Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn GDCD 6 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 5 đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình.

Với 5 đề thi học kì 2 môn GDCD 6 CTST, còn giúp các em luyện giải đề, biết cách phân bổ thời gian cho hợp lý để ôn thi học kì 2 năm 2022 – 2023 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn Công nghệ, Khoa học tự nhiên. Chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Đề thi cuối kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo

  • Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1
  • Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2
  • Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 3

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm).

Câu 1. Tình huống nguy hiểm nào dưới đây gây ra bởi con người?

A. Dông, sét.
B. Bão, lũ lụt.
C. Bị bắt cóc.
D. Dòng nước xoáy.

Câu 2. Ngạt và nhiễm độc khí dẫn tới tử vong là hậu quả của tình huống nguy hiểm nào dưới đây?

A. Hoả hoạn.
B. Đuối nước.
C. Điện giật.
D. Sét đánh.

Câu 3. Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, đúng mức

A. Tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
B. Của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
C. Các nguồn điện năng, nước ngọt, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
D. Các đồ vật quý hiếm, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?

A. Tập trung cất giữ tiền mà không chi tiêu.
B. Sử dụng đồ vật của người khác, bảo quản đồ vật của mình.
C. Tiết kiệm tiền, phung phí sức khoẻ và thời gian.
D. Tận dụng thời gian để học tập và hoàn thiện bản thân.

Câu 5. Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?

A. Trẻ em có quyền có quốc tịch.
B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
C. Trẻ em được tiêm phòng vacxin theo quy định của nhà nước.
D. Trẻ em được viết thư kết bạn giao lưu với bạn bè.

Câu 6. Công dân là cá nhân, con người cụ thể, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của:

A. Một quốc gia.
B. Nhiều quốc gia.
C. Một số quốc gia lớn.
D. Toàn thế giới.

Câu 7. Việc xác định công dân của một nước được căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?

A. Màu da.
B. Ngôn ngữ.
C. Quốc tịch.
D. Nơi cư trú.

Câu 8. Theo Hiến pháp 2013, công dân Việt Nam không có quyền nào dưới đây?

A. Có nơi ở hợp pháp.
B. Tự do đi lại và cư trú trong nước.
C. Tiếp cận mọi thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.
D. Tự do ngôn luận.

Câu 9. Theo Hiến pháp 2013, công dân Việt Nam không có nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
B. Tuân theo Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam.
C. Tham gia bảo vệ an ninh Quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
D. Có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với luật pháp quốc tế.

Câu 10. Quyền nào dưới đây không phải là quyền cơ bản của trẻ em?

A. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
B. Quyền được chăm sóc sức khoẻ.
C. Quyền tự do vui chơi, giải trí thoả thích.
D. Quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự thiếu trách nhiệm gia đình đối với việc thực hiện quyền trẻ em?

A. Nuôi ăn mặc đầy đủ nhưng luôn để các em ở nhà một mình.
B. Lắng nghe ý kiến cá nhân của các em.
C. Đưa đi kiểm tra và khám sức khoẻ định kì.
D. Không cho phép các em bỏ học để đi làm.

Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối việc thực hiện quyền trẻ em?

A. Tiến hành phổ cập giáo dục đối với học sinh Trung học cơ sở.
B. Thu hẹp các khu vui chơi giải trí của trẻ em để xây dựng nhà ở.
C. Xét xử qua loa với những vụ bạo hành trẻ em.
D. Yêu cầu trẻ phải vâng lời người lớn một cách vô điều kiện.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm)

Các bạn Tuyết, Dũng trong các trường hợp dưới đây có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?

a. Tuyết được sinh ra và lớn lên Hà Nội, có bố là người Anh, mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Bố mẹ Tuyết quyết định sinh sống tại Việt Nam và đăng kí khai sinh cho Tuyết ở Việt Nam. (1,0 đ)

b. Dũng là con lai, em có màu tóc, màu mắt của người Châu Âu. Ai cũng bảo em giống người Pháp nhưng từ khi sinh ra em lại không biết bố mẹ mình là ai. Em đang được nuôi dạy tại một nhà Dòng ở Sài Gòn. (3,0 đ)

Câu 2 (3,0 điểm)

Bố mẹ lo sợ bị bạn xấu lôi kéo rủ rê nên đã kiểm soát bạn Tùng rất chặt chẽ. Hằng ngày, bố mẹ luôn tự đưa đón Tùng đi học dù nhà gần trường. Bố mẹ còn không cho Tùng tham gia bất cứ hoạt động ngoại khoá nào do lớp hoặc trường tổ chức. Thậm chí có lần, Tùng còn bắt gặp mẹ đang đọc nhật kí của mình. Tùng rất buồn nhưng chỉ in lặng không dám nói gì.

a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động im lặng của Tùng trong trường hợp trên? (2,0 đ)

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 4 Bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng Giải Khoa học lớp 4 sách Kết nối tri thức trang 31, 32, 33, 34

b. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì để bảo vệ các quyền cơ bản của mình? (1,0 đ)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

A

B

D

D

A

C

C

D

C

A

A

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

(4,0 điểm)

a. Tuyết là công dân Việt Nam vì bạn ấy có quốc tịch Việt Nam, mặc dù Bố là quốc tịch nước ngoài, mẹ là quốc tịch Việt Nam và bố mẹ Tuyết đã thoả thuận để Tuyết được khai sinh ở Việt Nam, tức là mang quốc tịch Việt Nam.

b. Dũng là công dân Việt Nam vì trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam đều được mang quốc tịch Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam.

Lưu ý: Trường hợp chỉ nêu đúng được các bạn trong mỗi trường hợp a, b, c là công dân Việt Nam nhưng không giải thích được thì trừ 0.5 điểm/ trường hợp.

1.0 điểm

3.0 điểm

Câu 2

(3,0 điểm)

a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động im lặng của Tùng trong trường hợp trên?

Nêu được nhận xét và giải thích phù hợp cho nhận xét của em về hành đông của Tùng ; trường hợp chỉ nêu được nhận xét.

b. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì để bảo vệ các quyền cơ bản của mình?

Đề xuất được cách làm phù hợp kèm hành động phù hợp; trường hợp chỉ đề xuất được cách làm

2 điểm

1 điểm

Ma trận đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

TT

Chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục KNS

Ứng phó với tình huống nguy hiểm.

2 câu

2 câu

0.5

2

Giáo dục kinh tế

Tiết kiệm

2 câu

2 câu

0.5

3

Giáo dục pháp luật

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4 câu

1/2 câu

1/2 câu

4 câu

1 câu

5.0

Quyền trẻ em.

4 câu

1/2 câu

1/2 câu

4 câu

1 câu

4.0

Tổng

12

1

1/2

1/2

12

2

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

TT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục KNS

1. Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Nhận biết:

Nhận biết được các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

– Nêu được hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

Thông hiểu:

Trình bày được các cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

Vận dụng:

Thực hành cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

2 TN

2

Giáo dục kinh tế

2. Tiết kiệm

Nhận biết:

Nêu đượckhái niệm của tiết kiệm.

– Nêu đượcbiểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, đồ dùng, điện, nước, …).

Thông hiểu:

– Giải thích được ý nghĩa của tiết kiệm.

Vận dụng:

– Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập.

– Phê phán những biểu hiện lãng phí thời gian, tiền bạc, đồ dùng…

Vận dụng cao:

Nhận xét đánh giá việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.

2 TN

Giáo dục pháp luật

3. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhận biết:

Nêu được kháiniệm công dân.

– Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Thông hiểu:

– Trình bày được căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam.

Vận dụng:

Thực hiện được một số quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam.

4 TN

1/2 TL

1/2 TL

4. Quyền trẻ em.

Nhận biết:

– Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em.

– Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Thông hiểu:

– Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng;

– Giải thích được ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.

– Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Vận dụng:

Bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.

Vận dụng cao:

Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

4 TN

1/2 TL

1/2 TL

Tổng

12 TN

1 TL

1 TL

1 TL

Tỉ lệ %

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

Trường THCS:……………………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM 2022 – 2023
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không tính thời gian phát đề)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội được gọi là:

A. tình huống sư phạm.
B. tình huống nguy hiểm.
C. tình huống vận động.
D. tình huống phát triển.

Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên?

A. Sóng thần
B. xúc tiến du lịch.
C. Cứu hộ ngư dân
D. Khắc phục sạt lở.

Câu 3: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức

A. của cải vật chất.
B. các truyền thống tốt đẹp.
C. các tư tưởng bảo thủ
D. lối sống thực dụng.

Câu 4: Chúng ta cần tiết kiệm những gì?

A. Thời gian
B. Tiền bạc
C. Điện, nước
D. tiền bạc thời gian, điện nước

Câu 5: Câu nói “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến việc thực hiện chưa tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Lãng phí, thừa thãi.
B. Cần cù, siêng năng.
C. Trung thực, thẳng thắn.
D. Tiết kiệm..

Câu 6: Căn cứ để xác định công dân của một nước là dựa vào:

A. Quốc tịch.
B. chức vụ.
C. tiền bạc.
D. địa vị

Câu 7: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người:

A. có Quốc tịch Việt Nam.
B. sinh sống ở Việt Nam.
C. đến Việt Nam du lịch.
D. hiểu biết về Việt Nam

Câu 8: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì được gọi là

A. công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam.
B. không phải công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam.
C. công dân có hai quốc tịch.
D. Công dân người nước ngoài.

Câu 9: Người nào dưới đây là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Trẻ em có cha mẹ là người Mỹ.
B. Người nước ngoài đến du lịch Việt Nam.
C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam, cha không rõ là ai.

Câu 10: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.

Câu 11: Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ… là:

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11 Unit 3: Speaking Soạn Anh 11 Kết nối tri thức trang 32, 33

A. Bổn phận trẻ em đối với gia đình.
B. Bổn phận trẻ em đối với bản thân.
C. Bổn phận trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.
D. Bổn phận trẻ em đối với quê hương

Câu 12: Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền sống còn.
B. Nhóm quyền bảo vệ.
C. Nhóm quyền phát triển.
D. Nhóm quyền tham gia.

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

Các bạn An, Hải, Nam trong các trường hợp dưới đây có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?

a. An sinh ra ở nước Pháp nhưng cha mẹ đều mang quốc tịch Việt Nam.

b. Nam được sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, có bố là người Mỹ, mẹ là người Việt Nam.

c. Hải sinh ra và lớn lên trong làng SOS Hà Nội. Em không biết bố mẹ mình là ai.

Câu 2: (2 điểm) Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Em có nhận xét gì về gợi ý của nhóm bạn V. Nếu là V em sẽ nói với các bạn như thế nào?

Câu 3: (2 điểm) Thông tin: Ngày 20/1/2022, Công an TP. Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi, là thợ mộc, trú tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Huyên là nghi phạm chính trong vụ án bé Đ.N.A (3 tuổi) bị đóng 10 chiếc đinh ghim vào đầu. Bé gái phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, co giật. Sau 2 tháng điều trị bé đã tử vong tối ngày 12/3/2022. (Theo báo Công an nhân dân).

a. Từ thông tin trên em thấy việc làm của Huyên đã xâm phạm tới những nhóm quyền cơ bản nào của trẻ em

b. Em có suy nghĩ gì về thực trạng trẻ em bị bạo hành hiện nay ở nước ta?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

A

D

D

A

A

A

D

A

A

A

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

II PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

a. Trường hợp của An là công dân Việt Nam vì trẻ em sinh ra ở trong vào ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người Việt Nam.

b. Nam là công dân Việt Nam nếu bố mẹ bạn thoả thuận để bạn khai sinh ở Việt Nam. Hơn nữa mẹ Nam mang quốc tịch việt nam, bạn sinh ra và lớn lên ở Việt Nam

c. Hải là công dân Việt Nam vì trẻ em bị bỏ rơi, không rõ cha mẹ là ai ở Việt Nam đều được mang quốc tịch Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam.

Lưu ý: Trường hợp chỉ nêu đúng được các bạn trong mỗi trường hợp a, b, c là công dân Việt Nam nhưng không giải thích được thì trừ 0.5 điểm/ trường hợp .

1.0 điểm

1.0 điểm

1.0 điểm

Câu 2 (2 điểm)

-. Em không đồng tình với ý kiến của nhóm bạn V đưa ra: là tổ chức sinh nhật cho V tại nhà hàng cho sang trọng

-. Vì gia đình bạn hoàn cảnh khó khăn, sống bằng đồng lương ít ỏi của bố-> như vậy là không biết tiết kiệm, xa hoa, lãng phí

-. Nếu là V Em sẽ nói với các bạn: tớ cảm ơn ý kiến của các bạn, theo tớ sinh nhật không nhất thiết phải tổ chức tại nhà hàng mới sang trọng. Mà quan trọng là phải phù hợp điều kiện và hoàn cảnh của gia đình.

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

Câu 3 (2 điểm)

Hs cần nêu được các ý cơ bản sau:

a. Những việc làm của Huyên là hành vi trái pháp luật.

– – Việc làm của Huyên đã xâm phạm tới các nhóm quyền cơ bản của trẻ em:

+ Nhóm quyền sống còn (bé phải nhập viện, nguy kịch đến thiệt mạng)

+ Nhóm quyền bảo vệ (đóng đinh vào đầu trẻ -> bạo hành trẻ em) b. Hs nêu lên suy nghĩ cá nhân của mình nhưng phải đảm bảo các ý: – nhận xét được thực trạng bạo lực trẻ em hiện nay

– Xác định rõ đó là các hành vi vi phạm phps luật cần bị xử lí nghiêm minh….

0,5 điểm

0,75 điểm

0,75 điểm

Ma trận đề thi học kì 2 môn GDCD 6

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục KNS

Ứng phó với tình huống nguy hiểm.

2 câu

1 câu

1/2 câu

1/2 câu

1/2 câu

1/2 câu

2 câu

1 câu

2.5

2

Giáo dục kinh tế

Tiết kiệm

3 câu

3 câu

0.75

3

Giáo dục pháp luật

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4 câu

4 câu

1 câu

4.0

Quyền trẻ em.

3 câu

3 câu

1 câu

2.75

Tổng

12

1

1

1

12

3

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn GDCD 6

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục KNS

1. Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Nhận biết:

Nhận biết được các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em

– Nêu được hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em

Thông hiểu:

Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn

Vận dụng:

Thực hành cách ứng phó trong một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

2TN

1/2TL

1/2TL

2

Giáo dục kinh tế

2. Tiết kiệm

Nhận biết:

Nêu đượckhái niệm của tiết kiệm

– Nêu đượcbiểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, đồ dùng, điện, nước, ..)

Thông hiểu:

– Giải thích được ý nghĩa của tiết kiệm.

Vận dụng:

– Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập.

– Phê phán những biểu hiện lãng phí thời gian, tiền bạc, đồ dùng, …

Vận dụng cao:

Nhận xét, đánh giá việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.

3 TN

3

Giáo dục pháp luật

3. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhận biết:

Nêu được kháiniệm công dân.

– Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Thông hiểu:

– Trình bày được căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam

Vận dụng:

Thực hiện được một số quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam.

4 TN

1 TL

4. Quyền trẻ em.

Nhận biết:

– Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em.

– Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Thông hiểu:

– Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng;

– Giải thích được ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.

– Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Vận dụng:

Bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.

Vận dụng cao:

Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

3TN

1/2 TL

1/2 TL

Tổng

12 TN

1 TL

1 TL

1 TL

Tỉ lệ %

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 3

Ma trận đề thi học kì 2 môn GDCD 6 sách Chân trời sáng tạo

Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nêu được khái niệm công dân; căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Giải quyết tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng các vấn đề liên quan đến công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Số câu:

2

1

3

Số điểm:

0,5

1

1,5

Tỉ lệ:

5

10

15

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

– Nêu được những quy định của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Giải thích được vì sao các hành vi, nội dung là đúng hay sai theo kiến thức bài Quyền và nghĩa vụ Công dân

Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể hiện việc biết thực hiện được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phù hợp với lứa tuổi.

Số câu:

5

1

1

7

Số điểm:

1,25

3

3

7,25

Tỉ lệ:

12,5

30

30

72,5

Quyền cơ bản của trẻ em

Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em

Số câu:

5

5

Số điểm:

1,25

1,25

Tỉ lệ:

12,5

12,5

Số câu:

12

1

1

1

15

Số điểm:

3

3

3

1

10

Tỉ lệ:

30

30

30

10

100

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

Tham khảo thêm:   Bài tập phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng Bài tập trắc nghiệm Hình học lớp 11 chương 1

Câu 1: Công dân là người dân của

A. một làng.
B. một nước.
C. một tỉnh.
D. một huyện.

Câu 2: Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ do

A. pháp luật quy định.
B. người khác trao tặng.
C. mua bán mà có.
D. giáo dục mà có.

Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Bí mật xác lập di chúc thừa kế.
B. Lựa chọn giao dịch dân sự.
C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Tìm hiểu loại hình dịch vụ.

Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ Nhà nước và xã hội?

A. Hỗ trợ người già neo đơn
B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc
C. Lựa chọn loại hình bảo hiểm
D. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản

Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Tự chuyển quyền nhân thân
B. Nộp thuế theo quy định.
C. Chia sẻ bí quyết gia truyền.
D. Công khai gia phả dòng họ.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền?

A. dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
B. thực hiện chính sách tương trợ.
C. thay đổi cơ chế quản lí.
D. tham gia quản lí xã hội.

Câu 7: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền?

A. có nơi ở hợp pháp
B. trung thành với Tổ quốc.
C. thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D. Nộp thuế theo quy định.

Câu 8: Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niệm

A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em.
B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em
C. Bổn phận cơ bản của trẻ em.
D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.

Câu 9: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền

A. tham gia của trẻ em.
B. bảo vệ của trẻ em.
C. sống còn của trẻ em.
D. phát triển của trẻ em.

Câu 10: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?

A. Ba nhóm cơ bản.
B. Bốn nhóm cơ bản.
C. Sáu nhóm cơ bản.
D. Mười nhóm cơ bản.

Câu 11: Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền

A. sống còn của trẻ em.
B. phát triển của trẻ em.
C. tham gia của trẻ em.
D. bảo vệ của trẻ em.

Câu 12: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?

A. Quyền được khai sinh.
B. Quyền nuôi dưỡng.
C. Quyền chăm sóc sức khỏe.
D. Quyền tự do ngôn luận.

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Câu 1 (3,0 điểm): Em hiểu thế nào là quyền cơ bản của công dân?. Hãy kể tên một số quyền cơ bản mà công dân Việt Nam được hưởng.

Câu 2 (3,0 điểm): Nga năm nay lên lớp 6 và anh trai đang học lớp 8. Từ lúc mới chào đời, Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau. Hằng ngày, hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập. Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh và giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi.

Em hãy cho biết những quyền nào của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên?

Câu 3 (1 điểm): Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một đứa bé sơ sinh ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác đã bế em bé về nhà, làm các thủ tục nhận con nuôi và đặt tên cho bé là Bình An.

Câu hỏi: Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam không? Vì sao?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B A C B B A A A C B
Câu 11 12
Đáp án D D

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Câu 1

(3,0 điểm)

Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản của công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.

Công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền cơ bản như: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bầu cử và ứng cử; tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Quyền bình đẳng; quyền tự do ngôn luận; quyền đi lại tự do; quyền tự do kinh doanh…

3,0 điểm

Câu 2

(3,0 điểm)

– Những quyền của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên gồm:

+ Quyền chăm sóc sức khỏe: Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau

+ Quyền chăm sóc nuôi dưỡng: Hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

+ Quyền học tập: Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập

+ Quyền vui chơi, giải trí: Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh

+ Quyền được được tham gia của trẻ em: giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi.

3,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam. Vì theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.

1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

1,0 điểm

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn GDCD 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *