Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra học kì 2 môn GDCD lớp 7 (Có ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2022 – 2023 tuyển chọn 4 đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết và bảng ma trận đề thi.

Đề kiểm tra cuối kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 7. Đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đồng thời đây là tư liệu hữu ích cho các thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh giúp cho con em học tập tốt hơn. Vậy sau đây là TOP 4 Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng đón đọc.

Bộ đề thi cuối kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức (Có đáp án)

  • Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức – Đề 1
  • Đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức – Đề 2

Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức – Đề 1

Đề thi GDCD 7 cuối học kì 2

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất dưới đây( Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu 1: Đâu không phải là biện pháp hiệu quả và tích cực khi ứng phó với tâm lí căng thẳng?

A. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
B. Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc.
C. Thường xuyên gần gũi hòa mình với thiên nhiên.
D. Sử dụng các chất kích thích để giải tỏa nỗi buồn.

Câu 2: Bạo lực học đường ở Việt Nam là gì?

A. Là những biểu hiện bạo lực của học sinh, sinh viên trong giờ học, trong nhà trường.
B. Là một tệ nạn xã hội cần được xử lý một cách cứng rắn.
C. Là hiện tượng HS, SV dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
D. Là một trào lưu của HS, SV.

Câu 3: Độ tuổi để có thể bị xử lí vi phạm hành chính được xác định là bao nhiêu tuổi?

A. Từ 14 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.
B. Từ 15 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.
C. Từ 16 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.
D. Từ 18 tuổi trở lên.

Câu 4: Việc quản lí tiền có hiệu quả như thế nào đối với mỗi người?

A. Có một cuộc sống hiện tại giàu sang.
B. Biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý, hiệu quả hơn.
C. Chia sẻ những khó khăn về vật chất với mọi người.
D. Tham gia vào tất cả các hoạt động tập thể.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong gia đình?

A. Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thành công dân tốt.
B. Đánh con bất cứ lúc nào con mắc lỗi.
C. Yêu cầu con phải làm mọi việc để kiếm tiền.
D. Không tôn trọng ý kiến của các con.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, con cái có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình?

A. Kính trọng, biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ.
B. Chỉ chăm lo khi cha mẹ già yếu.
C. Yêu cầu cha mẹ đáp ứng mọi điều kiện để học tập.
D. Không chấp nhận mọi lời tham gia góp ý của cha mẹ.

Câu 7: Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân?

A. Hình thành và nuôi dưỡng nhân các
B. Phát huy truyền thống dân tộc.
C. Kế thừa phát huy truyền thống dòng họ.
D. Giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được quy định cụ thể nhất trong văn bản luật nào?

A. Luật hình
B. Luật dân sự
C. Hiến pháp
D. Luật hôn nhân và gia đình

Câu 9: Tệ nạn xã hội là gì?

A. Những thói hư tật xấu trong xã hội bị mọi người chê trách.
B. Là những hàng vi thiếu giáo dục.
C. Là những việc làm trái với lương tâm.
D. Là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật gây hậu quả xấu đối với xã hội.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Tiếng Anh CÓ ĐÁP ÁN - Số 4 Đề thi Đại học năm 2017 môn Tiếng Anh

Câu 10: Hành vi nào sau đây được coi là biểu hiện của tệ nạn xã hội :

A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
C. Cãi nhau với hàng xóm.
B. Đánh bạc có tổ chức.
D. Bắt nạt trẻ em .

Câu 11: Một trong những nguyên nhân của tệ nạn xã hội là gì?

A . Làm theo bạn bè xấu.
C. Ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ.
B. Học hành dở dang.
D. Lười suy nghĩ.

Câu 12: Để tránh sa vào tệ nạn xã hội, học sinh cần phải làm gì?

A. Hạn chế tiếp xúc với mọi người.
C. Chỉ chơi với bạn học cùng lớp.
B. Không đi chơi quá khuya.
D. Học hành chăm chỉ, vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo.

Câu 13: Theo em, hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng ngừa bạo lực học đường?

A. Nói những câu thách thích người có hành vi bạo lực.
B. Đánh nhau ở trong trường và nơi công cộng.
C. Bình tĩnh, kiềm chế khi bị người khác khiêu khích.
D. Để mặc cho sự việc xẩy ra.

Câu 14: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.
B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.
C. Kệ bạn, bạn thân – thân ai người ấy lo.
D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.

Câu 15: Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây để ứng phó?

A. Thể dục thể thao hoặc chơi game để giải trí.
B. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với bố mẹ.
C. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.
D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.

Câu 16: Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em sẽ ứng xử như thế nào?

A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình
B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook.
C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.
D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.

B. TỰ LUẬN ( 6 điểm)

Câu 1: ( 1 điểm): Em sẽ làm gì để quản lí tốt tiền cá nhân của mình?

Câu 2: (2 điểm) :Theo em, những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội ? Bản thân em đã có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội ?

Câu 3: ( 3 điểm): Tình huống:

Bạn Nam sinh ra trong một gia đình có điều kiện và là con một nên được bố mẹ chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Nam. Nam đua đòi ăn chơi, tập tành hút thuốc và sa ngã vào con đường nghiện ngập.

a, Theo em, ai là người có lỗi trong việc này ? Vì sao?

b, Bạn Nam đã thực hiện đúng nghĩa vụ và bổn phận của mình trong gia đình chưa ? Từ đó hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình.

Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 7

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Mỗi câu lựa chọn đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

C

A

B

A

A

A

D

D

B

C

D

C

A

A

D

Phần II- Tự luận (6 điểm)

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 1

– Để quản lí tốt tiền cá nhân của mình:

+ Xác định rõ mục tiêu quản lý tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

+ Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

+ Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

* Chú ý: hs đưa ra cách hợp lí GV linh hoạt cho điểm.

0,5

0,25

0,25

Câu 2

– Nguyên nhân dẫn đến con người sa vào tệ nạn xã hội:

+ Ham chơi, đua đòi .

+ Cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng việc quản lý con, bất hòa, ly hôn…

+ Tò mò, hiếu động, muốn thử cho biết.

+ Bị rủ rê, dụ dỗ.

+ Thiếu suy nghĩ; thiếu hiểu biết

+ ….

– Bản thân em đã có những biện pháp để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội:

+ Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.

+ Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.

1,0

1,0

Câu 3

– Theo em, người có lỗi trong việc này đó chính là bố mẹ Nam và cả Nam: Vì, bố mẹ Nam có lỗi khi không quản lí, chăm sóc con cái cẩn thận, để con sa lầy vào con đường tệ nạn. Nam có lỗi là vì Nam không làm chủ được bản thân mình, không làm đúng nghĩa vụ của một người con trong gia đình phải chăm ngoan học tốt, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

– Theo em, bạn Nam chưa thực hiện đúng nghĩa vụ và bổn phận của mình trong gia đình. Em nhận thấy, mình đã thực hiện khá tốt bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình. Đó là biết vâng lời ông bà, cha mẹ, giúp đỡ ông bà, cha mẹ khi cần, cố gắng chăm ngoan học giỏi. Tuy nhiên, cũng có một số việc cần phải khắc phục như nên biết tiết kiệm tiền cho bố mẹ thay vì cùng các bạn tổ chức đi chơi, nên giúp bố mẹ chỉ em học nhiều hơn, hạn chế đi chơi thay vào đó cố gắng giúp bố mẹ làm việc nhà và học tập…

1,5

1,5

Tham khảo thêm:   Soạn bài Sống hay không sống Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 79 sách Cánh diều tập 2

Đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức – Đề 2

Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7

Phần I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là?

A. đánh đập.
B. quan tâm.
C. sẻ chia.
D. cảm thông.

Câu 2. Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
B. Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
C. Bộ Luật Lao động năm 2020.
D. Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Câu 3. Biết cách quản lí tiền giúp chúng ta chủ động:

A. trong lao động.
B. làm những gì mình thích.
C. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.
D. tìm kiếm việc làm.

Câu 4. Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh.
B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
C. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.
D. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

Câu 5. Những hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là:

A. tệ nạn xã hội.
B. vi phạm đạo đức.
C. vi phạm quy chế.
D. vi phạm pháp luật.

Câu 6. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Cờ bạc, mê tín dị đoan.
B. Rượu chè, ma túy.
C. Thuốc lá, mại dâm.
D. Ma túy và mại dâm.

Câu 7: Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.
B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.
C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.
D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.

Câu 8: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội.
B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.
D. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS

Câu 9. Những người gắn bó với nhau do hôn nhân, có mối quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình được gọi là gì?

A. huyết thống.
B. người thân.
C. gia đình.
D. tình yêu.

Câu 10. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của gia đình?

A. Gia đình là tế bào của xã hội.
B. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu.
C. Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.
D. Gia đình là cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội.
D. Con cái với bố mẹ.

Câu 11. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?

A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.
B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.
D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.

Câu 12: Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.
B. Bố mẹ không tôn trọng con.
C. Bố mẹ vi phạm pháp luật.
D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.

Phần II – Tự luận (7. 0 điểm)

Câu 1 (3. 0 điểm). Cho tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.

Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị cấp phép đưa thí sinh đi tham dự cuộc thi Hoa hậu quốc tế Biểu mẫu Văn hóa-Giải trí

Vận dụng kiến thức đã học ở Bài 9 – Phòng, chống tệ nạn xã hội, em hãy cho biết:

a) Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?

b) Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

Câu 2 (4. 0 điểm). Từ kiến thức đã học ở Bài 10 – Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, em hãy nhận xét việc làm của nhân vật trong các tình huống dưới đây:

a) Bác Khanh là công nhân còn vợ bác làm nghề buôn bán tự do. Hai con trai bác (đang học lớp 7 và lớp 9) khi ở lớp hay gây gổ đánh nhau với các bạn, lúc ở nhà thì thường đi chơi, không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

b) M đang học lớp 7, trước đây bạn rất ngoan, chăm học. Gần đây, cha mẹ bạn đi làm ăn xa, M ở cùng ông bà nội. Được ông bà chiều chuộng, M bắt đầu lười học, hay bỏ học để ở nhà xem phim, quay clip đưa lên mạng,. . . Trong trường hợp là bạn M em khuyên bạn điều gì?

c) Từ lúc chào đời Lan đã không biết mặt bố, mẹ bị bệnh tâm thần, Lan cứ thế lớn lên trong ngôi nhà xập xệ, dột nát của bà ngoại. Ngay từ những ngày đầu đến trường, cứ hết giờ là em chạy về phụ giúp việc nhà, chăm sóc mẹ. Tuy cuộc sống nhọc nhẵn nhưng Lan chưa bao giờ có ý định bỏ học. Cô giáo chủ nhiệm của Lan cho biết: “Năm nào, Lan cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ. Hằng năm, nhà trường đều dành cho Lan suất học bổng, giúp Lan mua sách vở, đồ dùng học tập”.

. . . . . . . . . . . . . . Hết. . . . . . . . . . . . .

Đáp án đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)

Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn ( 3,0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
A A C A A D B D
Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12
C D C A

Phần I- Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (3. 0 điểm)

Yêu cầu

Điểm

a. Nêu được quan điểm của bản thân về suy nghĩa của C:

– Không đồng tình với suy nghĩ của C.

Giải thích được lí do không đồng tình với suy nghĩa của C.

– Vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bbao gồm cả người lớn và trẻ em.

– HS càng nêu cao ý thức tự giác, chủ động,bản lĩnh trước cám dỗ và tích cực tuyên truyền trong việc phòng chống tệ nạn xã hội

0. 5 điểm 1. 5 điểm

b. Đưa ra lời khuyên với C:

– Giải thích với C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định.

– Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật.

1. 0 điểm

Câu2 (4. 0 điểm).

Yêu cầu

Điểm

a) Nhận xét việc làm của hai con trai Bác Khanh:

– Hành vi của hai anh em chưa đúng với trách nhiệm của người con trong gia đình: khi ở trường hay đánh nhau với bạn, ở nhà thường đi chơi không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

1. 0 điểm

b) Nhận xét được việc làm của M:

– M không nên lười học, nghỉ học như vậy.

– Là bạn M em khuyên bạn không nên lười học, mải chơi mà thực hiện tốt bổn phận của con cháu: chăm ngoan, nghe lời ông bà, cha mẹ không làm điều tổn hại đến danh dự gia đình

1. 0 điểm

1. 0 điểm

c) Nhận xét được việc làm của Lan:

– Lan là người có tinh thần vượt khó là người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình; Lan là một tấm gương sáng để chúng ta noi theo.

1. 0 điểm

Ma trận đề thi học kì 2 môn GDCD 7

TT

Chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục kĩ năng sống

Phòng, chống bạo lực học đường

2 câu

2 câu

0. 5

2

Giáo dục kinh tế

Quản lí tiền

2 câu

2 câu

0. 5

3

Giáo dục pháp luật

Phòng, chống tệ nạn xã hội

2 câu

2 câu

1/2

Câu (2đ)

1/2

Câu (1. 0đ)

4 câu

1 câu

4. 0

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

3 câu

1 câu

1/2

Câu (3,0đ)

1/2

Câu (1. 0đ)

4 câu

1

câu

5. 0

Tổng

2,25

0,75

5,0

1/2

1/2

12

2

10 điểm

Tỉ lệ %

22,5%

57,5%

10%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

80%

20%

100%

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 môn GDCD 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra học kì 2 môn GDCD lớp 7 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *