Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 37 Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 37 Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 7 tham khảo.

Đề thi học kì 2 lớp 7 Cánh diều gồm 32 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi cuối kì 2 lớp 7 Cánh diều giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 32 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 7 Cánh diều năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng tải tại đây.

Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều

  • Đề thi học kì 2 tiếng Anh 7 Explore English
  • Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7
  • Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều
  • Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7
  • Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 7 

Đề thi học kì 2 tiếng Anh 7 Explore English

Đề kiểm tra học kì 2 Explore English 7

LISTEN

Bài nghe:

1. Listen to a man registering with a doctor. Complete the form with the man’s details.

First name:

1

Surname:

2

Address:

(3)
Nottingham

Date of Birth:
Please enter numbers: Day / month / year
00/00/0000

4

Home phone:

5

Mobile phone:

07781677688

Height in metres:

6

Weight in kilograms:

7

National Insurance Number:

8

USE OF ENGLISH

I. Match. Join the two parts of the conversation.

1. Excuse me. Can you help me?

2. I want to go to the mall.

3. Mmm… where’s Tenth Street?

4. So, straight and then left at the corner?

5. Got it. Thanks.

a. Oh. The mall’s on Tenth Street.

b. You’re welcome.

c. Sure. What do you need?

d. Go straight down First Avenue and turn left.

e. That’s right. The mall is next to the art museum.

II. Find a mistake in each sentence and correct it

1. Lan wants to live and work on Japan.

2. Hung’s birthday is in 2nd of July.

3. We will arrive in Saigon on 9 a.m.

4. This cat jumped in his face and scared me.

5. It is his birthday in the 22nd.

III. Choose the best answer (A, B, C or D).

1. Many beautiful Cham Towers in Ninh Thuan Province __________ and now __________ many domestic and foreign tourists.

A. restored – were attracted
C. was restored – attracted
B. were restored – attract
D. restored – attracted

2. Minh Mang Tomb _______ construction in 1841, and __________ three years later.

A. started – completed
C. was started – was completed
B. started – was completed
D. was started – completed

3. A lot of flowers __________ in Da Lat throughout the year.

A. grow
B. grew
C. growing
D. are grown

4. Papers at the Royal examinations in the past were __________ by the King.

A. passed
B. correct
C. check
D. graded

5. The Temple of Literature __________ by old trees and __________ many interesting things

A. is surrounded – contains
C. is surrounded – is contained
B. surrounds – is contained
D. surrounds – contains

READING

I. Read the article. Circle T for True or F for False.

Daniel Raven-Ellison is a city explorer. He says, “When I travel, I always keep my eyes peeled for unusual … art. This type of unusual art is often out on the street, not inside buildings. When Raven-Ellison finds the art, he looks at the surroundings and thinks about why the artist chose that place.

Raven-Ellison also looks at the art itself. He wants to understand what the artist is trying to tell other people. He believes that sometimes the message is playful and amusing, and other times it’s beautiful and amazing. Sometimes, the artist may have no message at all.

The art that Raven-Ellison likes the most shows the artist’s opinions. He likes it when people can “hear” the message above the noise of the city.

1. To “keep your eyes peeled” means to look carefully for something.

2. Raven-Ellison looks for art outside on the streets.

3. He believes the art always has a message.

4. His favorite art shows the artist’s thoughts and feelings.

II. Choose the correct word (A, B, or C) to fill in each blank in the following passage

My school has a number of volunteer activities every summer. The activities include donating books to village children, (1) kids in the neighbourhood, teaching English to primary students, reading books or cooking food for the (2). Our school started this programme five years ago. Every student can join one or two activities. In the beginning, we thought about (3) we should join in these activities. We then thought about what (4) we wanted to do. Those who like reading could choose to collect and donate (5). Those who are good at English could (6) primary students. Finally, we signed up for the activities we chose. Our teachers often encourage us to (7) committed. They also help us when we need it. We have a lot of fun and learn many things from (8) the activities.

1. A. tutor B. tutored C. tutoring

2. A. rich B. needy C. young

3. A. what B. when C. why

4. A. activities B. jobs C. work

5. A. clothes B. books C. vegetables

6. A. learn B. talk C. tutor

7. A. live B. stay C. work

8. A. doing B. working C. playing

WRITING

Make sentences using the words and phrases below to help you. Remember to change the forms of some words.

1. Minh / find / volunteer activities / interesting / can meet / new people.

2. We / join / community activities / help / needy / last summer.

3. We / learn / teamwork skills/ when / join / some / clean-up activity / last summer.

4. If you / love / nature / can / join / our Green Neighbourhood project.

5. I / join / recycling project / because / want / help / protect the environment.

Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Anh 7

LISTEN

Listen to a man registering with a doctor. Complete the form with the man’s details.

1. Geoff

2. Black.

3. 94 Hill Street.

4. 08/09/1970.

5) 466738

6) 1.8

7) 89

8. 94782841227

USE OF ENGLISH

I.

1. c

2. a

3. d

4. e

5. b

II.

1. on – sửa thành: in

2. in – sửa thành: on

3. on – sửa thành: at

4. in – sửa thành: on

5. in – sửa thành: on

III.

1. B

2. C

3. D

4. A

5. A

READING

I.

1. T

2. T

3. F

4. T

II.

1. C

2. B

3. C

4. A

5. B

6. C

7. B

8. A

WRITING

1. Minh finds volunteer activities interesting because he can meet new people.

2. We joined community activities to help the needy last summer.

3. We learnt teamwork skills when we joined some clean-up activities last summer.

If you love nature, you can join our Green Neighbourhood project.

4. I will join the recycling project because I want to help protect the environment. /

5.I join the recycling project because I want to help protect the environment.

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7

A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Câu phát biểu nào chưa chính xác khi nói về Cực Bắc của nam châm vĩnh cửu?

A. Cực luôn hướng về phía Bắc địa lý.
B. Cực được kí hiệu bằng chữ S.
C. Cực được kí hiệu bằng chữ N.
D. Nơi hút được nhiều mạt sắt.

Câu 2. Hai cực của nam châm hút nhau khi nào?

A. Khi đặt hai cực khác tên gần nhau
B. Khi hai cực Nam đặt gần nhau.
C. Khi đặt hai cực cùng tên gần nhau.
D. Khi hai cực Bắc đặt gần nhau. .

Câu 3. Chọn kết luận sai khi phát biểu về đường sức từ trong các kết luận sau:

A. Bên ngoài thanh nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực Bắc đi vào từ cực Nam của nam châm.
B. Chiều của đường sức từ hướng từ cực Bắc sang cực Nam của kim nam châm thử đặt trên đường sức đó.
C. Với một nam châm, các đường sức từ không bao giờ cắt nhau
D. Tại bất kì điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc với đường sức từ đó

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính?

A. Khi bị cọ xát có thể hút các vật nhẹ.
B. Có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép.
C. Một đầu có thể hút còn đầu kia có thể đẩy.
D. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép.

Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. sự chuyển hoá của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.

Câu 6: Cơ quan thoát hơi nước của cây là:

A. Cành
B. Lá
C. Rễ
D. Thân

Câu 7. Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước?

A. Nhúng ngập cây vào nước.
B. Tỉa bớt cành, lá.
C. Cắt ngắn rễ.
D. Tưới đẫm nước cho cây.

Câu 8. ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?

A.Chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Nước và chất khoáng.
C. Chất hữu cơ và nước.
D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

Câu 9. Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?

A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Nước và chất khoáng.
C. Chất hữu cơ và nước.
D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

Câu 10. Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?

A. Mạch gỗ.
B. Mạch rây.
C. Lòng hút.
D. Vỏ rễ.

Câu 11. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?

A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

Câu 12. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

A. từ môi trường.
B.từ môi trường ngoài cơ thể.
C. từ môi trường trong cơ thể
D. từ các sinh vật khác.

Câu 13. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:

1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.

2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.

3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm.

4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.

Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:

A. 1,2,3,4.
B. 3, 1, 2, 4.
C. 4, 2, 3, 1.
D. 3, 2, 1, 4.

Câu 14. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là

A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
D. môphân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.

Câu 15. Nhiệt độ môi trường cực thuận đổi với sinh vật là gì?

A. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 16. Sinh sản ở sinh vật là quá trình:

Tham khảo thêm:   Giáo trình môn Sức bền vật liệu Trường trung cấp Cầu đường và dạy nghề

A. nảy trồi.
B. hình thành cá thể mới.
C. hình thành rễ.
D. gieo hạt.

Câu 17. Vì sao nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,… người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành

A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.
C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được.
D. Khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.

Câu 18. Nhóm thực vật dưới đây sinh sản bằng thân rễ?

A. Rau má, dây tây.
B. Khoai lang, khoai tây.
C. Gừng, củ gấu.
D. Lá bỏng, hoa đá.

Câu 19. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình

A. tạo ra cơ thể mới từ một phấn cơ thể mẹ hoặc bố.
B. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 20. Trong điều kiện sinh sản của động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?

A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yêu tố môi trường.
B. Nuôi cấy, thụ tinh nhân tạo.
C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.
D. Sử dụng hormone.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 21. (1,0 điểm) Hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ:

Câu 22. Sau khi thu hoạch các loại hạt (ngô, thóc, đậu, lạc,…), cần thực hiện biện pháp nào để bảo quản? Vì sao để bảo quản các loại hạt giống, nên đựngtrong chum, vại, thùng mà không nên đựng trong bao tải (cói hoặc vải)?

Câu 23. (1,0 điểm) Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trong đối với sự sống của cây?

Câu 24. (1,0 điểm) Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật ?

Câu 25. (1,0 điểm) Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển ở sinh vật và mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển.

Câu 26. (1,0 điểm) Tại sao cần tăng sinh sản ở động vật, thực vật nhưng lại phải điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người? Em hãy đề xuất một số biện pháp điều khiển sinh sản ở người.

Đáp án đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 7

I. TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,2 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đ/A B A B B D B B B B A D A B A A B A C C D

Phần II: Tự luận: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 21

(1,0 điểm)

(1) Carbon dioxide/Nước;

(2)Nước/Carbon dioxide;

(3) Glucose/Oxygen;

(4) Oxỵgen/Glucose.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 22

(1,0 điểm)

– Để bảo quản các loại hạt, cần phơi hoặc sấy khô để giảm hàm lượng nước trong hạt.

– Nên bảo quản các loại hạt giống trong chum, vại, thùng để ngăn cách hạt với các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ,… của môi trường để tránh hiện tượng hạt hô hấp và nảy mầm.

– Không nên bảo quản hạt giống trong bao tải (cói, vải) vì bao tải không kín hoàn toàn, hạt vẫn có thể hút ẩm và hấp thụ khí oxygen từ không khí để hô hấp, làm giảm chất lượng và hạt có thể nảy mẩm.

0,4

0,3

0,3

Câu 23

(1,0 điểm)

Do ngập nước lâu ngày, rễ cây bị thiếu oxygen nên quá trình hô hấp ở rễ bị ngừng trệ,/ điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị huỷ hoại, mất đi khả năng hút nước và chất khoáng/. Cây sẽ bị chết vì thiếu nước trong tế bào mặc dù rễ cây ngập trong nước.

0,25

/0,5

/0,25

Câu 24

(1,0 điểm)

Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:

Bước 1: Gieo hạt đỗ vào hai chậu tưới nước đủ ẩm

Bước 2: Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 đến 5 lá

Bước 3: Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không ngập úng

Bước 4: Sau 3 đến 5 ngày nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu.

Kết quả: rễ cây nhổ lên mọc lệch về phía chậu nước có lỗ thủng

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 25

(1,0 điểm)

– Sinh trưởng là sự tăng lên vể kích thước và khối lượng cơ thể dosự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

– Phát triển là những biến đổi diễn ra trong đời sống của một cá thể. Phát triển gồm ba quá trình liên quan đến nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

– Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau.
– Sinh trưởng là tiền đề của phát triển, phát triển lại làm thay đổi tốc độ của sinh trưởng.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 26

(1,0 điểm)

– Tăng sinh sản ở động vật và thực vật để đáp ứng nhu cấu sử dụng của con người. Tuy nhiên, cần điểu chỉnh sinh sản ở người để nâng cao chất lượng cuộc sống và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sổng (y tế, giáo dục, nhà ở,…) và cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường.

– Các biện pháp hiệu quả thường dùng để tránh có thai ngoài ý muốn như sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai, uổng thuốc tránh thai, cấy que tránh thai.

– Bên cạnh đó, biện pháp hỗ trợ sinh con cho những cặp vợ chồng hiếm muộn là thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Chế độ hoạt động, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lí, tinh thần thoải mái cũng là những việc nên làm để có thể sinh được những đứa con khoẻ mạnh.

0,5

0,25

0,25

Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 KHTN 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

12

6. Từ (9 tiết)

3

1

0

4

0,8

7.Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật(20 tiết)

1

1

1

1

2

2

2,4

7.Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật(10 tiết)

4

1

1

1

5

2,0

8. Cảm ứng ở sinh vật (6 tiết)

1

1

1

1

2

1,4

9.Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7 tiết)

1

2

1

2

1,4

10. Sinh sản ở sinh vật(10 tiết)

4

1

1

1

5

2,0

Số câu

1

15

2

5

2

1

6

20

26

Điểm số

1,0

3,0

2,0

1,0

2,0

0

1,0

0

6,0

4,0

10,0

% điểm số

40%

30%

20%

10%

26

10 điểm

(100%)

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7

Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều

Đề thi cuối học kì 2 Văn 7

PHÒNG GD&ĐT……..

TRƯỜNG THPT …………

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2022 – 2023

MÔN: NGỮ VĂN 7 SÁCH Cánh diều

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “Làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như Tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lý cả một quốc gia trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lý thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách sử dụng thời gian của chúng ta. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

(Adam Khoo, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Nxb Phụ nữ, 2014)

Câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả văn bản, điểm khác biệt cơ bản của những học sinh giỏi với học sinh kém trong việc sử dụng thời gian là gì?

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao tác giả lại cho rằng: “Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được”?

Câu 5 (1 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn:

“Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được.”

Câu 6 (1 điểm). Em có đồng tình với quan điểm: “Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống”? Tại sao?

Câu 7 (2 điểm). Viết đoạn văn ngắn với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn biểu cảm về người thân em yêu quý.

Đáp án đề thi học kì 2 Văn 7

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

Qua việc bày tỏ quan điểm của tác giả với những người biết sử dụng thời gian hợp lí và những người đang lãng phí thời gian, tác giả khẳng định quan điểm: Làm chủ được thời gian thì sẽ làm chủ được cuộc sống.

0,5 điểm

Câu 3

– Việc sử dụng thời gian của những học sinh giỏi:

Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội.

– Việc sử dụng thời gian của những học sinh kém: Thường đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài; không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi.

=> những học sinh giỏi biết quản lí thời gian hiệu quả, biết phân bổ thời gian một cách hợp lí và ưu tiên những mục tiêu quan trọng. Còn học sinh kém thì thường lãng phí thời gian và chưa biết sắp xếp thời gian hợp lí.

0,5 điểm

Câu 4

Tác giả nhận định “Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được” vì:

– Thời gian sẽ liên tục vận động, trôi qua mà không bao giờ dừng lại, quay trở lại. Nó được chia ra một ngày có 24 tiếng, một năm có 365 ngày 6 giờ.

– Vì thời gian là tài sản vô giá mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày; không ai có thể mua, bán, trao, tặng hay thay đổi được thời gian.

0,5 điểm

Câu 5

– Đối lập: Học sinh giỏi – học sinh kém; về địa vị (tổng thống – người gác cổng)

– Biện pháp so sánh: Thời gian là thứ tài sản ai cũng được chia đều

– Liệt kê: Học sinh giỏi, học sinh kém, tổng thống, người gác cổng

=> Tác dụng:

+ Gây ấn tượng, làm tăng sức thuyết phục cho lập luận

+ Nhấn mạnh, làm nổi bật giá trị của thời gian với mỗi người, nó

là tài sản vô giá

+ Thể hiện lời khuyên của tác giả: Mỗi người cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian hiệu quả

1,0 điểm

Câu 6

HS đưa ra quan điểm đồng tình/ không đồng tình

Ví dụ: Em đồng tình. Vì:

– Thời gian sẽ liên tục vận động, trôi đi và không bao giờ dừng lại, nó là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều cho mỗi người.

– Vì nếu bản thân biết làm chủ thời gian thì sẽ biết phân bố thời gian trong ngày cho cuộc sống của bản thân hợp lí; biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc tốt nhất;

1,0 điểm

Câu 7

Định hướng:

*Giới thiệu, nêu vấn đề: lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

*Giải thích vấn đề

– Thời gian: là một khái niệm để diễn tả thuộc tính của sự vận động được gắn với vật chất, vật thể và tồn tại vô hình, mang 1 chiều duy nhất từ quá khứ đến hiện tại đến tương lai, không bao giờ ngừng trôi, không bao giờ quay trở lại.

– Lãng phí thời gian: là cách sử dụng thời gian của mình không hợp lí, không hiệu quả hoặc để thời gian trôi qua một cách vô ích.

=> Câu trên nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian dẫn đến làm việc không hiệu quả, không làm chủ được cuộc sống, cuộc đời trôi đi vô ích, lãng phí. Câu nói khuyên không nên lãng phí thời gian.

* Bàn luận, chứng minh:

– Tại sao lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời? Vì thời gian của tự nhiên là vô tận nhưng thời gian cho một cuộc đời là có giới hạn. Vì lãng phí thời gian như tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…

– Ngược lại, nếu dùng thời gian hợp lí, không lãng phí thì sẽ giúp con người tạo ra các giá trị hữu ích cho bản thân

– Giúp cho bản thân luôn làm chủ được cuộc sống, công việc

– Sẽ ngày càng sống tốt, sống đẹp hơn, thành công và hạnh phúc hơn

– Góp phần xây dựng xã hội tiến bộ

*Bài học:

– Mỗi người cần biết quý trọng thời gian, nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc sống.

– Xây dựng thời gian biểu trong ngày – tuần – tháng – phù hợp,..

*Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân

2,0 điểm

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn tiếng Pháp - Đề 12 Đề kiểm tra tiếng Pháp

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: biểu cảm về người thân.

c. Triển khai vấn đề:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp. Sau đây là một số gợi ý:

– Giới thiệu đối tượng,

– Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng:

+ Ngoại hình.

+ Tính cách.

+ Một số kỉ niệm mà em nhớ

+ Vai trò của người thân.

– Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Biểu cảm chân thực, diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

Ma trận đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

0

4

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 Cánh diều

Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội?

A. Trồng các loại cây có chứa chất ma túy.
B. Bán dâm, chứa chấp và môi giới mại dâm.
C. Hành nghề mê tín dị đoan (bói toán, cúng,…)
D. Xả rác thải không đúng nơi quy định.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội?

A. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần, trí tuệ.
B. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
C. Chỉ gây tổn hại về sức khỏe thể chất.
D. Suy kiệt tài chính, tan vỡ hạnh phúc.

Câu 3. Chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây để tránh vấp phải tệ nạn xã hội?

A. Thử tham gia tệ nạn xã hội một lần cho biết.
B. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội.
C. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội.
D. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội.

Câu 4. Bạn H là học sinh lớp 7A. H có thân hình cao lớn (do đang ở tuổi dậy thì) và gương mặt khả ái. Một lần, trên đường đi học về, một người phụ nữ lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với H. Người phụ nữ đó ngỏ ý muốn rủ H đi chơi và hứa sẽ cho H thêm nhiều tiền tiêu xài. Trong trường hợp này, nếu là H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng.
B. Mắng chửi cho người phụ nữ một trận và bỏ đi.
C. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp.
D. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ.

Câu 5. Nhân vật nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Chị T lôi kéo bạn M tham gia vào đường dây mại dâm.
B. Ông T bao che cho con trai mình khi có hành vi trộm cắp.
C. Bà H tổ chức hoạt động “mua thần bán thánh” tại địa phương.
D. Tập thể lớp 7E tham gia lớp học về phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 6. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lôi kéo trẻ em

A. tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.
B. học tập theo những tấm gương tiêu biểu.
C. sử dụng các văn hoá phẩm đồi truỵ.
D. vui chơi, giải trí lành mạnh.

Câu 7. Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Buôn bán ma túy.
B. Tổ chức mại dâm.
C. Đánh bài ăn tiền.
D. Xuất khẩu lao động.

Câu 8. Chúng ta cần gọi đến đường dây nóng 111 khi

A. phát hiện hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em.
B. cần hỗ trợ đế chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
C. tố giác tội phạm về ma túy, cờ bạc.
D. cần hỗ trợ cấp cứu y tế.

Câu 9. Gia đình T sống ở một vùng quê còn nhiều khó khăn. Do điều kiện vệ sinh kém, môi trường ẩm thấp, nhiều muỗi, nên em trai của T bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Thấy vậy, bà nội của T đã khuyên bố mẹ T nên mời ông K (thầy cúng) đến nhà làm lễ mong cho em của T khỏi bệnh. Nếu là T, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì bố mẹ mới có quyền quyết định.
B. Đồng ý với ý kiến mời thầy cúng về làm lễ của bà nội.
C. Khuyên bố mẹ nhanh chóng đưa em tới bệnh viện chữa trị.
D. Khuyên bố mẹ không cần lo vì bệnh này không nguy hiểm.

Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “……. là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật?

A. Gia đình.
B. Xã hội.
C. Cộng đồng.
D. Tập thể.

Câu 11. Theo quy định của pháp luật, con cháu không được phép thực hiện hành vi nào sau đây với ông bà, cha mẹ?

A. Lễ phép, kính trọng.
B. Yêu thương, hiếu thảo.
C. Chăm sóc, phụng dưỡng.
D. Ngược đãi, lăng mạ.

Câu 12. Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

A. Chị T ra điều kiện chỉ chăm sóc cha mẹ nếu được hưởng thừa kế.
B. Bạn Q thường xuyên trốn học, không nghe lời ông bà, cha mẹ.
C. Bạn P chăm chỉ học tập và thường phụ giúp bố mẹ việc nhà.
D. Ông M chỉ quan tâm cháu trai, không quan tâm đến cháu gái.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với mỗi người?

A. Là mái ấm yêu thương.
B. Là môi trường làm việc hiệu quả.
C. Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.
D. Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.

Câu 14. Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Anh em như thể chân tay/ rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
C. Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
D. Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

Câu 15. Vì mưu sinh nên bố mẹ đi làm xa, do đó, từ nhỏ K đã được ông bà nội chăm sóc. Khi phát hiện K có biểu hiện ham chơi, học tập sa sút, ông bà đã nhắc nhở nhiều lần. Bố mẹ K biết chuyện, cũng thường xuyên gọi điện tâm sự, nhắc nhở K nên cố gắng học tập, nghe lời ông bà. Tuy vậy, K vẫn không thay đổi.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Ông bà nội của K.
B. Bố mẹ của K.
C. Bạn K.
D. Tất cả các nhân vật đều vi phạm.

Câu 16. T và H đã hẹn nhau chủ nhật tuần này sẽ cùng đi đá bóng. Đến ngày hẹn, do có việc đột xuất, bố mẹ phải ra ngoài để giải quyết công việc, do đó, bố mẹ đã nhờ T ở nhà chăm sóc ông nội (ông T bị ốm). Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Từ chối vì đã hẹn với H đi đá bóng.
B. Đồng ý, đợi bố mẹ đi khỏi thì trốn đi chơi.
C. Ở nhà chăm sóc ông, xin lỗi và hẹn H dịp khác sẽ đi chơi.
D. Ở nhà nhưng tỏ thái độ giận dỗi, không thực lòng chăm sóc ông.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Trong phòng, chống tệ nạn xã hội, công dân có trách nhiệm như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc học sinh vướng vào tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 2 (3,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. S được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên S cho rằng mình có quyền đương nhiên như vậy. Hằng ngày, S không phải làm việc gì trong gia đình, kể cả việc chăm sóc bản thân cũng ỷ lại vào bố mẹ. S hay đòi hỏi bố mẹ phải mua cho nhiều thứ, kể cả những thứ đắt tiền, nếu không có là S lại vùng vằng, hờn dỗi. Bố mẹ và họ hàng trong gia đình có nói gì S cũng không nghe. S cho rằng, mình là con gia đình khá giả nên mình có quyền được hưởng mọi thứ mà không phải thực hiện nghĩa vụ gì.

Câu hỏi:

a) S đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình hay chưa? Vì sao?

b) Suy nghĩ của S về việc mình chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ trong gia đình là đúng hay sai? Vì sao?

Đáp án đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-C

3-A

4-D

5-D

6-C

7-D

8-A

9-C

10-A

11-D

12-C

13-B

14-A

15-C

16-C

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm):

– Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội:

+ Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.

+ Tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.

+ Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

Câu 2 (2,0 điểm):

– Không đồng tình với ý kiến trên. Vì: có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc học sinh mắc phải các tệ nạn xã hội. Ví dụ như:

Tham khảo thêm:   Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND Quy định xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng đang tồn tại dọc theo các tuyến đường giao thông

+ Nguyên nhân khách quan: học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc; thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình; thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh,,….

+ Nguyên nhân chủ quan : bản thân học sinh thiếu hiểu biết; ham chơi, đua đòi; thiếu hụt kĩ năng sống,…

– Trong những nhóm nguyên nhân trên, các nguyên nhân chủ quan có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất dẫn đến việc học sinh mắc tệ nạn xã hội.

Câu 2 (3,0 điểm):

– Yêu cầu a) S chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Vì: bạn S luôn đòi hỏi, ỷ lại vào bố mẹ.

– Yêu cầu b) Suy nghĩ của S là sai, vì: con cái có quyền được bố mẹ yêu thương, chăm sóc nhưng cũng có nghĩa vụ cần phải giúp đỡ bố mẹ những việc phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe,…

Ma trận đề thi học kì 2 môn GDCD 7

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục pháp luật

Nội dung 1: Tệ nạn xã hội

2 câu

1 câu

(1đ)

1 câu

1 câu

(2đ)

1 câu

(3đ)

1 câu

Nội dung 2: Thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội

3 câu

1 câu

1 câu

Nội dung 3: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

3 câu

2 câu

2 câu

Tổng câu

8

0

4

1

0

1

4

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 7

Đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 7

Phần I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất (7,0 đ mỗi ý đúng được 0. 25đ)

Câu 1. Hãy lựa chọn đặc điểm cơ bản của giống bò vàng Việt Nam trong các đặc điểm dưới đây

A. Có lông vàng, vai u.
B. Có lông loang trắng đen hoặc nâu, vai u.
C. Có lông vàng và mịn, da mỏng.
D. Có lông vàng, tai ngang, sừng dài.

Câu 2. “Dễ kiểm soát dịch bệnh, nhanh lớn, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, cho năng suất cao và ổn định” là

A. Ưu điểm của phương thức chăn thả.
B. Ưu điểm của phương thức nuôi nhốt (nuôi công nghiệp).
C. Nhược điểm của phương pháp nuôi bán chăn thả.
D. Ưu điểm của phương pháp nuôi bán chăn thả.

Câu 3. Biện pháp nào sau đây không dùng để phòng trị bệnh cho gà ?

A. Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát.
B. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin.
C. Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp gà có được sức đề kháng tốt nhất.
D. Cho gà bệnh và gà khỏe ở chung 1 chuồng nuôi.

Câu 4. Em hãy cho biết đặc điểm ngoại hình giống nhau giữa lợn Landrace và lợn Yorkshire là gì ?

A. Có thân dài, màu trắng.
B. Có thân dài, màu đen.
C. Có thân ngắn, màu trắng.
D. Có thân ngắn, màu đen.

Câu 5. Cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác là:

A. quy trình về chăn nuôi
B. khái niệm về chăn nuôi
C. nhiệm vụ của chăn nuôi
D. vai trò của chăn nuôi

Câu 6. Mục đích cuối cùng của nhiệm vụ ngành chăn nuôi ở nước ta là để:

A. Phát triển chăn nuôi toàn diện.
B. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
C. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý
D. Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Câu 7. Giống lợn Đại Bạch là giống được phân loại theo hình thức:

A. Theo địa lý
B. Theo hướng sản xuất
C. Theo mức độ hoàn thiện của giống
D. Theo hình thái, ngoại hình

Câu 8. Đặc điểm cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi non như thế nào?

A. Ảnh hưởng đến khả năng giữ ấm, miễn dịch của vật nuôi non.
B. Ảnh hưởng đến khả năng bú sữa mẹ của vật nuôi non.
C. Ảnh hưởng đến khả năng vận động của vật nuôi non.
D. Ảnh hưởng đến thời gian vật nuôi non ngủ trong ngày.

Câu 9. Đối với gà, vịt, con trống cần đạt tiêu chuẩn như thế nào?

A. Lông óng mượt, màu sặc sỡ.
B. Cơ thể to, mạnh mẽ, không quá béo hay quá gầy, nhanh nhẹn.
C. Chức năng miễn dịch tốt.
D. Tăng trọng tốt.

Câu 10. Nuôi dưỡng và chăm sóc như thế nào để vật nuôi non khoẻ mạnh, phát triển và kháng bệnh tốt?

A. Cung cấp thức ăn có đủ dinh dưỡng, sưởi ẩm và giữ vệ sinh
B. Kiểm tra định kì thể trọng, tinh dịch của vật nuôi.
C. Thường xuyên tắm, chải cho vật nuôi non.
D. Cung cấp đủ calcium và các chất dinh dưỡng để tạo trứng.

Câu 11. Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi là làm những công việc gì?

A. Vệ sinh chuồng, máng ăn, nước uống.
B. Vệ sinh chuồng, tắm, chải.
C. Vận động hợp lí.
D. Tắm, chải, vệ sinh thức ăn.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng về biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi?

A. Chăm sóc vật nuôi chu đáo
B. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin
C. Để vật nuôi tiếp xúc với mầm bệnh
D. Vệ sinh chuồng nuôi.

Câu 13. Để chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản đạt kết quả thì cần chú ý đến những giai đoạn nào?

A. Giai đoạn nuôi thai, giai đoạn nuôi con
B. Giai đoạn tạo sữa nuôi con, giai đoạn nuôi con
C. Giai đoạn mang thai, giai đoạn nuôi con
D. Giai đoạn nuôi cơ thể mẹ, giai đoạn nuôi con

Câu 14. Mục đích của việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống là gì ?

A. Để đàn con có tỉ lệ sống cao đến lúc cai sữa.
B. Để đàn con thích nghi với điều kiện sống.
C. Để vật nuôi có khả năng phối giống cao, đàn con khỏe mạnh.
D. Hệ tiêu hóa của vật nuôi đực giống phát triển hoàn thiện.

Câu 15. Để xử lý được chất thải trong chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong chăn nuôi thì cần phải làm gì ?

A. Làm nền chuồng bằng đệm lót sinh học, lắp đắt hầm chứa khí biogas.
B. Làm nền chuồng bằng phẳng.
C. Giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo.
D. Thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh.

Câu 16. Chăm sóc, phòng trị bệnh cho vật nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến vật nuôi?

A. Vật nuôi phát triển cân đối về ngoại hình.
B. Vật nuôi thích nghi với điều kiện sống.
C. Vật nuôi khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
D. Vật nuôi dễ dàng tiêu thụ thức ăn.

Câu 17. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi?

A. Nuôi dưỡng.
B. Chăm sóc.
C. Giá thành sản phẩm.
D. Phòng và trị bệnh.

Câu 18. Đặc điểm sinh lí của cơ thể vật nuôi non là đặc điểm nào sau đây?

A. Sự điều tiết thân nhiệt hoàn chỉnh.
B. Chức năng hệ tiêu hóa hoàn chỉnh.
C. Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
D. Chức năng miễn dịch hoàn chỉnh.

Câu 19. Yếu tố nào không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường sống của vật nuôi?

A. Khí hậu.
B. Thức ăn.
C. Nước uống.
D. Chất lượng giống

Câu 20. Câu nào sau đây thể hiện không đúng triển vọng của ngành chăn nuôi ở Việt Nam ?

A. Phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
B. Chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình nhỏ, lẻ.
C. Phát triển chăn nuôi hữu cơ.
D. Liên kết các khâu trong chăn nuôi, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.

Câu 21. Em hãy cho biết nghề bác sĩ thú y trong chăn nuôi có đặc điểm nào sau đây?

A. Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng
B. Chăm sóc, phòng dịch bệnh cho cây trồng.
C. Chăm sóc, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng cho vật nuôi.
D. Thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi.

Câu 22. Nêu Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi?

A. Nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
B. Phòng và trị bệnh, tăng năng suất chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
C. Giữ vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi.
D. Trị bệnh kịp thời cho vật nuôi luôn khỏe mạnh.

Câu 23. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non?

A. Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
B. Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
C. Chức năng sinh sản hoàn chỉnh.
D. Chức năng miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém.

Câu 24. Phương pháp nào dưới đây không phù hợp với nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?

A. Cho bú sữa đầu, tập cho ăn sớm để cung cấp đủ dinh dưỡng.
B. Thêm thức ăn như rau tươi, củ quả cho vật nuôi.
C. Sưởi ấm để tránh nhiễm lạnh cho vật nuôi non.
D. Cho vật nuôi non vận động, tiếp xúc nhiều với nắng sớm.

Câu 25. Phương thức chăn nuôi bán thả có đặc điểm gì?

A. Vật nuôi đi lại tự do, không có chuồng trại.
B. Vật nuôi kiếm thức ăn có trong tự nhiên.
C. Vật nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tự tìm kiếm.
D. Vật nuôi chỉ sử dụng thức ăn, nước uống do người chăn nuôi cung cấp.

Câu 26. Những loại vật nuôi nào phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp?

A. Gà, vịt, lợn
B. Trâu, bò.
C. Ong.
D. Cừu, dê.

Câu 27. Để phân biệt các giống gia cầm, ta dựa vào các đặc điểm nào?

A. Khả năng đề kháng dịch bệnh của gia cầm.
B. Đặc điểm ngoại hình, tầm vóc, màu lông.
C. Khả năng sinh trưởng và phát triển.
D. Khả năng sinh sản.

Câu 28. Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi là gì?

A. Có kiến thức về kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi, vận hành máy móc, thiết bị chăn nuôi, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề.
B. Có kiến thức về chăm sóc cây trồng, vận hành máy móc, thiết bị chăn nuôi, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề.
C. Có kiến thức về các nghề công nghiệp, vận hành máy móc, thiết bị chăn nuôi, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề.
D. Có kiến thức về dịch vụ, vận hành máy móc, thiết bị chăn nuôi, có tinh thần trắc nhiệm, yêu nghề.

Phần II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm):

Nhà bạn An đang làm nghề trồng và cạo mũ cao su trên một diện tích đất khá rộng của gia đình. Nay gia đình bạn An muốn phát triển thêm nghề chăn nuôi gà thịt. Em hãy đề xuất cho gia đình bạn An phương thức chăn nuôi phù hợp để vừa không gây ô nhiễm môi trường vừa ít tốn chi phí nhất và giải thích vì sao em lại đề xuất phương thức chăn nuôi đó?

Câu 2 (2,0 điểm):

Gia đình bạn A có một trang trại nuôi lợn ( theo hình thức nuôi công nghiệp), em hãy đề xuất các biện pháp giúp gia đình bạn A xử lí chất thải tránh gây ô nhiệm môi trường?

Đáp án đề thi học kì 2 Công nghệ 7

Phần I. TRẮC NGHIỆM:

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm (0,25 điểm x 28 câu = 7,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

C

B

D

A

C

D

B

A

B

A

A

C

C

C

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

A

C

C

C

C

A

C

D

C

A

B

A

C

A

Phần II. TỰ LUẬN:

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(1,0 đ)

– Đề xuất phương thức: Chăn nuôi bán chăn thả.

– Giải thích: Tận dụng được diện tích rừng cao su đã trồng để làm môi trường nuôi thả hàng ngày cho gà, phân gà làm phân bón trực tiếp cho cây cao su, ngược lại cây cao su cũng có tác dụng làm sạch môi trường không khí khi nuôi gà. Điều này cũng góp phần làm giảm chi phí mua phân bón cho cây và giảm chi phí đầu tư thức ăn cho gà (gà có thể kiếm thức ăn trong rừng cao su).

0,5

0,5

Câu 2

(2,0 đ)

– Lắp đặt hầm chứa khí biogas (khí sinh học) để xử lí chất thải trong chăn nuôi và tạo nguồn năng lương sạch, góp phần tiết kiệm năng lượng điện, năng lượng chất đốt.

– Làm nền chuồng nuôi bằng nệm lót sinh học giúp phân hủy chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường.

1,0

1,0

Ma trận đề thi học kì 2 Công nghệ 7

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị

kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

1

Giới thiệu chung về chăn nuôi

1. 1 Nghề chăn nuôi ở Việt Nam

3

2,25

2

3

5

0

5,25

12,5

1. 2 Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam

3

2,25

2

3

1

5

5

1

10,25

22,5

Nuôi dưỡng chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi

2. 1 Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

7

5,25

8

12

1

10

15

1

27,25

57,5

2. 2 Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn.

3

2,25

3

2,25

7,5

Tổng

16

12

12

18

1

10

1

5

28

2

45

Tỉ lệ (%)

40%

30%

20%

10%

100%

Tỉ lệ chung (%)

70%

30%

100%

……………..

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 lớp 7 sách Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 37 Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *