản nào của trẻ em
b. Em có suy nghĩ gì về thực trạng trẻ em bị bạo hành hiện nay ở nước ta?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
A |
A |
D |
D |
A |
A |
A |
D |
A |
A |
A |
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.
II PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu hỏi |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) |
a. Trường hợp của An là công dân Việt Nam vì trẻ em sinh ra ở trong vào ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người Việt Nam. b. Nam là công dân Việt Nam nếu bố mẹ bạn thoả thuận để bạn khai sinh ở Việt Nam. Hơn nữa mẹ Nam mang quốc tịch việt nam, bạn sinh ra và lớn lên ở Việt Nam c. Hải là công dân Việt Nam vì trẻ em bị bỏ rơi, không rõ cha mẹ là ai ở Việt Nam đều được mang quốc tịch Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam. Lưu ý: Trường hợp chỉ nêu đúng được các bạn trong mỗi trường hợp a, b, c là công dân Việt Nam nhưng không giải thích được thì trừ 0.5 điểm/ trường hợp . |
1.0 điểm 1.0 điểm 1.0 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
-. Em không đồng tình với ý kiến của nhóm bạn V đưa ra: là tổ chức sinh nhật cho V tại nhà hàng cho sang trọng -. Vì gia đình bạn hoàn cảnh khó khăn, sống bằng đồng lương ít ỏi của bố-> như vậy là không biết tiết kiệm, xa hoa, lãng phí -. Nếu là V Em sẽ nói với các bạn: tớ cảm ơn ý kiến của các bạn, theo tớ sinh nhật không nhất thiết phải tổ chức tại nhà hàng mới sang trọng. Mà quan trọng là phải phù hợp điều kiện và hoàn cảnh của gia đình. |
0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm |
Câu 3 (2 điểm) |
Hs cần nêu được các ý cơ bản sau: a. Những việc làm của Huyên là hành vi trái pháp luật. – – Việc làm của Huyên đã xâm phạm tới các nhóm quyền cơ bản của trẻ em: + Nhóm quyền sống còn (bé phải nhập viện, nguy kịch đến thiệt mạng) + Nhóm quyền bảo vệ (đóng đinh vào đầu trẻ -> bạo hành trẻ em) b. Hs nêu lên suy nghĩ cá nhân của mình nhưng phải đảm bảo các ý: – nhận xét được thực trạng bạo lực trẻ em hiện nay – Xác định rõ đó là các hành vi vi phạm phps luật cần bị xử lí nghiêm minh…. |
0,5 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm |
Ma trận đề thi học kì 2 môn GDCD 6
TT |
Mạch nội dung |
Chủ đề |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tỉ lệ |
Tổng điểm |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Giáo dục KNS |
Ứng phó với tình huống nguy hiểm. |
2 câu |
1 câu |
1/2 câu 1/2 câu |
1/2 câu 1/2 câu |
2 câu |
1 câu |
2.5 |
||||
2 |
Giáo dục kinh tế |
Tiết kiệm |
3 câu |
3 câu |
0.75 |
||||||||
3 |
Giáo dục pháp luật |
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
4 câu |
4 câu |
1 câu |
4.0 |
|||||||
Quyền trẻ em. |
3 câu |
3 câu |
1 câu |
2.75 |
|||||||||
Tổng |
12 |
1 |
1 |
1 |
12 |
3 |
10 điểm |
||||||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
30% |
70% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100% |
Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn GDCD 6
TT |
Mạch nội dung |
Chủ đề |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||
1 |
Giáo dục KNS |
1. Ứng phó với tình huống nguy hiểm |
Nhận biết: – Nhận biết được các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em – Nêu được hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em Thông hiểu: Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn Vận dụng: Thực hành cách ứng phó trong một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn. |
2TN |
1/2TL |
1/2TL |
|||
2 |
Giáo dục kinh tế |
2. Tiết kiệm |
Nhận biết: – Nêu đượckhái niệm của tiết kiệm – Nêu đượcbiểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, đồ dùng, điện, nước, ..) Thông hiểu: – Giải thích được ý nghĩa của tiết kiệm. Vận dụng: – Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập. – Phê phán những biểu hiện lãng phí thời gian, tiền bạc, đồ dùng, … Vận dụng cao: Nhận xét, đánh giá việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh. |
3 TN |
|||||
3 |
Giáo dục pháp luật |
3. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Nhận biết: – Nêu được kháiniệm công dân. – Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Thông hiểu: – Trình bày được căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam Vận dụng: Thực hiện được một số quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam. |
4 TN |
1 TL |
||||
4. Quyền trẻ em. |
Nhận biết: – Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em. – Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em. Thông hiểu: – Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng; – Giải thích được ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em. – Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em. Vận dụng: Bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em. Vận dụng cao: Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em. |
3TN |
1/2 TL |
1/2 TL |
|||||
Tổng |
12 TN |
1 TL |
1 TL |
1 TL |
|||||
Tỉ lệ % |
30 |
30 |
30 |
10 |
|||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều
Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
PHÒNG GD&ĐT…… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II |
PHẦN A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM): Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1. Công dân Việt Nam là
A. Người Việt Nam nhập quốc tịch và định cư ở Mỹ.
B. Trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.
C. Người nước ngoài qua Việt Nam công tác.
D. Trẻ em có ba mẹ là người Hàn và đang sống tại Việt Nam.
Câu 2. Căn cứ xác định công dân của một nước:
A. Quốc tịch.
B. Tiếng nói.
C. Màu da.
D. Màu tóc.
Câu 3. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch
A. Nhiều nước.
B. Nước ngoài.
C. Quốc tế.
D. Việt Nam
Câu 4. Quốc tịch của một người không được ghi nhận ở giấy tờ nào?
A. Giấy khai sinh.
B. Bằng tốt nghiệp tiểu học.
C. Hộ chiếu
D. căn cước công dân.
Câu 5. Những việc làm dưới đây thực hiện tốt tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em
B. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật
C. Luôn đòi bố mẹ chiều theo ý muốn của bản thân
D. Ngăn cấm con tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp
Câu 6. Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau, em đồng tình với ý kiến nào sau đây?
A. Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải đi học.
B. Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật quy định công dân trong độ tuổi phải hoàn thành cấp giáo dục phổ cập.
C. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước.
D. Học tập không phải là quyền và nghĩa vụ của công dân vì người có tiền mới đi học và không ai bắt buộc.
Câu 7. Đâu không phải quyền của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bảo vệ Tổ quốc.
C. Tự do ngôn luận.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 8. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là
A. Đều có quyền như nhau
B. Đều có nghĩa vụ như nhau
C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau
D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 9. Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 10. Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.
Câu 11. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với trẻ em.
B. Thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ đối với trẻ em.
C. Thể hiện sự chăm sóc và bảo vệ đối với trẻ em.
D. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với trẻ em.
Câu 12. Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng quyền trẻ em?
A. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái
B. Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại
C. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền
D. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp
PHẦN B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1. (2 điểm) Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Là học sinh các em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?
Câu 2. (3 điểm) Thế nào là quyền trẻ em? Nêu rõ 4 nhóm quyền trẻ em?
Câu 3. (2 điểm) Trường N tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử. Tuy nhiên bố của N không muốn cho N đi vì địa điểm tham quan ở xa. N rất buồn và không biết phải làm sao để bố đồng ý cho mình đi.
a. Nếu là N em sẽ làm gì để bố đồng ý cho mình đi tham quan cùng các bạn?
b. Theo em gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền trẻ em?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng đạt 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
A |
D |
B |
A |
C |
B |
D |
D |
A |
B |
B |
B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 2 điểm |
-Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp. – Là học sinh, các em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân như: quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, quyền bình đẳng giới, quyền học tập… |
1 điểm 1 điểm |
2 3 điểm |
– Quyền trẻ em : là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần. – Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây: + Nhóm quyền được sống còn: được khai sinh, được bảo vệ tính mạng, được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được sống chung với cha mẹ, được ưu tiên tiếp cận và sử dụng dịch vụ phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. + Nhóm quyền được bảo vệ: được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực , bỏ rơi,bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại là tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ. + Nhóm quyền được phát triển: quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ + Nhóm quyền được tham gia: được tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động xã hội, được bày tỏ ý kiến nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em. |
1 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
3 2 điểm |
a. HS nêu được: N có thể nói chuyện với bố về quyền tham gia của trẻ em, giải thích cho bố hiểu mục đích và mong muốn của bản thân vể chuyến đi để thuyết phục bố thay đồi quyết định. N cũng có thể nhờ mẹ, thầy cô hoặc ông bà giải thích với bố để bố thay đổi quyết định. b. Trách nhiệm: – Gia đình: khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em – Nhà trường: Quản lý, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em; đảm bảo môi trường học tập an toàn. – Xã hội: Đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện; xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quyền trẻ em; xây dựng thực hiện các chính sách về quyền trẻ em |
1 điểm 1 điểm |
Ma trận đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung/ Chủ đề/bài học |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
Tổng điểm % |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
Câu TN |
Câu TL |
||||
1 |
Giáo dục pháp luật |
Nội dung 1: Bài 10: Công dân nước CHXHCNVN |
2 câu |
2 câu |
4 câu |
1.0 |
|||||||
2 |
Nội dung 2: Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. |
1 câu |
½ câu |
2 câu |
1 câu |
½ câu |
4 câu |
1 câu |
3.0 |
||||
3 |
Nội dung 3: Bài 12: Quyền trẻ em |
1 câu |
½ câu |
2 câu |
½ câu |
1 câu |
½ câu |
½ câu |
4 câu |
2 câu |
6.0 |
||
Tổng câu |
|||||||||||||
Tỉ lệ % |
30 |
30 |
30 |
10 |
100 |
||||||||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
100 |
Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Giáo dục pháp luật |
Bài 10: Công dân nước CHXHCNVN |
Nhận biết: – Nêu được kháiniệm công dân. – Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Thông hiểu: Trình bày được căn cứ để xác định công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vận dụng: Thực hiện được một số quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam. |
2TN |
2TN |
||
2 |
Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân |
Nhận biết: Nhận biết được Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Vận dụng: học sinh nêu được những việc đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân |
1TN ½ TL |
2TN |
½ TL |
||
3 |
Bài 12: Quyền trẻ em |
Nhận biết: Quyền trẻ em. Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL về quyền trẻ em Thông hiểu: Hiểu được nội dung các nhóm quyền trẻ em Vận dụng: Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em. Vận dụng cao: Xử lý tình huống giải thích cho bố mẹ về quyền trẻ em |
1TN, ½ TL |
2TN, ½ TL |
1TN ½ TL |
½ TL |
|
Tổng |
4 TN, 1 TL |
6TN /½ TL |
2 TN 1 TL |
1/2 câuTL |
|||
Tỉ lệ |
30 |
30 |
30 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
……
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 25 Đề kiểm tra học kì II lớp 6 môn GDCD (Có bảng ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.